Saturday, October 10, 2009

MẬT THƯ TỘI ÁC của CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN (1)


Mật thư tội ác của chủ-nghĩa Cộng-sản
Tàn sát , khủng bố, đàn áp
( Le livre noir du communisme s. dir Stéphane Courtois et al. )
Lược dịch Fossion René và Trần hữu Sơn
Trần minh Tâm đánh máy.
http://www.nhacsingheo.com/ToiacCS/index.html

Đây là công trình dịch thuật của Ông René Fossion và Ông Trần hữu Sơn, những người quốc gia đã hy sinh thời giờ và công ăn việc làm của mình để đóng góp phần nào cho cuộc tranh đấu chung , khi dịch cuốn sách " Le Livre noir du communisme " , Xb Robert Laffont 1997, của các học giả Stéphane Courtois, Nicolas Werth, Jean Louis Panné, Andrzej Packowski, Karel Bartosek, Jean-Louis Margolin tố cáo tội ác của Công Sản thế giới .
Ngoài ra Ông Trần minh Tâm đã tận tình đánh máy trên 1000 trang.
Ông René Fossion, Ông Trần hữu Sơn, và ông Trần minh Tâm không sống về nghề làm báo, hay viết văn. Ngày thì làm công hai bữa, tối về nhà cặm cụi làm việc dưới ánh đèn cô đơn.
Nay thì bản dịch đã hoàn tất nên cho phổ biến trên Internet để mọi người thấy rõ "bộ mặt thật của CS". Mong rằng quý độc giả rộng lượng bỏ qua nếu có điều gì không đúng lắm vì " traduire c'est trahir" ( nói nôm na: dịch một bản văn đôi khi còn phản nghĩa điều mà tác giả muốn nói ).
Mong quý độc giả cứ tự tiện phổ biến cho bất cứ ai cần đến. Đó là ý nguyện của chúng tôi. Mong lắm thay.


Mục lục

Phần 1. Tàn sát , khủng bố , đàn áp
Chương 1. - Nghịch biện và sự hiểu lầm cuộc cách mạng tháng mười
Chương 2. - Lực lượng võ trang của chuyên chính vô-sản
Chương 3. - Khủng-bố đỏ
Chương 4. - Cuộc chiến bẩn thỉu
Chương 5. - Các diễn biến từ Tambov đến nạn đói lớn
Chương 6. - Hưu-chiến và khúc quanh lớn
Chương 7. - Giải tán quy chế điền chủ và cưỡng bách canh tác tập thể
Chương 8. - Nạn đói lớn
Chương 9. - Các phần tử xa lạ với xã-hội và các chu-kỳ đàn-áp
Chương 10. - Cuộc khủng-bố vĩ đại trong những năm 1936-1938
Chương 11. - Đế quốc ngục tù
Chương 12. - Mặt trái của cuộc chiến thắng
Chương 13. - Cao-điểm của các khủng-hoảng trong các hợp tác xã nông nghiệp
Chương 14. - Cuộc âm mưu cuối cùng
Chương 15. - Giã từ chủ-nghĩa Staline
Chương 16. - Kết-luận phần Nhà nước chống lại nhân dân..

Phần 2. Cách mạng thế-giới. Nội chiến và khủng bố
Chương 17. - Komintern được phát động và các hành động của cơ-quan này
Chương 18. - Bóng đen của cơ-quan NKVD trên lãnh-thổ Espagne
Chương 19. - Cộng-sản và khủng bố

Lời nói đầu
Người ta có thể nói rằng lịch sử là môn khoa học chuyên về nổi đau khổ của con người. Thế kỷ bạo động trong đó chúng ta đang sống, đã chứng minh hùng hồn điều này. Trong các thế kỷ trước, các cường quốc Âu Châu đã làm giàu trong các cuộc buôn bán người nô lệ da đen. Nước Pháp với chính sách thuộc địa đã ghi lại biết bao nhiêu ghê tỡm trong lịch sử. Xã hội Hoa Kỳ vẫn còn duy trì nền văn hóa bạo động phát sinh từ hai tôị ác trọng đại: Việc khai thác người nô lệ và việc tiêu diệt các giống thổ dân Da Đỏ.
Nhưng nếu nói về sự bạo động, thế kỷ chúng ta đang sống đã vượt hẳn các thế kỷ trước. Thế kỷ của chúng ta đã có quá nhiều thảm họa do con người gây ra : Hai trận thế chiến, Chế độ Đức quốc xã, các thảm trạng xãy ra ở Armenia, Biafra, Rwanda và một vài khu vực khác. Đế quốc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ chủ mưu tiêu diệt các sắc dân gốc Armenia. Đức quốc xã tiêu diệt dân Do Thái. Mussolini tàn sát dân Ethiopie..Nhưng những sự tàn sát này vẫn không thể nào so với tội ác của cộng sản đã gây ra .
Chủ nghĩa Cộng Sản , một hiện tượng lớn của thế kỷ 20 , bắt đầu từ năm 1914 và kết thúc vào năm 1991 taị Mạc Tư Khoa. Chủ nghiã Cộng Sản ra đời trước chủ nghĩa Quốc Gia Xã Hôị, goị tắc là Quốc Xã. Chủ nghĩa Cộng Sản sống lâu hơn Quốc Xã và nó lan rộng ra khắp năm Châu.
Chúng ta cần phân bịệt giữa Chủ nghĩa và hành động.
Về phương diện lý thuyết chính trị, chủ nghĩa Cộng Sản đã có từ nhiều thế kỷ, nhiều ngàn năm trước. Nhà hiền triết Hy Lạp Platon đã đề cập đến '' Chế độ cộng hòa'' trong đó người dân không bị lệ thuộc vào tiền bạc hay quyền lực. Trong xã hôị đó chỉ có sự khôn ngoan, công lý và lẽ phải ngự trị mà thôi.
Một nhà tư tưởng lớn của Anh, ông Thomas More cũng đã vạch ra một quốc gia lý tưởng nhưng đã bị bạo chúa Henri VIII chặt đầu. Những tư tưởng này là những nguồn sinh khí những đóng góp quý giá cho các nền dân chủ về sau.
Còn chủ nghĩa Cộng Sản được đề cập ở đây không có vị thế của các nguồn tư tưởng trên. Đây là chủ nghĩa Cộng Sản hành động. Nó đã diễn ra ở một thời điểm nhứt định, tại các quốc gia được biết rõ qua các cuộc khủng bố , đàn áp, kiểm soát biên giơí, kiểm soát các phương tiện truyền thông , bắt giam và cho lưu đày các thành phần đối lập.
Những ký ức về khủng bố đã làm cho người ta không quên được chủ nghĩa Cộng sản . Người ta không quên Mao Chủ Tịch vĩ đại của Trung Cộng, Kim Nhựt Thành của Bắc Triều Tiên, Hồ Chí Minh của Việt Nam, Fidel Castro của Cu Ba v.v.. .. và gần với lịch sử hiện đại của chúng ta là : Maurice Thorez, Jacques Duclos, Georges Marchais.
Nhưng tội ác của Cộng Sản đã không được đánh giá trên cả luật pháp cũng như trên bình diện bình thường. Qua các trang sách này, lần đầu tiên chúng tôi đặt vấn đề với cộng sản về tội ác mà chủ nghiã này đã gây ra. Sẽ có nhiều người cho rằng phần lớn các tội ác được coi là hợp pháp vì các tội ác này do được thực hiện theo lệnh của các lãnh tụ mà nước Pháp đã đón tiếp họ một cách nồng hậu.
Các tộ ác mà chúng tôi trình bày trong quyển sách này không dựa trên các tài liệu '' pháp lý'' của chế độ Cộng sản. Chúng tôi sẽ dựa trên các văn bản '' bất thành văn ''. Nói một cách khác, các tài liệu này không được viết ra như các đạo luật thiêng liêng về luân lý của nhân loại.
Chúng ta có thể không lưu tâm đến các cuộc xử bắn các con tin, sự tàn sát nhóm nhân công nổi loạn, các mồ chôn tập thể của những người nông dân chết đói, do hoàn cảnh gây nên. Chúng tôi chỉ đề cập đến chiều sâu của tội ác mà Cộng sản đã coi đó như là cứu cánh của tòan thể hệ thống lãnh đạo.
Chúng tôi sẽ nói lên những gì ? Chúng tôi sẽ đưa ra những tội ác nào ?

Có vô số tôị ác :
Trước hết là tôị ác về văn hóa của các quốc gia Cộng sản thống trị và văn hóa của nhân loại.
Staline đã ra lịnh phá bỏ hàng trăm giáo đường của các tôn giáo taị Nga. Nhà độc tài Ceaucescu của Lỗ Ma Ni đã ra lịnh phá hủy trung tâm lịch sử Châu Âu đó là thành phố Bucaresti. Pol Pot đã cho tháo gỡ từng viên gạch của thành phố Nam Vang, thủ đô nước Cao Miên. Trong cuộc cách mạng văn hoá, Hồng Vệ Binh của Mao đã phá hủy vô số kho tàng văn hóa vô gía của nhân dân Trung Hoa.
Chúng tôi chỉ ghi lại tội ác của một số người được coi là linh hồn của các vụ tàn sát. Tuỳ theo mỗi chế độ, các phương tiện khủng bố được thi hành dưới nhiều hình thức khác nhau. Xư bắn, xử treo cổ, nhận chìm trong nước, đánh bằng gậy gộc, dùng chất khí độc, cho chết đói, đưa đi lưu đày, gây ra tai nạn trong lúc đưa đi lưu đày, bắt đi bộ trên các quãng đường dài hàng trăm cây số, Lao động khổ sai, kiệt sức,...
Chúng tôi thống kê danh sách con số người đã bị Cộng Sản giết chết. Đây chỉ là con số tối thiểu. Phải cần thời gian mới có thể đưa ra con số chính xác. Sau đây là con số người nạn nhân đã bị Cọng Sản giết chết :
Trung Quốc : 65 triệu;Liên Xô : 20 triệu;Bắc Hàn : 2 triệu;Miên : 2 triệu;Phi châu : 1,7 triệu;A phú Hãn : 1,5 triệu;Đông Âu : 1 triệu;Việt Nam : 1 triệu;Trung Mỹ :150 ngàn;

Các phong trào Cộng sản quốc tế, các đảng cộng sản đang nắm chính quyền: vài chục ngàn.
Tổng số người chết lên đến con số gần 100 triệu.
Nếu tính theo tỉ lệ thời gian thì Pol Pot đứng hàng đàu gây tội ác. Trong vòng 3 năm, Pol Pot đã tiêu diệt một phần tư dân số dân tộc Miên. Mao đã gây tội ác trầm trọng trong cuộc cách mạng văn hóa . Bàn tay của Lenine và Staline đẩm máu vì cái lô-gích tư tưởng của mình.
Nếu chỉ suy tư về tội ác thì không thể nào đánh gía được phẩm chất chiều sâu của nó được. Công việc này phải được xét xử trên tiêu chuẩn khách quan và trên khía cạnh pháp lý.

Taị tòa án Numberg vào năm 1945, các lãnh tụ Đức Quốc Xã đã bị kết án về tội diệt chủng trong thế chiến thứ hai căn cứ theo điều 6 của tòa án quốc tế. Điều luật này ghi 3 trọng tôị: chống lại hòa bình, tội ác gây ra trong chiến tranh và tội chống lại nhân loại.
Nếu căn cứ vào điều luật thứ 6 này thì Lenine, Staline cũng như tất cả chính quyền Cộng sản đã gây ra tội ác đều phải bị kết án.

Theo điều luật thứ 6A, các hành động như chỉ đạo, sửa sọan và theo đuỗi cuộc chiến tranh xâm lăng hay tiếp tay vào các cuộc chiến tranh vi phạm các thỏa ước quốc tế đều bị ghép vào tội chống lại hòa bình. Như vậy Staline phải bị kết án. Staline bí mật ký hai hiệp ớc với Đức Quốc Xã vào ngày 23 tháng 8 và ngày 28 tháng 9 năm 1938 để rãnh tay ở hai mặt trận phía Đông và phía Tây. Hai hiệp ước này đã khởi đàu Đệ nhị thế chiến. Ngoài ra Staline còn vi phạm vào tội giúp khí giới cho Bắc Triều Tiên đem quân xâm lấn Nam Triều Tiên vào ngày 25 tháng 6 năm 1950. Staline cũng đã xua quân tiến chiếm Phần Lan vào ngày 30 tháng 9 năm 1939.
Mạc Tư Khoa đã chỉ đạo các đảng Cộng sản đàng em, mở các cuộc chiến tranh phá hoại các một số quốc gia khác. Tại A Phú Hãn, Mạc Tư Khoa đã vi phạm vào điều luật thứ 6A khi đưa quân vào giúp đảng Cộng sản nước này để cướp chính quyền vào ngày 27 tháng 12 năm 1979. Nó mở đầu cho cuộc chiến kéo dài cho đến ngày nay vẫn chưa kết thúc, mặc dù quân Nga đã rút ra từ năm 1989.
Điều luật 6B nêu ra các hành động vi phạm trong lúc chiến tranh. Các điều khỏan này đã được ghi rõ trong bản '' giao ước quốc tế '' ra đời năm 1907 tại thành phố La Hague của nước Hòa Lan. Nó bao gồm các điểm: hành động ám sát, hành hạ, ngược đãi, lưu đày khổ sai, hành quyết các con tin, cướp bóc hay tước đoạt tài sản, tàn phá các thôn xóm, hạ giá tiền tệ không có lý do cho chính đáng cho nhu cầu quân sự,.. Staline đã cho thủ tiêu hầu hết các sĩ quan của quân đội Ba Lan bị bắt làm tù binh vào cuối năm 1939. Tại thành phố Katyn khi cho khai quật mồ chôn tập thể 4500 tử thi, mỗi tử thi điều có vết đạn ở sau ót. Ngoài ra còn các vụ giết người trầm trọng khác cho đến giờ này không có mấy người biết đến đó là các vụ tàn sát hàng trăm ngàn tù binh Đức ở các trại giam khổ sai từ năm 1943 cho đến năm 1945. Vụ Hồng Quân Nga hãm hiếp phụ nữ Đức trên các phần đất Đức bị chiếm.
Điều luật 6 C ghi các tội chống lại nhân loại. Nó gồm các hành động như sau : Tàn sát, tiêu diệt, biến thành nô lệ, bắt đi lưu đày, ngược đãi vì lý do chính trị, kỳ thị chủng tộc hay tôn giáo, ..

Trong bản cáo trạng tại toà án Numberg, Tổng Biện Lý Francois de Menton nhấn mạnh tính chất ý thức hệ của các tội ác này như sau :
'' Tôi cho rằng tất cả các tội ác đã gây ra cho một khối đông đảo quần chúng là tội ác chống lại tư tưởng. Tôi muốn nói lên một chủ nghĩa đã chối bỏ tất cả giá trị luân lý của nhân loại. Tội ác chống lại tư tưởng là nguồn gốc của chủ nghĩa Quốc Xã. Đó là chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc. Đây không phải là một tại nạn rủi ro , không phải là một sự việc tình cờ. Trái lại các hành động kỳ thị đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và được tổ chức trong khi thi hành..''
Các bản tuyên cáo của tòa án Numberg nhấn mạnh đến một điểm chính của điều khỏan ''chống lại nhân lọai ' : Lạm dụng quyền lực của nhà nườc đề phục vụ cho một chính sách và thi hành các tội ác.
Căn cứ vào điều luật này, thì tất cả các hành động xảy ra dưới thời Lenine, Staline và tại các quốc gia nằm trong tay Cộng sản đều phải bị kết án.
Cộng sản nhân danh nhà nước, nhân danh một ý thức hệ để tiêu diệt hàng chục triệu người vô tội, chỉ vì họ là quý tộc, là thành phần trung lưu, trí thức, địa chủ ,..
Khái niệm về tôị ác chống lại nhân loại rất phức tạp. Ngoài tội diệt chủng dân Do Thái do Đức quốc xã gây nên, ngày 9 tháng 12 năm 1948 Liên Hiệp Quốc xác nhận như sau :.giết hại, vi phạm tinh thần hay thân thể, cưỡng ép từ bỏ điều kiện sinh sống để dấn dần bị tiêu diệt đối với một nhóm dân, một sắc dân hay một tôn giáo điều bị ghép vào tôị ' chống lại nhân loại'.
Bộ hình luật mới của Pháp định nghĩa từ '' diệt chủng'' rộng rãi hơn . Đó là thỏa hiệp đưa đến việc tiêu diệt một phần lớn hay tòan thể một khối người, một sắc tộc, một giai cấp trong xã hội hay một tôn giáo. Quan điểm này cũng không khác nào tư tưởng của Andre Frossard. Theo ông ta, nếu một người bị giết vì lý do đã được sinh ra trong một giai cấp xã hội, một sắc dân hay theo một tôn giáo,.. đều bị coi như tội ác chống nhân loại.
Trong quyển sách '' Cuộc khủng bố đỏ ở Nga''xuất bản năm 1927 tại Bá Linh, sử gia người Nga ông Serguei Melgounov kể lại một mẫu chuyện của một người chi huy đầu tiên của cơ quan tình báo chính trị Xô Viết, có tên là Latziv. Ngày 1 tháng 11 năm 1919 ông ta ra lịnh cho một tên công an dưới quyền là tìm bắt những người thuộc giới trung lưu mà không cần cứu xét tội lỗi. Câu hỏi đầu tiên phải đặt ra là : anh thuộc thành phần nào, gốc gác từ đâu, trình độ học vấn, nghề nghiệp,..
Chính Lenine và đám thân cận của ông ta cũng không dung thứ các đối thủ chình trị. Những đối thủ chính trị này cần phải tiêu diệt ngay. Hành động diệt chủng của nhóm người BônsêVích thực sự tiến hành kể từ năm 1920 khi họ cho giải thể nhóm dân Cosaques. Đàn ông bị xử bắn. Người gìa, phụ nữ và trẻ em bị đưa đi lưu đày. Làng mạc , nhà cửa bị phá hủy.
Trong những năm 1930 , 1932 công tác giải thể nhóm dân Cosaques mạnh mẻ và tòan diện hơn. Staline xử dụng bộ máy tuyên truyền trong nước cũng như bên ngoài về việc kết án xử bắn, đưa đi lưu đày những ai chống lại lịnh ' tập thể hóa '. Tuy rằng những ngưới đưa đi lưu đày không bị giết ngay nhưng với các điều kiện lao động cực khổ, trong điều kiện thời tiết gía lạnh của mùa Đông ở vùng Bắc Tây Bá lợi Á, chẳng còn được bao nhiêu người sống sót. Cho đến nay con số tử vong chưa được chính thức đưa ra, nhưng phải kể đến hàng trăm ngàn.
Trong vụ nạn đói ở vùng Ukraine vào những năm 1932-1933 và những vụ chống tập thể hóa đã có đến trên 6 triệu ngưới chết. Tại vùng này đã diễn ra hai hình thức diệt chủng : diệt chủng giai cấp và diệt chủng sắc dân.
Quốc Xã Đức xử dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để thiết lập các phòng hơi ngạt và lò thiêu để giết dân Do Thái. Trong khi Cộng sản xử dụng 'vũ khí đói' để tiêu diệt các sắc dân. Cộng sản tìm đủ mọi cách để kiểm sóat lương thực. Họ chỉ phân phối lương thực cho các phần tử mà họ cho là xứng đáng. Họ phân biệt giữa nhóm người này, nhóm người khác. Tình trạng này đã dẫn đến các nạn đói làm chết hàng triệu người tại các nước Cộng sản.

Bản tổng kết đàu tiên tòan bộ các tội ác được ghi như sau :

Trong những năm 1918-1922 có hàng chục ngàn con tin bị xử bắn mà không được xét xử. Hàng trăm ngàn công nhân và nông dân bị tàn sát vì chống đói chính sách tập thể hoá của Cộng sản.
Nạn đói năm 1922 đã làm cho 5 triệu người chết.
Hàng trăm người Cosaques sống quanh sông DON bị tiêu diệt.
Hàng chục ngàn chết trong các trại tập trung vào những năm 1918-1930.
Hàng trăm ngàn phú nông, trung lưu, trí thức bị đưa đi lưu đày.
Trên 6 triệu dân Uraine bị chết đói trong năm 1932-1933.
Hàng trăm ngàn ngươì thuộc các sấc dân Ba Lan, Ukraine, dân Bắc Âu, dân sống trong vùng Moldave bị đi lưu đày trong những năm 1939-1940 và tái diễn trong những năm 1944-1945.
Năm 1941, nhóm dân Đức nhưng làm việc cho Nga sinh sống dọc theo sông Volga bị đi lưu đày.
Năm 1975-1979 dân ở các thành phố Cao Miên bị đi lưu đày và bị thủ tiêu.
Tiêu diệt từ từ dân Tây Tạng do Cộng sản Trung quốc chủ trương từ năm 1950.

Cho tới nay người ta chưa tính hết tội ác do Lenine, Staline gây ra. Và các tội ác này cũng tái diễn dưới bàn tay của Mao Trạch Đông , Kim Nhật Thành và Pol Pot.
Về phương diện ngôn ngữ của các sử gia, cần phải đưa ra một vấn đề : Sử gia có quyền xử dụng các từ thuộc lãnh vực pháp lý như '' tội ác chống lại nhân lọai' hay '' tôị diệt chủng '' trong lúc nghiên cứu về tính chất của chiến tranh hay không ? Mặc khác , các khái niệm này cũng không nên quá phức tạp để giữ tính khách quan trong lúc sưu tầm tài liệu lịch sử.
Về điểm thứ nhất, lịch sử cho chúng ta thấy tôị ác diệt chủng không phải là tôị ác độc quyền của Đức quốc xã. Hãy nhìn những gì đã xãy ra gần đây ở các nước Bosnie , ở Rwanda , chúng ta sẽ bằng lòng điểm này.Phần thứ hai là chúng ta sẽ không trở lại cái thế kỷ 19. Vào thời điểm đó, sử gia chỉ tìm hiểu sự việc mà không phán đóan.
Nhưng đứng trước thảm họa của nhân loại , sự phá vỡ phẩm gía của con người, các sử gia có thể bỏ qua một số nguyên tắc để cứu xét vấn đề. Sử gia Jean Pierre Azema đã kết án chế độ Đức quốc xã có '' tôị ác chống lại nhân loại''. Và ông Pierre-Vielal Naquet cũng tuyên bố tương tự khi kết án tên Touvier, một người Pháp công tác viên đắc lực cho Đức đuốc xã.
Cũng như vậy, chúng tôi làm những công việc sưu tầm để đưa ra ánh sáng những tôị ác do Cộng sản đã gây ra.
Ngoài ra còn phải đặc trách nhiệm của các chế độ Cộng sản đang nắm quyền hành . Họ là những kẽ tòng phạm. Năm 1987, bộ hình luật của Gia Nã Đại tu chính các điều 3.76 và 3.77 ghi các điểm thuộc tôị ác chống lại nhân loại, gồm có : Mưu toan, tòng phạm, khuyến khích, giúp đỡ để thực hiện tôị ác chống lại nhân loại, âm mưu và tòng phạm sau khi đã xảy ra sự việc.
Vậy mà trong khoảng thời gian từ năm 1920 đến 1950 những người Cộng sản trên thế giới đã hô hào cổ vỏ cho hai tên gây tôị ác Lenine và Staline. Hàng trăm ngàn người tham gia vào phong trào Cộng sản quốc tế. Trong nhừng năm 1950,1960,1970 hàng triệu ngươì sùng bái Mao Trạch Đông của Trung Quốc trong cuộc cải cách văn hoá. Và gần đây còn có nhiều ngươì ca tụng Pol Pot. Về sau họ chỉ trả : chúng tôi đâu có biết.. Mà quả thật không dễ gì biết những gì Cộng sản làm. Bí mật là phương châm họat động của Cộng sản. Nhưng có nhiều người ngày nay đã biết sự thật nhưng họ vẫn êm lặng.
Năm 1969 ông Robert Conquest, một trong những sử gia đầu tiên nghiên cứu về tôị ác của Cộng sản, đã viết :'' Một việc rất rõ là có nhiều ngươì chấp nhận các cuộc thanh trừng diễn ra ở thành phố Mạc tư Khoa trong các năm 1936,1937 và 1938 theo lịnh của Staline. Chính sự chấp thuận này là sự đồng lõa cho các vụ thanh trừng tòan diện tiếp theo sau. Nhiều người ở bên ngoài đã thừa nhận các vụ hành quyết là đúng. Những ngươì này dù chỉ có lời bình phẩm về các vụ thanh trừng này cũng phải chịu trách nhiệm và phải được coi là tòng phạm trong các vụ án chính trị.
Joseph Berger, một cán bộ trong tổ chức Quốc Tế Cộng Sản, ngươì đã từng nếm mùi ở các trại lao động khổ sai , đã kể lại một lá thư của một nữ tù nhân đảng viên Cộng sản được trả tự do sau khi lưu đày với nội dung như sau :'' Các người Cộng sản thế hệ chúng tôi chấp nhận quyền lực của Staline. Họ chấp nhận hành động bạo ác của Staline. Và cả những người Cộng sản khác trên khắp thế giới. Đây là một vết nhơ mà chúng tôi đã vi phạm. Để phá bỏ vết nhơ, chúng tôi phải làm sao cho các tôị ác này không còn tái diễn. Điều gì đã diễn ra ? Phải chăng chúng tôi mất cả lý trí ? Phải chăng chúng tôi là những kẻ phản bội Cộng sản ? Thật ra chúng tôi, kể ca những nhân viện thân cận của Staline đều đã vi phạm các tôị ác. Chúng tôi đã tưởng rằng đó là những đóng góp quan trọng cho việc chiến thắng của Chủ nghĩa xã hội. Chúng tôi cũng tin tưởng tất cả các việc làm để củng cố quyền uy cho đảng Cộng sản ở Liên Xô cũng như cho các đảng Cộng sản trên toàn thế giới. Chúng tôi không bao giờ nghĩ đến có sự tranh chấp giữa chính sách và luân lý..''
Những ngươì Cộng sản Tây phương, mặc dù họ không bị khống chế bơỉ cơ quan NKVD - Bộ nội vụ- của Liên Xô nhưng họ vẫn mù quáng ca ngợi Liên Xô và nhà độc tài Staline. Phải chăng họ đã uống phải liều thuốc tiên nào đó nên luôn luôn tôn sùng quy phục quyền lực tối uy của Liên Xô.
Trong quyển sách nói về cách mạng của Nga, nhà văn Martin Malia đã vén cho chúng ta thấy tấm màn nghịch lý của một '' tư tưởng lớn'' và đã dẫn đến một kết luận : Đó là một tội ác lớn.
Bà Annie Kriegel, một nhà phân tích lớn về chủ nghĩa Cộng sản đã cho thấy hai mặt của chủ nghĩa : Mặt tươi sáng và mặt tối.
Ý thức hệ Cộng sản dự phóng một xã hội tốt đẹp. Điều này đã mê hoặc nhiều người . Nhưng xã hội Cộng sản tước đoạt tất cả trách nhiệm của chúng ta. Họ quyết định mọi việc. Nhiều người ở bên ngoài vì sợ chịu trách nhiệm và tự do đã chấp nhận chủ nghĩa Cộng sản. Nhưng những người sống trong chế độ độc tài Cộng sản thì quá chán ngán. Họ chỉ mong có sự thay đổi. Trong luận đề '' Sự sợ hãi của ý thức tự do '' ông Fromm tuyên bố : tình nguyện làm đầy tớ cho chủ nghĩa Cộng sản.
Những người tình nguyện làm đầy tớ cũng là những kẻ tòng phạm. Khi chấp nhận làm gạch nối cho công tác tuyên truyền che dấu sự thật cũng là tòng phạm.
Phân tích hiện tượng Cộng sản khi đang nắm chính quyền là một việc làm khó khăn.
Ông Jean Ellenstein cho rằng Staline là một hiện tượng vừa mang tính chất bạo tàn của thời cổ Hy Lạp , vừa mang tính độc tài của Đông phương. Nhận định này tương đối chính xác nhưng chưa khai thác được chiều sâu của tính độc tài. Một vài so sánh sau đây sẽ giải thích rõ vấn đề.
Chúng ta bằng lòng dưới thời Nga Hoàng dân chúng bị áp bức. Người Bônsêvích chiến đãu chống lại chế độ Nga Hoàng. Nhưng một khi quyền hành nằm trong tay những người BônsêVích thì sự áp bức con kinh hoàng hơn ở thời Nga Hoàng rất nhiều. Nga Hoàng đưa những tù chính trị ra trước tòa án xét xử, đúng luật lệ của một toà án. Có nghĩa là có luật sư biện hộ cho tôị nhân, có nhân chứng, có dư luận của quần chúng. Đôí vơí Cộng sản, các sự việc trên không hề xảy ra. Người tù trong chế độ Nga Hoàng hưởng đủ quy chế tù nhân. Họ có quyền đọc sách , viết thơ và nếu bị lưu đày, họ đi cùng với gia đình. Họ có quyền đi săn, đi câu cá và có quyền giúp đỡ tù nhân khác ,.. Chính Lenine và Staline cũng đã từng ở tù và bị lưu đày dưới thơì Nga Hoàng. Cả hai đã có những kinh nghiệm này.
Trong tác phẩm '' Kỹ niệm ngôi nhà của người chết'', nhà văn Dostoievski đã làm cho độc giả của ông ta xao xuyến. Nhưng nếu so với các thảm cảnh của thời Lenine, Staline thì chẳng đáng vào đâu.
Từ năm 1888 đến năm 1917, nước Nga xảy ra rất nhìều cuộc rối lọan và bị đàn áp. Đã có 6360 ngươì bị kết án tử hình. Trong số này có 3922 ngươì bị xử bắn. Nhưng so với 4 tháng đàu tiên lên nắm chính quyền, người Bônsêvích đã xử tử nhiều hơn so vơí con số này.
Vào những năm 1920 đến năm 1940, Cộng sản lên tiếng phản đối các cuộc khủng bố của chính quyền quân phiệt ở các nước khác. Chúng ta thử xét xem những gì xảy ra ở Ý. Chế độ Phát xít Ý có ngược đãi các nhà chính trị đối lập. Trong năm 1935 nhà độc tài Mussolini đã bắt vài trăm đói thủ chính trị vào tù và vài trăm người khác bị quản thúc tại các đảo. Trên thực tế có vài ngàn người lưu vong. Đó là những gì mà thế giới đã kết án nhà độc tài Mussolini và chính quyền của ông.
Trong kỳ thế chiến thứ hai, Đức quốc xã đã ra tay đàn áp các thành phần chống đối họ như các ngươì Cộng sản, nhóm xã hội ,nhóm vô chính phủ và một số nghiệp đòan. Đức quốc xã công khai đàn áp và bắt giam những ngươì này . Từ năm 1933 đến 1939 Đức quốc xã đã kết án và xử bắn 20.000 ngươì. Đó là chưa kể đến con số người bị bắn chết vì lý do không đủ tiêu chuẩn sắc tộc thuần tuý tóc vàng, da trắng; những ngươì bịnh tâm thần, tật nguyền hay gìa yếu,..
Hitler đã ra lịnh giết chết những ngươì già ,người bịnh tâm thần bằng hơi ngạt. Từ năm 1933 đến năm 1940 đã có 70.000 người chết vì hơi ngạt. Khi Giáo hội lên tiến phản đối, chương trình dùng hơi ngạt mới ngưng họat động. Sau này rút kinh nghiệm đã dùng hơi ngạt giết chết lớp người thứ ba , đó là giống dân Do Thaí.
Thoạt đầu có vài trăm ngươì Do thái bị giết chết. 35.000 người bị bắt giam vào các trại tập trung và sau đó bị đưa vào các trại tử thần. Khi tấn công vào Liên sô, quân Đức đã giết 15 triệu dân ở các vùng chiếm đóng. Có 5,1 triệu dân Do Thái, 3,3 triệu tù binh Sô Viết và 1,1 triệu dân đã bị bắt vào các trại tử thần. Ngoài con số nạn nhân này, cũng cần phải kể đến vài trăm ngàn dân Tziganes, 8 triệu người bị cưỡng bách lao động khổ sai và 1,6 triệu người còn sống sót lại trong các trại tập trung.
Tòa án Numberg đã kết án những tội phạm và đã công bố những tội ác mà họ đã gây ra. Sau cùng khi tiết lộ hành động diệt chủng giống dân Do Thái đã làm cho lương tâm nhân loại xúc động .
Ở đây chúng tôi không muốn đưa ra một danh sách so sánh về con số kinh hoàng hay bản kết toán về sự ghê tởm về những gì Cộng sản đã làm. Nhưng sự kiện tội ác của Cộng sản đã quá rõ ràng. Chế độ Cộng sản đã giết chết hàng trăm triệu ngươì so với 25 triệu nạn nhân của Đức quốc xã. Với bản đúc kết này, ít ra chúng ta cũng thấy được sự khác nhau giữa hai chế độ trong thế kỷ này. Năm 1945 , Đức quốc xã bị kết án là chế độ bị vi phạm quá nhiều tội ác trong thế kỷ. Trong khi đó chế độ Cộng sản lại được duy trì cho đến năm 1991 với tất cả tính cách pháp lý quốc tế của nó. Cho cả đến ngày hôm nay , Cộng sản vẫn còn ngự trị trên một vài quốc gia với một số tín đồ. Và mặc dù có một vài nước Cộng sản nhìn nhận tội ác của Staline, của Lenine nhưng cho đến nay họ vẫn chưa chịu từ bỏ các nguyên tắc của Lenine và họ cũng chẳng hề bị kết án có liên hệ gì với tội ác này cả.
Các phương pháp của Lenine và sau này được Staline hệ thống hóa, đã được tay chân bộ hạ của hai ông thi hành làm cho chúng ta liên tưởng đến những gì đã xảy ra trong thời Đức quốc xã. Có một số tội ác đã xảy ra trước thời Hitler.
Roudolf Hoess là người được uỷ nhiệm thiết lập trại tử thần Auschwitz . Về sau trại trưởng của trại này tiết lộ cho biết ông có nhận chỉ thị của Uỷ ban trung ương về an ninh một số chi tiết về các trại tập trung của Sô Viết.[ Nên nhớ là đầu năm 1918, Lenine đã ra lịnh cho lưu đày các chính trị đói thủ và và năm 1933 Đức quốc xã cũng áp dụng như vậy]. Tài liệu còn nhấn mạnh Xô Viết tiêu diệt tòan bộ một số dân bằng cách bắt họ lao động khổ sai.
Với mức độ và kỹ thuật gây tội ác cho một số quần chúng đông đảo mà những người Cộng sản đã khai trương áp dụng, và sau đó Đức quốc xã đã làm theo. Dưới cái nhìn của chúng tôi, người ta có thể minh chứng một chân lý về sự liên hệ trực tiếp giữa chế độ Cộng sản và sự ra đời của chế độ Đức quốc xã.
Vào các năm cuối của thập niên 20, cơ quan GPV, một danh xưng mới của cơ quan tình báo chính trị Xô Viết, cho cho ra đời chính sách tỉ lệ phân vùng. Mỗi vùng phải tìm cách bắt đi lưu đày một tỉ lệ '' thành phần thù địch ''nào đó do nhà nước chỉ định. Sau năm 1920, Hồng quân đánh bại quân Hoàng gia [ Bạch quân ], đã xảy ra các cuộc lùng bắt khủng khiếp các sắc dân địa phương Ba Lan và 3 nước vùng Baltique. Việc chuyên chở các người lưu đày trên các toa xe lửa dùng để chở súc vật đã được tái diễn tại các trại tập trung của Đức quốc xã. Năm 1943-1944 trong lúc chiến tranh đang diễn ra ở khắp nơi, Stalin, thay vì cung cấp cho chiến trường, ông ta đã dùng hàng ngàn nhân viên của cơ quan tình báo chính trị cùng với hàng chục ngàn toa xe vào công việc chuyên chở các dân thuộc sắc tộc sống trong vùng Caucase đi lưu đày trong vòng vài ngày.
Đối chiếu những gì đã xảy ra dưới chế độ Đức quốc xã và dưới chế độ Cộng sản , chúng ta sẽ thấy kỳ lạ. Vassili Grossman là ngươì đầu tiên đã nêu ra tôị ác xảy ra ở khám đường Treblinka. Mẹ ông đã bị lính Đức quốc xã giết chết trong khu biệt giam của vùng Berditchev. Ông cũng là một trong những người trưng bày tội ác của Đức quốc xã đã tiêu diệt ngươì Do Thái cư ngụ trân lãnh thổ của Sô Viết.
Trong tập truyện ngắn '' Ròi tất cả cũng đi qua - Tout passe '', ông đã đưa một nhân chứng của vụ chết vì đói ở vùng Urakine. Ông viết : '' Các văn sĩ, kể cả Staline cho rằng phú nông là những ngươì ăn bám , những ký sinh trùng. Họ là những kẻ đã đốt bỏ bông lúa và giết chết trẻ em.'' . Staline cũng còn công khai khuyến khích quần chúng nổi dậy chống lại quần chúng, tiêu diệt tất cả những ngươì mà họ gọi là tầng lớp xấu xa. Staline cho còn cho biết muốn giết họ thì hãy coi thành phần phú nông không phải là người cũng giống như Đức quốc xã coi dân Do Thái cũng không phải là ngươì.
Đức quốc Xã dự trù cho một xã hội tương lai của một sắc dân thuần chủng. Cộng sản chuẩn bị cho ngày mai một xã hội của những người vô sản. Hai cách cải tạo xã hội tuy có khác nhau về cách xử dụng tiêu chuẩn nhưng giống nhau ở mục đích. Nếu cho rằng chủ nghĩa Cộng sản là một chủ thuyết tổng quan thì thật là sai lầm. Nếu nó mang tính chất toàn cầu , thì quả thực một nửa nhân loại không còn xứng đáng để sinh tồn. Bởi nó mang tính chất của chủ nghĩa Quốc xã. Nếu có khác chăng là khác ở chổ, Cộng sản phân chia ra nhiều giai cấp trong khi Quốc xã phân chia ra giống dân và lãnh thổ.
Tội ác của Lenine, Staline và hình ảnh dân Cao Miên dưới thời Pol Pot đã đặt ra một câu hỏi mới cho các luật gia, các sử gia và cho cả nhân loại : Phải xếp vào tội nào đối với những ngươì đã tiêu diệt các thành phần bị ghép vào tội thù địch vì lý do chính trị, tư tưởng, không phải ở phạm vi vài ba cá nhân mà cả tập thể đám đông quần chúng xã hội . Phải chăng cần đặt ra một tội danh mới ? Ngươì Anh đã dùng danh từ Politicide , bao gồm ý nghĩa cuả Chính trị - politipue - và Giết chết - Cide. Người Tiệp Khắc gọi là Tội ác Cộng sản.
Người ta biết gì về những tội ác Cộng sản gây ra ? Người ta muốn biết cái gì, loại nào ? Và tại làm sao phải chờ mãi đến cuối thế kỷ này nó mới có các cuộc nghiên cứu nghiêm túc?
Việc nghiên cứu tội ác của Quốc xã đã có từ lâu và đã đi khá xa so với việc nghiên cứu các cuộc khủng bố của Lenine, Staline. Nói chung, có sự khác biệt khá lớn giữa các cuộc nghiên cứu cần phải vượt qua mặc dù các nước Đông Âu đã gia tăng các cuộc nghiên cứu này.
Một số khác biệt đã được phát hiện. Năm 1945 , lực lượng Đồng minh thắng trận đã chính thức lên án tội ác diệt chũng những người đầu não của Đức quốc xã. Nhiều công trình nghiên cứu có hệ thống và đạt nhiều kết quả trong công tác kết án này. Hàng ngàn quyển sách xuất bản , hàng trăm cuống phim trình chiếu. Như '' Đêm và sương mù - Nuit et Brouillard''; '' Sự chọn lựa của Sophine- Le choix de Sophine''; ''Danh sách của Schindler- La liste de Schindler''. Chỉ riêng ông Raul Hilberg, ông ta đã sưu tầm các chi tiết về thủ tục và phương pháp giết người dân Do Thái dưới thời Đệ Tam Đế Quốc Đức.
Những tên như Himmler, Eischman được thế giới biết đến như biểu tượng của tàn ác ,và dã man của thời đại. Nhưng người ta không hề nói đến những hung thần Cộng sản. Các tên ác ôn như Djerjinski, Iagoda hay Iejev nào có ai biết đến. Còn các tên Lenine, Staline, Hồ chí minh, Mao trạch Đông, thì lại được sùng kính đáng ngạc nhiên. Lại có một viên chức nhà nước Pháp , Le Loto đã dùng các hình ảnh này vào trong chương trình quảng cáo. Có ai bao giờ thấy các hình ảnh của Hitler hay Goebbels trong các sinh họat tương tợ hay không ?
Việc nghiên cứu tội ác của Quốc Xã Đức được chính thức xác nhận. Nguyện vọng của những người sống sót được đáp ứng. Các nhà nghiên cứu được công nhận và các nhà lãnh tụ của quốc gia liên hệ đã làm sáng tỏ gía trị của nền dân chủ. Nhưng tại sao chỉ có tiếng vang rất nhỏ về lời khai của những người sống soát trong chế độ Cộng sản ? Tại sao có sự êm lặng chính trị một cách ngượng ngùng như vậy ? Và nhất là sự êm lặng của quý vị trong Hàn Lâm về thảm họa của Cộng sản từ hơn 80 năm qua đã gây cho hơn 1/ 3 dân số trên 4 lục địa. Tại sao chúng ta bất lực để đặt yếu tố ' Tội ác'' vào trọng tâm trong công việc nghiên cứu chế độ Cộng sản? Tội ác đối với tập thể đông đảo quần chúng; tội ác hành động có âm mưu; tội ác chống lại nhân loại.
Phải chăng chúng ta không có đủ khả năng hiểu biết ? Hay đó chỉ là sự từ chối không muốn biết chỉ vì sợ hãi ?
Lý do của sự che dấu này rất phức tạp. Trước hết đó là hành động cổ điển của những người chủ mưu gây tôị ác. Họ muốn xóa bỏ những gì họ đã làm. Họ không muốn ai nhắt đến.
Năm 1956 Kroutchev đọc một bản văn bí mật nhìn nhận tội ác của Cộng sản, tội ác của các nhà lãnh đạo Cộng Sản, những người hiện đang nắm quyền hành cũng đã nhúng tay vào. Theo lời của một hung thủ, họ mong được che đậy các tội ác và cứ đổ lỗi cho Staline. Họ chỉ là người thừa hành. Vì muốn che dấu các đồng chí của ông ta nên Kroutchev chỉ nêu lên những người Cộng sản là nạn nhân trong các cuộc khủng bố này. Dĩ nhiên cũng có người Cộng sản là nạn nhân thật. Nhưng so với con số thường dân chết thì con số nạn nhân là người Cộng sản thì quá nhỏ. Thay vì kết án, Kroutchev chỉ nói rằng đó là '' Sự lạm dụng dưới thời Staline'' để mong bào chữa cho sự liên tục của chế độ .
Kroutchev cũng trình bày cho biết những trở lực và những người chống đối trong khi viết bản phúc trình mật này. Kể cả nhân vật thân cận của Staline . Tên Kaganovitch là một đảng viên thân cận với Staline. Ông ta có thể cắt cổ cha ông ta nếu như có lịnh, chỉ cần một cái nheo mắt của Staline. Ông ta cho rằng thi hành lịnh của Staline là để phục vụ cho sự nghiệp của đảng. Cũng phải được hiểu là cho cả sự nghiệp của Staline. Sau này Kaganovitch giải thích cho hành động của ông ta là vì ông muốn bảo tồn mạng sống của mình. Ông ta chỉ còn muốn có một điều là làm sao xóa bỏ tội ác của ông. Công việc này chỉ có thể thực hiện được bằng cách phải bảo vệ bí mật các văn khố dự trữ, không ai được tham khảo; kiểm soát tòan diện báo chí; kiểm soát các người ra nước ngoài; tuyên truyền và phóng đại các thành quả của chế độ; các cơ quan truyền thông thực hiện các công tác đầu tiên là ngăn chận tất cả các đề nghị đưa ra ánh sáng các sự thật về tôị ác của Cộng sản.
Vì không bằng lòng với những gì họ đã làm trong quá khứ, những tội phạm tìm mọi cách chống lại những ai muốn tìm hiểu sự thật.
Sau đệ nhi thế chiến, tại Pháp có hai vụ tố cáo tôị ác của Cộng sản. Từ tháng 4 đến tháng giêng năm 1949, tòa án Ba Lê đã xét vụ án ông Victor Kravchenko, cựu công chức cao cấp Xô Viết và là tác gỉa quyển '' Tôi chọn tự do -Je choisi la liberte' ''.
Từ tháng 11 năm 1950 đến tháng giêng năm 1951 cũng tại tòa án BaLê, ông Aragon đã kiện ông David Rousset , một nhà trí thức có khuynh hướng Trotski.
Rousset đã từng bị lưu đày trong các trại tập trung của Đức trong đệ nhị thế chiến. Năm 1946 ông đoạt giải văn chương Renaudot với tác phẩm '' Vũ trụ tập trung - Univers concentrationaire''. Ngày 12 tháng 11 năm 1946, ông Rousset kêu gọi những tù nhân ở Liên Sô hãy thành lập ủy ban điều tra các trại tập trung khổ sai . Báo chí Cộng sản lúc bấy giờ mở chiến dịch chống phá Rousset kịch liệt và chính quyền Xô Viết cho biết là không hề có trại lao động khổ sai ở xứ này. Hưởng ứng lời kêu gọi của Rousset, tờ báo Figaro Litteraire số ra ngày 25 tháng 2 năm 1950 cho đăng một bài báo tựa đề : '' Trại tập trung khổ sai của Sô Viết , Cái gì khốn khổ nhất : Địa ngục hay trại Belzebuth ? '' trong đó bà Magaret-Neuman với tư cách là nạn nhân , tường thuật lại những gì bà đã trãi qua trong trại tập trung của Sô Viết và của Quốc Xã Đức.Những nhà độc tài Sô Viết tìm mọi cách chống lại lương tâm của con người . Họ mở ra một mặt trận rộng lớn với một số vũ khí đồ sộ để can thiệp vào mọi nơi trên thế giới. Họ tuyên bố bài trừ, đe dọa, và làm mất niềm tin đối với những ngươì như Soljenitsine, Boukovski, Zinoviev, Plioutch,.. Họ đuổi những người này ra nước ngoài hay cho đi lưu đày biệt xứ. Họ quản thúc ông Sakharov, nhà bác học đầu tiên chế ra bom nguyên tử tại thành phố Gorgi. Cho Tướng Piotr Grigorenko an trí trong nhà thương điên...
Trước sự đe dọa quá lớn cùng vơí sự che đậy bịp bợm, các nạn nhân không đủ can đảm để phát biểu và cũng không còn khả năng để hội nhập vào cái xã hội còn đầy rẫy những tên chỉ điểm, những hung thủ đang sống nghênh ngang. Trong tác phẩm '' Rồi moị việc cũng qua '', tác giả Vassili Grossman tỏ vẻ thất vọng khi so sánh hai thảm kịch. Thảm kịch Do Thái đã được chính người Do Thái trên tòan thế giới chu lo tưởng niệm. Trong khi thảm kịch của những nạn nhân của chế độ Cộng sản không hề có quyền đòi hỏi bồi thường, cho dù chỉ làm một lễ tưởng niệm nhỏ. Tất cả đều bị cấm kỵ.
Một khi Cộng sản không còn che dấu được một số sự thật như các vụ xử bắn, các trại tập trung, gây ra các nạn đói,.., thì chúng vội vàng chạy tội vụng về. Sau khi nhìn nhận có xảy ra các cuộc khủng bố, họ tìm cách biện minh hợp lý. Họ cho rằng khi người ta đốn gỗ trong rừng thì có các dâm cây bay ra ngoài. Hay muốn chiên trứng gà thì phải đập vỏ trứng. Nhưng nào có chiên trứng gà nào đâu! Cái bịp bợm nhất là cách xử dùng ngôn ngữ của Cộng sản. Hình thức tập trung chúng gọi la trại cải tạo. Các tên cai tù thì mệnh danh là các tên quản giáo. Họ cố biến những tù nhân của chế độ củ thành những ngươì của chế độ mới. Ở các trại tù Xô Viết, các tên cai tù dùng bạo lực bắt tù nhân phải thừa nhận chính quyền. Tại Trung Cộng, các tù nhân là những sinh viên bị cưỡng bách đi lao động. Họ bị bắt buột phải họ các tư tưởng do đảng đưa ra và phải sửa sai tư tưởng cá nhân. Phải nói láo những sự thật. Nó làm cho tư tưởng của con người trở nên loạn thị về xã hội và chính trị. Tuy vậy sự méo mó về đường lối tuyên truyền của Cộng sản còn có thể sửa đổi được, nhưng khó có thể đưa những đã vi phạm tư tưởng trở về cái tri thức thích nghi. Cái ấn tượng đầu tin đã trở thành thiên kiến. Những người Cộng sản nhờ guồng máy tuyên truyền mạnh mẻ, khó có ai sánh kịp, cộng thêm vào đó vơí cách xử dụng ngôn ngữ điếm xão, đôi khi còn dùng vũ lực để chống lại các lời tố cáo về các hành động khủng bố của chúng, chúng tạo được một hàng ngũ chặt chẽ, kéo theo cảm tình viên, lập lại chủ nghĩa Cộng sản. Các người Cộng sản biết xử dụng một cách có hiệu lực nguyên tắc đầu tiên của hệ tư tưởng. Ông Tertullien đã từng tiên bố :'' Tôi tin, dù cho phi lý''.
Nằm trong khuôn khổ tuyên truyền, nhiều nhà trí thức khoa bản đã bán đứng lương tri của họ. Vào năm 1928, văn hào nổi danh của Nga, ông Gorki đã chấp nhận đi viếng các vùng thuộc quần đảo Solovski. Nơi đây là thí điểm tập trung mà sau này theo nhận xét của Soljenitsine, trở thành hệ thống trại tù Goulag. Sau chuyến viếng thăm, nhà đại văn hào Gorki viết các bài báo ca tụng chế độ Sô Viết và quần đảo Solovski. Một nhà văn Pháp, ông Henri Barbusse sau khi đoạt giải văn chương Goneourt vào năm 1916 đã viết bài nịnh hót chế độ Staline. Năm 1928 ông cho xuất bản quyển '' Xứ Georgie tuyệt vời''. Đó là quê hương của Staline. Tại nơi này, Staline cùng với thân cận Ordjonikidze vào năm 1921 đã mở một cuộc tàn sát rùng rợn.
Gần đây, Mario Maccio đã ca tụng Mao và Alain Peyrefitte cũng làm như vậy. Bà Danielle Mitterand cũng từng ca tụng Fidel Castro . Lòng gian tham, sự nhu nhược tính khoe khoang và sự hư ảo đã bị bạo lực cách mạng thôi miên. Các chế độ độc tài , dù với động cơ nào, vẫn luôn luôn có người sùng bái và ca tụng. Và họ cũng cần những người này. Chế độ độc tài Cộng sản cũng vậy.
Đứng trước các lời tuyên truyền của Cộng sản, các nước Tây phương có thái độ mù quáng lạ lùng. Hầu hết các nước Tây Âu đã tỏ ra quá ngây thơ đối với chế độ Cộng sản xão quyệt. Phải chăng họ khiếp sợ trước sức mạnh của Sô Viết hay vì cái vô liêm sĩ của các chính khách? Tại hội nghị Yalta vào năm 1945 đã hiện diện sự mù quáng này. Tổng Thống Hoa Kỳ đã buôn rơi các nước Đông Âu cho Staline và Staline hứa sẽ cho tổ chức bầu cở tại các quốc gia này. Năm 1944, Tổng thống De Gaulle tại Mac Tư khoa, đã bỏ rơi Ba Lan cho bạo chúa Staline để đổi lấy sự chấp thuận của lãnh tụ Cộng sản Pháp Moris Thorez về một bảo đảm an ninh xã hội và chính trị trên đất Pháp khi khi chiến tranh kết thúc.
Việc làm mù quáng này đã củng cố một cách hợp pháp lòng tin của những người Cộng sản Phương Tây và các thành phần khuynh tả. Họ cho rằng ở phía sau bức màn sắt là thiên đàng chủ nghĩa xã hội. Nhiều cuộc tranh luận về vấn đề này trong các nước dân chủ. Họ cho rằng phía bên kia bức màn sắt là một thực thể. Bà Simone Veil nhấn mạnh rằng công nhân cách mạng rất sung sướng vì họ được nhà nước yễm trợ. Một nhà nước ủng hộ chính thức các hoạt động của công nhân. Chỉ có nhà nước mới có quyền ban cho. Chủ nghĩa Cộng sản tự xưng là con đẻ của truyền thống giải phóng, con người và xã hội , một giấc mơ về sự bình đẳng thực sự, một hạnh phúc cho tất cả mọi người. Trong cái hào quang sáng chói này, Cộng sản đã phơi bày tất cả tất cả những điều nhơ nhớp mà chủ nghĩa xã hội đã gây ra.
Dù muốn hay không, sự không biết về chiều sâu của tội ác do Cộng sản gây ra mỗi lúc một gia tăng. Một phần cũng tại sự thờ ơ của các người cùng thời với anh, cha chúng ta. Không phải con người có quả tim chai đá. Ông Tzvetan Todorov nhấn mạnh : '' Ký ức tang chế của cá nhân ta đã cản trở ta cái tri giác cảm xúc các nổi đau khổ của người khác..''.
Thế kỷ 20 là thế kỷ xảy ra quá nhiều tang thương. Con người đã gánh chịu quá nhiều nổi đau khổ cho nên chẳng mấy ai còn có thể động lòng trắc ẩn trước sự đau khổ của người khác.

(còn tiếp)

No comments: