Wednesday, October 7, 2009

NOBEL HOÁ HỌC 2009 về tay 2 NGƯỜI MỸ và 1 NGƯỜI ISRAEL


Hai người Mỹ, một người Israel đoạt giải Nobel Hóa Học
Thứ tư, 7/10/2009, 19:18 GMT+7
http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2009/10/3BA144F7/
Nhờ công trình nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của ribosome, nơi sản xuất protein của tế bào, hai người đàn ông Mỹ và một phụ nữ Israel được nhận giải Nobel Hóa học 2009.

>
Ba chuyên gia ánh sáng đoạt giải Nobel Vật lý

Theo AP, ba nhà khoa học gồm Ada Yonath - giám đốc Trung tâm Cấu trúc phân tử sinh học thuộc Viện Khoa học Weizmann (Israel), giáo sư hóa sinh và sinh lý học phân tử Thomas Steitz của Đại học Yale (Mỹ), giáo sư sinh học Venkatraman Ramakrishnan của Phòng thí nghiệm sinh học phân tử thuộc Hội đồng nghiên cứu y khoa Anh. Số tiền thưởng 1,4 triệu USD sẽ được chia đều cho ba người.

Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tuyên bố phát hiện về ribosome của Ramakrishnan, Steitz và Yonath giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về sự sống và phát triển thành công nhiều loại thuốc kháng sinh mới.
Ribosome là một bào quan xuất hiện trong tất cả các tế bào của sinh vật sống. Chúng thực hiện quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào. Các ribosome được cấu tạo từ các rARN và ribosome protein. Chúng dịch mã mARN thành chuỗi polypeptide (đơn vị cấu thành protein). Ribosome được xem như là nhà máy tổng hợp ra protein dựa trên các thông tin di truyền của gene. Chúng có thể nằm tự do trong tế bào chất hay bám trên màng của mạng lưới nội chất.

BBC cho biết, trong buổi họp báo hôm nay, người đại diện của Ủy ban giải thưởng Nobel Hóa học mô tả ba nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học là "những chiến binh trong cuộc chiến chống lại sự bành trướng của những căn bệnh viêm nhiễm khó chữa do vi khuẩn gây nên". Nghiên cứu của họ mở đường cho sự ra đời của nhiều loại thuốc kháng sinh mới. Những loại thuốc này có khả năng tiêu diệt những vi khuẩn đã "nhờn" những thuốc kháng sinh truyền thống. Chúng làm tê liệt chức năng của ribosome trong tế bào vi khuẩn, khiến vi khuẩn không thể sản xuất những loại protein cần thiết để tồn tại.

Yonath, vị giáo sư sinh học cấu trúc 70 tuổi, là người phụ nữ thứ tư trong lịch sử giành giải Nobel Hóa học và là nhà khoa học nữ đầu tiên giành giải thưởng cao quý này kể từ năm 1964. Ramakrishnan, 57 tuổi, chào đời tại Ấn Độ nhưng mang quốc tịch Mỹ và đang làm việc ở Anh. Giáo sư Steitz, 69 tuổi, được sinh ra và lớn lên tại Mỹ.
Minh Long

2 người Mỹ, 1 người Israel chia nhau giải Nobel hóa học (tuoi tre)
Hai người Mỹ, một người Israel đoạt giải Nobel Hóa học (thanhnien)

---------------------------------------

The Nobel Prize in Chemistry 2009
Press Release
7 October 2009
http://nobelprize.org/nobel_prizes/chemistry/laureates/2009/press.html

The Royal Swedish Academy of Sciences has decided to award the Nobel Prize in Chemistry for 2009 jointly to
Venkatraman Ramakrishnan, MRC Laboratory of Molecular Biology, Cambridge, United Kingdom
Thomas A. Steitz, Yale University, New Haven, CT, USA
Ada E. Yonath, Weizmann Institute of Science, Rehovot, Israel

"for studies of the structure and function of the ribosome"


The ribosome translates the DNA code into life
The Nobel Prize in Chemistry for 2009 awards studies of one of life's core processes: the ribosome's translation of DNA information into life. Ribosomes produce proteins, which in turn control the chemistry in all living organisms. As ribosomes are crucial to life, they are also a major target for new antibiotics.
This year's Nobel Prize in Chemistry awards Venkatraman Ramakrishnan, Thomas A. Steitz and Ada E. Yonath for having showed what the ribosome looks like and how it functions at the atomic level. All three have used a method called X-ray crystallography to map the position for each and every one of the hundreds of thousands of atoms that make up the ribosome.
Inside every cell in all organisms, there are DNA molecules. They contain the blueprints for how a human being, a plant or a bacterium, looks and functions. But the DNA molecule is passive. If there was nothing else, there would be no life.
The blueprints become transformed into living matter through the work of ribosomes. Based upon the information in DNA, ribosomes make proteins: oxygen-transporting haemoglobin, antibodies of the immune system, hormones such as insulin, the collagen of the skin, or enzymes that break down sugar. There are tens of thousands of proteins in the body and they all have different forms and functions. They build and control life at the chemical level.
An understanding of the ribosome's innermost workings is important for a scientific understanding of life. This knowledge can be put to a practical and immediate use; many of today's antibiotics cure various diseases by blocking the function of bacterial ribosomes. Without functional ribosomes, bacteria cannot survive. This is why ribosomes are such an important target for new antibiotics.
This year's three Laureates have all generated 3D models that show how different antibiotics bind to the ribosome. These models are now used by scientists in order to develop new antibiotics, directly assisting the saving of lives and decreasing humanity's suffering.



No comments: