Sunday, April 3, 2022

THẾ GIỚI VẪN LÀM, SAO TA PHẢI BỎ? (Nguyễn Quốc Vương)

 



THẾ GIỚI VẪN LÀM, SAO TA PHẢI BỎ?  

Nguyễn Quốc Vương 

2/4/2022  21:53   

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1612929759085759&id=100011062518050

 

Có những bạn lý luận bỏ trường chuyên, bỏ thi hs giỏi (không thấy nói đến thi gv giỏi) thế nào được vì "Trên thế giới vẫn có trường chuyên, thi hsg".

 

Lý luận hay ghê. Không rõ thế giới có đến mấy trăm nước thì thế giới được nói đến trong câu trên là thế giới nào. Nó là Lào, Campuchia, Trung Quốc, Đức, Anh, Pháp, Mĩ hay Nhật?

 

Lý luận này tương đương với lý luận "Bỏ dạy thêm làm sao được. Vấn đề nằm ở phụ huynh. Trên thế giới người ta vẫn dạy thêm học thêm đầy".

 

Lý luận kiểu này tỏ ra vô cùng...nguy hiểm vì đánh lận con đen.

 

Nó lồng ghép đúng và sai để đánh lừa người đọc.

 

Đúng là ở Nhật, Hàn, Mỹ vẫn có học thêm thậm chí ở Nhật học thêm ầm ầm.

 

Nhưng họ không hiểu hay cố tính lờ đi rằng HỌC THÊM Ở CÁC NƯỚC ĐÓ TÁCH RỜI VÀ ĐỘC LẬP VỚI GIÁO DỤC CÔNG LẬP VÀ KHÔNG NẰM TRONG CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP.

 

Luật ở đó cấm ngặt giáo viên trường công dạy thêm ở trường, ở nhà, ở bất cứ trung tâm nào khi đã là giáo viên biên chế, hợp đồng dài hạn.

 

Phát hiện ra thì bị đuổi việc ngay lập tức!

 

Đối với giáo viên trường tư thì không có luật cấm nhưng thường khi đã là giáo viên cơ hữu của trường tư đó thì chủ sử dụng lao động là nhà trường cũng có chế tài để giáo viên phải tập trung vào việc ở trường và không có thời gian để làm việc khác.

 

Dạy thêm-học thêm khi đó sẽ được đưa ra khỏi trường phổ thông. Nó là hoạt động của các trung tâm. Ở Nhật là các juku. Giáo viên ở đó là giáo viên độc lập, giáo viên đã về hưu, giáo viên có hợp đồng ngắn hạn ở các trường.

 

Vì vậy nó tránh được những lùm xùm về đạo đức nghề giáo như ép học sinh học thêm, đối xử bất công bằng với học sinh học thêm và không, phụ huynh dùng học thêm như món quà hối lộ...

 

Trường chuyên cũng vậy. Trường chuyên của người ta nếu có là chuyên về thể thao, nghệ thuật hoặc nghề và thường dành cho một thiểu số rất nhỏ có tài năng đặc biệt. Nó không phải là "siêu lò luyện thi" để cuối năm báo cáo thành tích.

 

Về chuyện thi học sinh giỏi thì nó không phải là kiểu thi luyện gà rồi đi chọi và được áp đặt bởi cơ quan quản lý hành chính. Nó là tự nguyện, ai thích thì tham gia.

 

Hơn nữa, điều này RẤT QUAN TRỌNG mà người lý luận như trên LỜ ĐI hoặc KHÔNG HIỂU.

Đó là các cuộc thi đó phần lớn nằm ngoài hệ thống hành chính giáo dục và đào tạo. Nó do các tổ chức chuyên môn, hội chuyên môn, hội nghề nghiệp, câu lạc bộ, liên minh hội... nằm ở bên ngoài bộ giáo dục, trường học, sở giáo dục tổ chức.

 

Khi làm như vậy, tính chất học thuật, giao lưu, thi tài, khuyến khích nhân tài, phát hiện tài năng được mở rộng tối đa và hạn chế được những tiêu cực quanh chuyện ra đề, chấm thi, luyện thi, đua thành tích...như ta thường thấy.

 

Trong các loại lý luận, lý luận kiểu trên là nguy hiểm hạng một cho sự tiến bộ nói chung.

 

35 BÌNH LUẬN   

 

========================

 

XEM THÊM

 

Nguyễn Quốc Vương 

7 giờ  · 

NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI NHẬT AI TỰ TỬ NHIỀU HƠN?

 

Hôm qua, nhân một thầy giáo nói rằng mỗi khi có chuyện gì người ta cứ chỉ trích giáo dục nhưng ở Nhật thì nổi tiếng thế giới về tự tử người ta có chỉ trích giáo dục không.

 

Tôi ít khi đi bình luận dạo ở FB người khác trừ bạn bè sách vở thân thiết nhưng đọc xong thấy không thể không nói gì liền bình "Em có biết ở Nhật và Việt Nam mỗi năm có bao nhiêu người tự tử và phân theo các độ tuổi, lý do thì tỉ lệ ở hai nước thế nào không? Anh có số liệu nhưng không có gan để viết".

 

May quá. Nay tìm được báo Nhân dân đã đưa số liệu đây rồi. Một số liệu vô cùng chính thống. Chắc chẳng có ai dại dột bảo đây là số liệu giả hay vớ vẩn.

 

Đã từ lâu, khi nhiều người vì lý do này lý do kia hay đưa ra chuyện người Nhật tự tử để cho rằng giáo dục Nhật không đáng học, tôi chỉ cười.

 

Nếu hỏi lại chưa chắc nhiều người biết thực sự người Nhật có bao nhiêu người tự tử mỗi năm, người tự tử nhiều là người trẻ hay hay người già, vì lý do gì.

 

Vì mang máng người ta có cảm giác ta rất ổn và Nhật thì rất nguy. Tuy nhiên nếu nghiên cứu từ số liệu và suy ngẫm ta sẽ thấy...hoảng luôn.

 

Làm gì có chuyện cuộc sống bất an bởi đủ thứ như tai nạn giao thông, bệnh tật, bạo lực rồi lại rượu, ma túy... mà sức khỏe tâm thần tốt được.

 

Rồi thì làm gì có chuyện coi nặng vật chất, tiền bạc mà coi nhẹ tinh thần, coi nhẹ sự hướng thượng...mà lại có thể vui vẻ, hạnh phúc thật sự được.

 

Con người chứ có phải là động vật hay máy móc đâu. Đã là con người thì nghiễm nhiên sẽ cần đến nhu cầu tinh thần và cần nó rất lớn.

 

Vì thế mà ta ổn ư? Không có đâu!

 

Mỗi dịp Tết 3000 vụ chém nhau vào viện thì không điên không khùng mới là lạ. Chưa kể môi trường đi làm phức tạp, định kiến xã hội và sự chà đạp giá trị cá nhân đến ngay từ người thân, đồng nghiệp.

 

Đừng nhắm mắt trước vấn đề. Hãy can đảm nhìn vào để giải quyết. Người Việt đang tự tử ngang người Nhật thậm chí là hơn cả người Nhật.

 

Số liệu thống kê của Tổng cục cảnh sát Nhật Bản cho biết năm Lệnh hòa thứ 3 tức năm 2021, tổng số người tự tử được ghi nhận ở Nhật là 2, 1 vạn người. Nhìn số liệu thống kê trong 5 năm trở lại đây thì có xu hướng giảm dần.

(link gốc: https://www.npa.go.jp/.../statistics/safetylife/jisatsu.html)

 

Trong khi đó Việt Nam là 4 vạn!

 

Và đừng quên rằng Việt Nam đang là quốc gia có dân số trẻ, chưa thành một nước công nghiệp còn Nhật Bản là nước đã bị già hóa dân số đã lâu, đã là nước...hậu công nghiệp.

 

Tự tử ở người Nhật có rất nhiều ca (chiếm tỉ lệ kha khá) là những người già. Họ sống thọ nhưng lo sợ đến lúc nào đó bị sống thực vật, không ai chăm sóc hoặc người thân qua đời cả rồi còn mình sống thì buồn bã, vô nghĩa và họ...tự xử. Báo Nhật đôi khi cũng chỉ đưa vắn tắt là tự sát mà không nói lý do cụ thể phía sau. Nhưng xem tuổi nạn nhân thì thấy toàn trên 70 cả.

 

Còn ở ta, nổi cộm trong thời gian gần đây là những ca tự tử thương tâm ở thanh niên và học sinh. Đấy là điều vô cùng đáng buồn và đáng suy ngẫm.

 

P.s. Người Việt Nam lạm dụng bia rượu rất nhiều và tôi chứng kiến ở làng quê cũng như thành phố rất nhiều người có sức khỏe tâm thần bất ổn vì rượu trong đó có cả người thân. Hãy cảnh giác!

 

NHANDAN.VN

Mỗi năm, gần 40 nghìn người tự tử vì bệnh trầm cảm - Báo Nhân Dân

NDĐT – Tại Việt Nam, hiện có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. Mỗi năm, số người tự tử do trầm cảm ở nước ta từ 36.000 - 40.000 người. Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo truy.....







No comments: