Ứng
xử thế nào với công trình 61 Trần Phú – Hà Nội?
10/04/2022
https://baotiengdan.com/2022/04/10/ung-xu-the-nao-voi-cong-trinh-61-tran-phu-ha-noi/
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/04/toa-nha-2a.jpg
Công trình 61 Trần
Phú. Ảnh: Báo Kinh tế Đô thị
Đây nguyên là nhà xưởng cơ khí của Bưu điện Hà
Nội thời Pháp thuộc (phần lõi), còn dãy nhà chữ U viền quanh mép đất là các cửa
hàng. Theo như bản vẽ của Trung tâm lưu trữ quốc gia cung cấp. Không hiểu sao
công năng cửa hàng này không được báo chí nhắc đến? Nhìn dãy nhà chữ U này
không hề giống kiến trúc nhà xưởng. Đây là chi tiết quan trọng để có giải pháp
bảo tồn, cải tạo.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/04/1-1045x2048.jpeg
Sơ đồ vị trí các
kho, xưởng, nhà ở của viên Trưởng Kho năm 1934.
Ảnh: TT lưu trữ Quốc gia
Về mặt kiến trúc, thì cái xưởng ở lõi không có
giá trị bảo tồn, cũng không đọng lại chút ký ức đô thị nào, do nó khuất bên
trong. Còn dãy nhà chữ U viền mép đất tuy không phải là một kiến trúc đặc sắc,
nhưng không xấu và gắn liền với ký ức đô thị của dân HN, do nó phô ra mặt đường
suốt từ năm 1927 (khi nó xây xong đến giờ).
Vì thế, việc phá bỏ cái nhà xưởng ở lõi thì
không có gì đáng tiếc cả, nhưng có thể xem xét giữ lại phần mặt đứng quay ra đường
của khối nhà chữ U, hiện chưa bị phá thì dừng.
Việc giữ lại mặt đứng hoặc cả hình khối cổ điển
(bên trong có thể cải tạo) là giải pháp không mới ở nước ngoài. Như KTS Norman
Foster từng thiết kế ở nhà Quốc hội Đức hay công trình Hearst Tower, New York.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/04/3.jpeg
Nhà Quốc hội Đức. Ảnh
trên mạng
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/04/4.jpeg
Tháp Hearst, New
York. Ảnh trên mạng
Tuy nhiên, để thiết kế bảo tồn được kiểu đó
thì phải cần có KTS giỏi, có kiến thức lịch sử kiến trúc, đô thị và ý thức bảo
tồn cũng như khả năng sáng tạo để kết hợp giữa cũ và mới. Công trình Diamond
plaza trong SG ở vị trí đối mặt với Nhà thờ Đức Bà cũng đã có kiểu thiết kế
tương tự, tương đối thành công. Ở công trình này cũng có thể đập bỏ cái cũ và
thiết kế khối đế tương đối cổ điển để gợi nhớ kiến trúc cũ (đã làm ở Tràng Tiền
plaza), phần trên và bên trong vẫn có thể có thiết kế đương đại, không nhất thiết
phải sao chép kiến trúc Tân cổ điển.
Nhưng thực tế, kiểu thiết kế bảo tồn kiểu Việt
Nam lâu nay thường khá là thiếu chất xám. Phần nhiều là chơi bài phục dựng lại
bản gốc theo kỹ thuật xây dựng đương đại, nên khi công trình hoàn thành nó trở
nên xa lạ.
Với mẫu thiết kế hiện tại, nó không đến nỗi
quái vật như có KTS chê bai trên báo, ít nhất là so với công trình văn phòng Quốc
hội đối diện thì cũng khá hài hòa về kiểu dáng. Lẽ ra, công trình đáng đấu tố
kiến trúc về sự hài hòa chính là công trình này, nhưng có lẽ vì đó là cơ quan
nhà nước cấp cao nên chả ai dám lên tiếng!?
Còn nếu nói về sự thiếu hài hòa nhất khu vực
thì phải kể đến chính cái lăng Chủ tịch HCM. Đó là kiến trúc lăng Lenin đem từ
Moscow về, chả liên quan gì đến kiến trúc Pháp của các công trình lân cận. Thế
nên có người nói là công trình mới cần hài hòa với cái lăng thì kể cũng nhảm.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/04/maxresdefault-1024x576.jpg
Toàn cảnh lăng ông
Hồ Chí Minh. Ảnh trên mạng
Mình tìm hiểu về công trình cũng như lịch sử
đô thị khu vực này thông qua các bản đồ thời Pháp thuộc để mọi người thấy rằng
khi nó hình thành thì khu vực phía Nam khu đất còn khá hoang vu. Lưu ý là phía
Nam đường Nguyễn Thái Học khi đó đã là thuộc đất ngoại thành (đại lý Hoàn
Long), không còn thuộc TPHN (nhượng địa) nữa, nên vẫn đầy ao chuôm, ruộng chạy
tới cả khu Văn Chương, Thịnh Hào bây giờ.
Bản đồ năm 1950, giai đoạn Quốc gia Việt Nam,
lưu ý hai công trình trong khoanh tròn là Biệt điện Quốc trưởng (dinh Toàn quyền
cũ) và Dinh thủ tướng (nay là sứ quán TQ). Bản đồ dùng tiếng Việt cho thấy đây
không phải thời Pháp thuộc như nhiều người lầm tưởng!
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/04/6-997x2048.jpeg
Ảnh tư liệu
Bản đồ năm 1929, sau khi công trình hoàn thành
được hai năm. Bản đồ dùng tiếng Pháp.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/04/1-1.jpeg
Ảnh tư liệu
Điều đó cho thấy rằng quy mô dân số thời đó
còn rất thấp và thưa, nên khối tích công trình chỉ có vậy, thì đã là to rồi.
Nhưng bây giờ dân số đã tăng gấp vài chục lần thì việc khối tích tòa nhà cũng
phải tăng lên là chuyện bình thường.
Nhớ là công trình cũ có diện tích chủ yếu (nhà
chữ U) là magasins (cửa hàng), với dân số khu vực còn thưa thớt như vậy, nên
bây giờ nếu nó có chức năng thương mại thì không có gì sai cả. Do dân số đã
tăng nhiều, giá trị thương mại cũng tăng tương ứng.
Nhiều KTS cũng như người dân quá ám ảnh bởi việc
bảo tồn nên cứ thấy đập nhà Pháp cổ thì la toáng lên. Mình cho rằng thế là cực
đoan. Bảo tồn cũng phải tùy công trình nào có giá trị và cũng phải hài hòa với
việc phát triển kinh tế, bảo tồn 1 phần hay toàn bộ cũng cần cân nhắc bởi những
người có kiến thức về lịch sử để giải pháp đưa ra có giá trị bảo tồn hình ảnh
(không nhất thiết là trùng tu) mà vẫn sáng tạo để có công năng hợp thời hoàn
toàn khác cái cũ. Muốn được như thế chắc cần 1 cuộc thi tuyển kiến trúc.
Nhân tiện mình giới thiệu luôn cuốn sách về Lịch
sử đô thị, có lẽ hợp với giới chuyên môn về quy hoạch đô thị và các nhà quản lý
đô thị. Đọc để thấy đô thị đã biến chuyển theo những công thức nào theo thời
gian. Những công thức tưởng chừng mất công gây tranh cãi như tách chỗ ở của người
giàu ra khỏi khu người nghèo thực ra đã xảy ra ở các đô thị phương Tây từ vài
thế kỷ trước như 1 quy luật tất yếu…
No comments:
Post a Comment