Thursday, October 8, 2009

5 RỦI RO CHÍNH TRI ĐỐI VỚI GIỚI ĐẦU TƯ

Giới đầu tư Singapore cảnh báo: 5 rủi ro có thể gặp ở VN
Wednesday, October 07, 2009

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=102366&z=1#
(Reuters) - Việt Nam đã vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khá tốt đẹp, tuy nhiên quốc gia này vẫn là nơi mà đầu tư còn rủi ro và tương đối mập mờ.
Ðây là những rủi ro có thể gặp:

* Tham nhũng
Tham nhũng là tệ trạng tràn lan ở khắp mọi cấp chính quyền và là một trở ngại lớn cho đầu tư từ nước ngoài. Nhà cầm quyền đã đưa ra nhiều kế hoạch tích cực chống tham ô và khuyến khích truyền thông đóng vai trò theo dõi, tuy nhiên những nỗ lực ấy mất hiệu quả sau khi nhiều ký giả bị bắt giữ vì tường trình những vụ tham nhũng tai tiếng lớn. Tiến bộ trong lãnh vực này sẽ là yếu tố then chốt cho sự hấp dẫn đầu tư.
Việt Nam đứng vào hàng cao trong các nước tham nhũng trên thế giới. Sự cải thiện hay thoái bộ của hiện trạng này sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giới đầu tư.

* Chính quyền thiếu hiệu quả
Tham nhũng, thiếu trong sáng và không đủ tin cậy, cùng với guồng máy hành chính quan liêu cồng kềnh là những yếu tố tác động đến chính quyền trong sự hoạch định và thực thi chính sách. Công cuộc cải tổ kinh tế và tái tổ chức các xí nghiệp quốc doanh thiếu hiệu quả dễ bị tổn thương vì va chạm đến các thế lực có quyền lợi ngầm và những phần tử bảo thủ trong một chính quyền chú trọng nhiều hơn đến an ninh chính trị.
Mặc dầu kích thích của chính quyền có thể đẩy mạnh nền kinh tế nhưng có nhiều nghi vấn như làm thế nào có thể bù đắp thâm hụt ngân sách, làm thế nào có thể kiềm chế áp lực lạm phát và làm thế nào quân bình khu vực đầu tư tư nhân. Hà Nội đã thi hành kế hoạch giảm bớt thủ tục hành chính trong chính quyền, nhưng kết quả của việc này như thế nào hãy còn phải chờ xem.
Các nhà đầu tư thường coi sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng là một trong những trở lực chính tại Việt Nam, do đó sự phối hợp điều hành các chương trình phát triển mau chóng và hiệu quả trong lãnh vực này sẽ được chăm chú theo dõi đánh giá.

* Chính sách hối đoái
Chính sách ấn định tỷ giá hối đoái thường tạo nên nhiều áp lực kinh tế. Người ta tin rằng nhà cầm quyền sẽ mở rộng sự trao đổi đồng bạc Việt Nam hay hạ giá nó một lần nữa trong những tháng tới và điều ấy đưa đến sự thu giữ dollars. Tuy nhiên ngay lúc này thì rủi ro về một sự phá giá đáng kể đột ngột được xem là nhỏ.
Thị trường luôn luôn theo dõi sát bất cứ triệu chúng nào về thời điểm và sự thay đổi tỷ giá hối đoái.

* Bất ổn xã hội

Gần đây tại Việt Nam có hiện tượng gia tăng những vụ đình công, biểu tình phản đối và tranh chấp đất đai, những sự kiện thường tác động đến kinh doanh ngoại quốc. Những rối loạn xảy ra ở vùng nông thôn do việc nhà nước chiếm hữu đất đai và tham nhũng của các viên chức địa phương. Tuy nhiên lúc này chưa có bằng chứng nào là tình trạng bất ổn sẽ lan rộng, hoặc là chế độ sẽ gặp thử thách nghiêm trọng từ nội bộ.
Những vấn đề then chốt để quan sát là:
- Dấu hiệu bùng nổ một phong trào phản kháng rộng lớn phát sinh từ những tranh chấp địa phương. Cho đến bây giờ, chuyện này xem chừng khó xảy đến.
- Vai trò của Giáo Hội Công Giáo. Giáo dân đã từng tham dự những vụ phản đối về việc chính quyền chiếm hữu đất đại của giáo hội sau năm 1954. Trên mặt chính thức, Giáo Hội Công Giáo tránh can dự có va chạm trong chính trị nhưng tập hợp được 6-7 triệu tín đồ và tổ chức chặt chẽ.
- Tranh chấp trên biển Ðông là một vấn đề rất nóng bỏng ở Việt Nam với nghi ngờ về ý đồ của Trung Quốc đang lên cao. Bất cứ một động thái nào của Trung Quốc nhằm nhận chủ quyền trên các quần đảo ở biển Dông, hay biểu hiện yếu đuối của Việt Nam về chuyện này, sẽ là căn bản rộng rãi đưa tới những sự phản kháng.

* Môi trường

Việt Nam có tiềm năng lớn về chuyển nhượng khí thải carbonic theo Nghị Ðịnh Thư Kyoto, nhưng những thực tế về khả năng tinh thông, sự trong sáng và tài chính đã cản trở tiến bộ. Vấn đề môi trường có thể là một nguồn gây xáo trộn xã hội đang gia tăng, giống như ở Trung Quốc. Với một đường bờ biển dài, Việt Nam được coi là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nhất về tình trạng mực nước biển sẽ dâng cao, đặc biệt là ở vùng sản xuất lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long.
Những điều nên theo dõi quan sát là:
-Tầm mức điều hành của chính quyền để hạn chế tổn hại môi trường trong khi phát triển kinh tế.-Những bằng chứng về thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến Việt Nam đang ngày càng nhiều và đó là hậu quả của sự thay đổi khí hậu địa cầu. (H.C)




Năm rủi ro chính trị cần theo dõi ở Việt Nam
Theo Reuters

Tqvn2004 chuyển ngữ
Thứ Tư, 07/10/2009
http://danluan.org/node/2867
Singapore - Việt Nam đã chống chọi được với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tương đối tốt, nhưng quốc gia này vẫn được coi là một điểm đến đầu tư rủi ro và tương đối thiếu minh bạch.
Dưới đây là tổng kết những rủi ro chính ở Việt Nam cần phải theo dõi:


1. Tham Nhũng:
Tham nhũng là một đặc tính ở Việt Nam tại tất cả các cấp chính quyền, và là rào cản chính đối với đầu tư nước ngoài. Các cơ quan chức năng đã tuyên bốn những kế hoạch mạnh bạo để diệt tham nhũng, và khuyến khích báo chí đóng vai trò giám sát, nhưng những nỗ lực này đã bốc hơi sau khi một số nhà báo đã bị bắt giữ vì viết về những vụ tham nhũng lớn. Sự tiến triển trong công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam sẽ là chìa khóa mang tính quyết định tới sự hấp dẫn đầu tư.
Những vấn đề chính cần quan sát:
-- Xếp hạng của Việt Nam trong các báo cáo và xếp hạng về cảm nhận tham nhũng. Một sự cải thiện hay tụt hậu sẽ ảnh hưởng tới các nhà đầu tư.

2. Tính hiệu quả của chính quyền:
Tham nhũng, thiếu trách nhiệm chính trị và thiếu minh bạch, và tệ quan liêu nặng nề đã ảnh hưởng lên tính hiệu quả của chính quyền trong việc hình thành và thực thi chính sách. Cải cách kinh tế và tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả bị đe dọa bởi những lợi ích vững chắc và các yếu tố bảo thủ trong chính phủ, chú trọng hơn vào an ninh.
Những vấn đề chính cần quan sát:
-- Trong khi gói kích thích kinh tế của chính quyền đã đẩy nền kinh tế lên, vẫn còn có những câu hỏi như làm thế nào để bù đắp thâm hụt ngân sách, làm thế nào để duy trì áp lực lạm phát, làm thế nào để tránh cho đầu tư tư nhân không bị lép vế. Hà Nội đã phát động kế hoạch cắt giảm các thủ tục hành chính trong chính quyền, và liệu việc làm này kết cục thế nào sẽ là điều cần quan sát.
-- Các nhà đầu tư tường xuyên liệt kê cơ sở hạ tầng tồi tệ như một trong những rào cản lớn nhất ở Việt Nam, và khả năng điều phối sự phát triển hiệu quả và nhanh chóng trong lĩnh vực này của chính phủ sẽ là điều được nhiều người quan tâm.

3. Chính sách tỉ giá hối đoái:
Chính sách tỉ giá hối đoái cố định của Việt Nam thường xuyên gây áp lực lên nền kinh tế. Nhiều người đã trông đợi các cơ quan chức năng nới rộng hành lang thương mại cho đồng Việt Nam, hoặc từ từ phá giá nó một lần nữa trong mấy tháng tới, và điều này đã dẫn tới sự tích trữ đồng USD. Tại thời điểm hiện tại, rủi ro phá giá mạnh bất thình lình là tương đối nhỏ.
Những vấn đề chính cần quan sát:
-- Thị trường đang được giám sát chặt chẽ để tìm bất cứ dấu hiệu nào cho thấy khả năng và thời điểm thay đổi tỉ giá.


4. Bất ổn định xã hội
Việt Nam đang chứng kiến số lượng các cuộc đình công, phản kháng và tranh chấp đất đai ngày càng tăng, và chúng thường ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của người nước ngoài. Những bất ổn này nổ ra ở khu vực nông thôn do Nhà nước sung công đất đai, và do những quan chức tham nhũng ở địa phương. Nhưng vẫn không có dấu hiệu chứng tỏ rằng khả năng bất ổn rộng lớn hơn sẽ nổ ra, hoặc thể chế hiện tại sẽ bị thách thức từ bên dưới trong thời gian tới.
Những vấn đề chính cần quan sát:
-- Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy một phong trào phản kháng rộng rãi hơn ở mức độ toàn quốc xuất hiện từ những tranh chấp địa phương. Tới nay, điều này ít có khả năng xảy ra.
-- Vai trò của nhà thờ Công Giáo. Người Công Giáo đã tham gia nhiều vụ phản đối đất của nhà thờ bị nhà nước sử dụng sau năm 1954. Nhà thờ Công Giáo, trong khi lảng tránh việc dính lứu tới chính trị một cách chính thức, có từ 6-7 triệu tín đồ ở Việt Nam và được tổ chức khá chặt chẽ.
-- Tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông. Vấn đề này rất được sự quan tâm ở Việt Nam, nơi mà sự nghi ngờ dành cho Trung Quốc là rất cao. Bất kỳ động thái nào của Trung Quốc nhằm đòi chủy quyền đối với các quần đảo đang tranh chấp trên biển Đông, hoặc sự yếu kém trông thấy của Việt Nam trong vấn đề này, có thể dẫn tới những cuộc biểu tình được nhiều người ủng hộ.

5. Môi trường:
Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành nguồn tín dụng các-bon thương mại theo Nghị định thư Kyoto, nhưng vì vấn đề thiếu chuyên môn, thiếu minh bạch và nguồn tài chính đã cản trở tiến trình này. Những vấn đề môi trường cũng có thể trở thành nguồn gốc của bất ổn xã hội ngày càng tăng, giống như Trung Quốc. Với bờ biển dài, Việt Nam được coi là một trong những quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi mực nước biển dâng lên, đặc biệt là vựa lúa đồng bằng sông Mê Kông.
Những vấn đề chính cần quan sát:
-- Khối lượng công việc chính phủ thực hiện để hạn chế ảnh hưởng môi trường tới từ phát triển kinh tế ở Việt Nam.
-- Những dấu hiệu bất kỳ cho thấy các sự kiện thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng tới Việt Nam ngày càng nhiều, bởi sự thay đổi khí hậu.

(Tập hợp bởi Andrew Marshall và John Ruwitch; hiệu đính bởi Bill Tarrant)


No comments: