Tham
vọng phục hồi đế chế Xô-Viết của Nga gặp trở ngại vì cuộc chiến tại Ukraine
15/04/2022
https://vietbao.com/images/file/8CPQm6Me2ggBAIpb/w800/hinh-bai-tay-phai.jpg
Vỏ chiếc xe quân sự Nga cháy rụi nằm trên đường cao
tốc dẫn vào Kyiv. Xe đã bị phá hủy bởi lực lượng Ukraine khi họ bảo vệ thủ đô
vào đêm thứ ba của cuộc xâm lược của Nga. Nhiếp ảnh gia: Maxim
Dondyuk, Ukraine.
✱Điện Kremlin đã mở rộng quy mô địa lý tiếp cận nhiều khu vực trên thế giới,
nơi có sự hiện diện của Nga trong gần ba thập kỷ.
✱Nga đang trong quá trình thiết lập lại quan hệ
với nhiều hình thức hầu kiểm soát các nước láng giềng.
✱Putin muốn Biden phải đối mặt với một tình huống khó xử tại Ukraine.
✱Hoạt động quân sự của Nga dọc theo biên giới
Ukraine khiến Tổng thống Mỹ Joe Biden phải vội vàng dàn xếp cuộc gọi điện video
với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
✱Về chính sách đối ngoại của Nga qua
việc sử dụng các công nghệ truyền thông xã hội đã được chứng minh rõ ràng trong
cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2016.
*
Sau khi Nga tiến chiếm Crimea vào năm 2014, và
tại Syria 2015 theo các nhà hoạch định chính sách Nga cho rằng Mỹ và NATO phản ứng
yếu ớt... Hai năm sau, 2016 Nga không ngần ngại công khai bày tỏ tham vọng
sẽ lấy lại các phần lãnh thổ tại châu Âu đã mất sau chiến tranh lạnh.
Qua các sự kiện này, nên “Nga có thêm yếu tố để lập
luận rằng Hoa Kỳ đang thất bại trong vai trò lãnh đạo toàn cầu”. Nhưng phải
chờ đến 2021, Nga cho rằng:” tình hình Afghanistan xấu đi sẽ có nghĩa
là một bước lùi đối với kẻ thù” Nga mới đi đến quyết định thực hiện
tham vọng ... Phần tóm lược trình bày sau từ viện nghiên cứu chiến lược SWP của
Đức và Tổ chức nghiên cứu Chính sách đối ngoại CEFIP của Nga.
✻ Nga và An ninh Châu Âu
Ngày 30.6.2016 - Theo tổ chức Phục vụ nền Hòa
bình Thế giới của Nga (Carnegie Endowment For International Peace - CEFIP)
nghiên cứu Chính sách đối ngoại. Việc Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3 năm 2014
là bước đi mới nhất trong quá trình lâu dài của Moscow bác bỏ trật tự an ninh
Euro-Đại Tây Dương thời hậu Chiến tranh Lạnh, phản ánh một quan điểm sâu sắc
khó có thể thay đổi.
Sự trở lại của địa chính trị trong giới tinh hoa
Nga được hướng dẫn bởi ý thức sâu sắc về sự xâm phạm của phương Tây gia
tăng đối với các lợi ích an ninh, kinh tế và địa chính trị của Nga. Nhận thức về
sự yếu kém bên trong của đất nước, giới tinh hoa đã đóng góp vai
trò huy động quần chúng khi phải đối mặt với các mối đe dọa từ
bên ngoài.
Việc thiếu tự tin vào khả năng quốc phòng của mình đã khiến các chuyên gia quân
sự Nga coi các chiến lược leo thang hạt nhân sớm như một biện pháp răn đe để đối
phó với ưu thế vượt trội của phương Tây. Các kế hoạch của phương Tây gồm
các khả năng thông thường và khả năng phòng thủ tên lửa đang làm gia tăng
niềm tin của các nhà hoạch định quân sự Nga vào khả năng răn đe hạt nhân của họ.
Các nhà hoạch định chính sách của Nga đang phải đương đầu với một khu vực đầy rẫy
bất ổn, xung đột cục bộ với các cường quốc nước ngoài mà họ coi là cạnh tranh
hoặc công khai thù địch với Nga trên mọi phương hướng chiến lược.
Trong bối cảnh này, Nga đã sử dụng một loạt các công cụ từ việc đe dọa sử
dụng hạt nhân đối với các nước láng giềng nhỏ hơn, yếu hơn, đến việc
thực hiện chiến tranh tuyên truyền, hoạt động mạng, tiến hành lật đổ, hối lộ và
các biện pháp chính trị và kinh tế khác như là hình thức của chiến tranh
hỗn hợp, thi hành đường lối chính trị bằng mọi phương tiện sẵn có.[1]
Về "việc đe dọa sử dụng hạt
nhân" nêu trên, qua tin tức báo chí loan tải, khi mở
cuộc chiến chiếm Crimea năm 2014 và khi mở cuộc xâm lăng Ukraine 2022, TT
Putin đã lên tiếng khoe với thế giới là Nga đã đặt lực lượng nguyên tử trong
tình trạng báo động.
✻ Tham vọng thống trị toàn cầu của Nga
Ngày 20.2.2019, theo Tổ chức CEFIP của
Nga - Trong vài năm qua, cộng đồng quốc tế đã chứng kiến sự trở lại của Nga với
tư cách là một nhân tố quan trọng trên toàn cầu. Đây có phải là một hiện tượng
mới về cơ bản hay là kết quả của chủ nghĩa cơ hội của Điện Kremlin dưới thời Tổng
thống Vladimir Putin và sự thay đổi chính sách đối ngoại của ông ta hay không?
Trong hiện tại nhiều nhà hoạt động Nga ở nhiều nơi trên thế giới biết
đến hai yếu tố chính được nêu rõ trong chính sách đối ngoại của nước
này: yêu sách của Nga đối với khu vực đặc quyền đã nêu ra năm
2008 sau cuộc chiến tại Gruzia , và việc sáp nhập Crimea năm
2014. Gần đây hơn, Điện Kremlin đã mở rộng quy mô địa lý trong chính sách đối
ngoại của mình với việc tích cực tiếp cận nhiều khu vực trên thế giới,
nơi có sự hiện diện của Nga trong gần ba thập kỷ.
Thoạt nhìn, những nỗ lực của Moscow nhằm tạo
ra một mạng lưới tạo quan hệ và ảnh hưởng ở châu Phi, Mỹ Latinh, Trung
Đông và các khu vực khác trên thế giới... Chính sách đối ngoại của Nga đã
được xây dựng cho đến giai đoạn mở rộng hiện tại đã trải qua hơn hai thập
kỷ. Hơn nữa, tham vọng của Nga có nguồn gốc sâu xa hơn nhiều, liên tục từ
thời kỳ Xô Viết và thậm chí từ các giai đoạn trước đó của lịch sử nước Nga, là
một dấu ấn trong chính sách đối ngoại hiện tại của Điện Kremlin và bộ phận
liên quan mà Điện Kremlin dựa vào để hoạch định các mục tiêu của mình. Do
đó, điều cần thiết là phải xem xét lại di sản chính sách đối ngoại thời Liên
Xô. Các thành phần cốt lõi của bộ phận liên quan của Nga đã chịu
đựng được thử thách của thời gian và có nhiều chỉ dấu cho thấy Moscow sẽ tiếp tục
dựa vào chúng, ngay cả trong thời kỳ hậu Putin.
Nhiều nhà hoạch định chính sách và nhà quan
sát phương Tây đã chậm chạp trong việc đưa nhận xét, cho rằng Nga quá yếu để thực
hiện, chứ đừng nói đến việc phát triển một giải pháp thay thế cho trật tự quốc
tế sau năm 1989 do Hoa Kỳ dẫn đầu. Khi nền kinh tế Nga được cải thiện và
Điện Kremlin có thêm nguồn lực để thực hiện học thuyết, chính sách của Nga đã
phát triển và từ chối chấp nhận các sáng kiến của phương Tây, chuyển sang một
hình thức phản kháng tích cực hơn; cuối cùng Nga đã hình thành một chính
sách đối ngoại với phạm vi địa lý đầy tham vọng.
Thành công đáng kể từ khi Putin trở lại
nhiệm kỳ tổng thống vào năm 2012, thành tích của ông ta đã được nâng cao bởi điều
mà chính quyền Nga coi là một chiến thắng quan trọng. Bao gồm việc sáp nhập
Crimea qua cuộc chiến ở miền Đông Ukraine (2014), việc triển khai quân sự
ở Syria ̣(2015), cuộc đối đầu quân sự căng thẳng với phương Tây ở Baltic và Biển
Đen, và sự can thiệp vào chính trị tại nước Mỹ (2016) và châu Âu, tất cả đã
nâng cao hình ảnh của Nga như một cường quốc lớn. Khả năng thể hiện quyền
lực đáng kể, cũng như danh tiếng của Putin như một nhà lãnh đạo táo bạo và tài
giỏi. Những chiến thắng này cũng đã chứng minh cho thế giới thấy rằng Nga
có khuynh hướng chấp nhận rủi ro , vượt trở ngại, cùng với khả năng chiến đấu
được cải thiện trên nhiều lĩnh vực, từ dưới mặt đất, trên không, vũ trụ, trên
biển, trên mạng và hoạt động truyền thông.
Hơn nữa, theo tài liệu của Điện Kremlin kể từ
năm 2012 cho thấy rằng Nga sẽ không còn bị cản trở, hoặc bị hạn chế bởi những
khó khăn kinh tế. Cho dù có những khó khăn về kinh tế đi chăng nữa
cũng không kìm hãm được hoạt động của người Nga ở nước ngoài. Ngược
lại, khả năng của Điện Kremlin có thể chịu được cả những khó khăn kinh tế trong
nước và các lệnh trừng phạt của phương Tây mà không thay đổi hướng đi, đó là chỉ
dấu cho thấy quyết tâm của Moscow đối với chính sách đối ngoại như một lựa chọn
lâu dài của lãnh đạo đất nước.
Mối quan hệ không mấy êm thắm giữa Moscow
và phương Tây trong nhiều thế kỷ là một trong những đặc điểm nổi bật nhất
trong chính sách đối ngoại của nước này. Từ việc Peter Đại đế thành lập thủ
đô mới của Nga trên bờ biển Baltic, đến việc Catherine Đại đế tham gia với các
nhà tư tưởng khai sáng Châu Âu hàng đầu thời đó, Sa hoàng Alexander I đã đảm bảo
vị trí của Nga trong vòng tròn các cường quốc Châu Âu, đến Joseph Stalin củng cố việc
Liên Xô nắm giữ Đông Âu - cho nên, Nga từ lâu đã là một phần không thể
tách rời châu Âu về cơ cấu chính trị và an ninh của nó.
Năm 1991, Liên Xô, với nền kinh tế và hệ thống
chính trị của nó sụp đổ, giải thể một cách hòa bình, đã rút lui khỏi Ukraine,
Belarus, các nước Baltic, Moldova, Nam Caucasus và Trung Á. Một thập kỷ
sau, với quá trình khôi phục kinh tế và chính trị đang được tiến hành, Nga đang
trong quá trình thiết lập lại quan hệ với nhiều hình thức hầu kiểm soát các nước
láng giềng. Vào năm 2008, sau một cuộc chiến ngắn với Gruzia, Nga đã
đủ mạnh để khẳng định và duy trì quyền kiểm soát an ninh của khu vực rộng
lớn và ngăn chặn bất kỳ triển vọng mở rộng nào của NATO và Liên minh châu Âu ở
sân sau của ḿnh. Một lần nữa vào năm 2014, Nga tái khẳng định quyết tâm
và sẵn sàng sử dụng vũ lực qua việc sáp nhập Crimea.
Một số bài học chính được rút ra từ quá trình
nhìn lại chính sách đối ngoại của Nga.
• Ngày nay, chính sách đối ngoại của
Nga với nhiều tham vọng cho dù là Liên Xô hay Nga, những tham vọng
trong chính sách đối ngoại của nước này đều vượt xa “phạm vi lợi ích đặc quyền”
mà tổng thống khi đó là Dmitry Medvedev đã tuyên bố sau cuộc chiến năm 2008 với
Gruzia. Những tham vọng này đã bộc lộ ngay cả trước khi nước này có thể hành động. Một
khi Nga khôi phục được sức mạnh kinh tế, sự ổn định chính trị và sức mạnh quân
sự, sẽ không mất nhiều thời gian để lấy lại di sản của chính sách đối ngoại
thời Liên Xô.
• Cùng với những tham vọng
đó, chính sách đối ngoại của Nga đã kế thừa bộ phận liên quan đa dạng
nhằm thúc đẩy tham vọng địa chính trị của đất nước. Các bộ phận
liên quan bao gồm từ hoạt động thông tin và tuyên truyền đến việc lật đổ
và ám sát. Hồ sơ về chính sách đối ngoại của Nga về Trung Đông và
Ukraine - hai biểu hiện gần đây nhất về tham vọng địa chính trị của Moscow - là
minh chứng cho việc Điện Kremlin sử dụng hiệu quả các bộ phận đó. Chính
sách đối ngoại của Nga kể từ sau sự đổ vỡ trong quan hệ với phương Tây năm 2014
cho thấy rằng Moscow đã sẵn sàng chống chọi lại áp lực kinh tế và sự cô lập
chính trị quốc tế để theo đuổi các mục tiêu trong chính sách đối ngoại của
mình, Nga không sợ bị cản trở bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây
• Vì cuộc đối đầu với
phương Tây có tính chất lâu dài, vĩnh viễn, Moscow sẽ tạo ra các khả năng
mới để bảo vệ chế độ và thúc đẩy lợi ích của quốc gia. Trong những năm gần
đây, Moscow đã nhiều lần chứng tỏ sở trường đổi mới và khả năng thích ứng với
môi trường chính trị, địa chính trị và công nghệ luôn thay đổi.
Về chính sách đối ngoại của Nga qua việc
sử dụng các công nghệ truyền thông xã hội có sẵn để thúc đẩy các mục tiêu đã được
chứng minh rõ ràng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2016 - (The use
of off-the-shelf social media technologies in order to advance Russia’s foreign
policy objectives has been amply demonstrated in the U.S. presidential election
in 2016). (Theo phía Nga “đã được chứng minh rõ ràng trong
cuộc bầu cử”, nhưng về phía Mỹ, cựu TT Trump nhiều lần đã
phủ nhận việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016), cũng như
trong các tình huống khác kể từ đó. Những đột phá về công nghệ , thực tế ảo
và trí tuệ nhân tạo, chỉ là hai trong số nhiều lĩnh vực tiến bộ thường được đề
cập - chắc chắn sẽ được các cơ quan nhà nước Nga và các đặc vụ của họ áp dụng,
điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của họ và (nếu cần) được vũ khí hóa cho cuộc
đối đầu đang diễn ra với phương Tây. Những công nghệ này có thể là mới
và chúng có khả năng mở rộng và làm phong phú thêm kho vũ khí trong chính sách
đối ngoại của Nga. Tuy nhiên, tham vọng thúc đẩy của Moscow, cũng như nhiều
công cụ khác trong kho vũ khí đó, sẽ tiếp tục mang dấu ấn lâu dài của chính
sách đối ngoại thời Liên Xô.[2]
✻ Các lợi ích an ninh quan trọng của Moscow và tham vọng khu vực
Theo viện Nghiên Cứu Chiến lược SWP-Berlin
(25.1.2019) - Kể từ sau cuộc chiến tranh Nga-Gruzia và bắt đầu cải cách
quân đội vào năm 2008, tầm quan trọng của các phương tiện quân sự trong bộ phận
liên quan đến chính sách đối ngoại của Nga đã tăng lên. Điều này đặc biệt
đúng với không gian hậu Xô Viết, nơi hội tụ các lợi ích an ninh quan trọng của
Moscow và tham vọng khu vực. Nga đang theo đuổi ba mục tiêu: muốn ngăn chặn
các mối đe dọa, đảm bảo vị thế tối cao của mình trong khu vực và hạn chế khả
năng điều động của các tác nhân bên ngoài, chẳng hạn như Mỹ, NATO hoặc Trung Quốc. Làm
như vậy, nó được hướng dẫn bởi một cách tiếp cận ba cấp bao gồm tăng cường khả
năng củng cố quyền lực đơn phương và mở rộng hợp tác song phương và đa phương.
Sự cân bằng trong chính sách quân sự của Nga
trong không gian hậu Xô Viết đang bị xáo trộn. Đúng là ngày nay, các lực
lượng vũ trang được hiện đại hóa đáng kể của Nga có thể bao phủ một loạt các hoạt
động và gây áp lực chính trị thông qua việc phô trương lực lượng. Mặt
khác, nỗ lực của Moscow nhằm thiết lập các mối quan hệ hợp tác quân sự. Trong
lĩnh vực chính trị và kinh tế, cũng có thể thấy rõ mong muốn của Nga tạo
ảnh hưởng tại khu vực ngày càng phân hóa. Sự can thiệp vào Ukraine
càng làm gia tăng xu hướng này, vì ngay cả các đồng minh thân cận của Nga trong
liên minh quân sự CSTO giờ đây cũng tỏ ra hoài nghi hơn trong quan hệ hợp tác với
nước láng giềng lớn của họ. (CSTO-The Collective Security Treaty
Organization – là một liên minh quân sự bao gồm nhiều quốc gia hậu Xô Viết đa số
thuộc vùng Trung Á).[3]
✻ Nga: Mỹ thất bại tại Afghanistan
Động cơ của chính phủ Biden rất rõ ràng:
họ không hài lòng khi phải nhận lại di sản Afghanistan từ chính phủ trước và
không biết phải làm gì để giải quyết vấn đề này. Trong bối cảnh đó, các phía
Afghanistan đang bắt đầu tìm kiếm các đồng minh khác, bao gồm cả Nga.
Sau chuyến thăm vào tháng Giêng của
Taliban đến Moscow, Kabulov đã trả lời phỏng vấn, trong đó ông ta nói một
số điều khiến chính phủ Afghanistan phẫn nộ, bao gồm cả việc Taliban tuân theo
thỏa thuận hòa bình trong khi người Mỹ thì không, và (Nga) đồng ý với những
lời phàn nàn của Taliban là phái đoàn của chính phủ Afghanistan đang phá hoại
các cuộc đàm phán ở Doha. "..."
Các chính trị gia ở Kabul hiện nay còn thể hiện
chút nhiệt tình dành cho đồng minh Hoa Kỳ của họ. Ví dụ, Phó Tổng thống thứ nhất
Amrullah Saleh đã nói rằng Kabul cảm ơn Hoa Kỳ trong hai mươi năm hỗ trợ tài
chính và quân sự, nhưng sẽ không nhận lệnh từ Washington. Tuy nhiên, đối với
Hoa Kỳ, Afghanistan vẫn là một đối tác và là biểu tượng quan trọng mà
Washington luôn quan tâm đến sự thành công tại đây. Điều tương tự cũng không thể
nói về Nga, khi tình hình Afghanistan xấu đi sẽ có nghĩa là một bước lùi đối với
kẻ thù địa chính trị lớn nhất của nước này, và Nga có thêm yếu tố để lập
luận rằng Hoa Kỳ đang thất bại trong vai trò lãnh đạo toàn cầu. Theo Tổ chức
CEFIP của Nga, ngày 15.3.2021 [4]
✻ Putin muốn Biden phải đối mặt với một tình huống khó xử tại
Ukraine.
Cuối cùng Putin muốn Biden phải đối mặt với
một tình huống khó xử. Thông điệp rất đơn giản: Washington cần phải gồng
mình bảo vệ đối tác Ukraine để tránh tái diễn cảnh tượng đặc biệt nhục
nhã bởi sự kiện gần đây tại Afghanistan. Hoặc Mỹ phải lùi bước và chịu
thỏa hiệp với Moscow về vấn đề Ukraine.
Hoạt động quân sự của Nga dọc theo biên giới
Ukraine đang gây báo động ở Washington, DC và các thủ đô phương Tây
khác. Họ lo ngại rằng lần này, hành động của Điện Kremlin sẽ dẫn đến một
cuộc chiến khác, vì vậy đã khiến Tổng thống Mỹ Joe Biden phải vội
vàng dàn xếp cuộc gọi điện video với Tổng thống Nga Vladimir Putin về
Ukraine diễn ra vào ngày 7/12. Theo CEFIP của Nga ngày 6.12.2021. [5]
✻ Trung quốc cáo buộc Mỹ "kích động chiến tranh" khi báo
động Nga chuẩn bị xâm lăng Ukraine
Việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan (2021) tuy
không hỗn loạn bằng cuộc di tản tại các tỉnh miền Trung và Sài Gòn năm
1975, nhưng báo chí phương Tây và Mỹ mở chiến dịch chỉ
trích cuộc di tản Afghanistan rất ư là ồn ào... Một vài nước trong
khối NATO còn đổ lỗi cho Mỹ là đã không thông báo cho họ biết việc Mỹ rút
quân. Nhưng chỉ đến khi TT Biden lên tiếng tố cáo Nga chuẩn bị xâm
lăng Ukraine (sau cuộc gọi điện video 7.12.2021 nêu trên) chiến dịch đả
kích cuộc di tản Afghanistan mới chấm dứt . Nhưng việc cảnh
báo Nga chuẩn bị xâm lăng Ukraine đã bị phía Trung quốc
chỉ trích Mỹ rằng: "Washington có ý định kích động chiến
tranh, nhằm tăng tính hợp pháp cho sự tồn tại của NATO và sự gắn kết nội bộ của
khối nhằm ràng buộc châu Âu - vốn đã có một số dấu hiệu họ muốn xa lánh
Washington. Một số nhà phân tích khác cho rằng Mỹ có thể nhân cơ hội này để bán
vũ khí - một sự nghi ngờ hợp lý dựa trên lịch sử." Theo Hoàn Cầu
Thời Báo TQ, ngày 7.2.2022.[6]
Phải chăng chiến dịch đả kích cuộc di tản
Afghanistan diễn ra được dàn dựng theo kịch bản phù hợp với việc
" Washington có ý định kích động chiến tranh" tạo
cớ cho Nga xâm lăng Ukraine? (Mặc dù hòa ước Doha , Chính
quyền Trump giảm số quân ban đầu từ 13.000 xuống 8.600 vào tháng 7 năm
2020, theo Hòa ước, Mỹ rút toàn bộ quân đội vào ngày 1 tháng 5 năm 2021
.Chính quyền Biden đã gia hạn thời hạn rút quân đến ngày 11 tháng 9 năm 2021.
Nhưng vào ngày 8 tháng 7, TT Biden đã chuyển thời hạn rút quân của Hoa Kỳ sang
ngày 31 tháng 8 năm 2021).
Một câu hỏi khác được nêu ra, qua việc Mỹ
rút quân tại Afghanistan (8.2021) phía "Nga có
thêm yếu tố để lập luận rằng Hoa Kỳ đang thất bại trong vai trò lãnh đạo
toàn cầu", phải chăng đây cũng là lý do khiến Nga mở
cuộc xâm lăng Ukraine nhằm thực hiện tham vọng " mở rộng
quy mô địa lý, nơi có sự hiện diện của Nga trong gần ba thập kỷ" ?
✻ Tham vọng "kiểm soát các nước láng giềng" của
Nga khó trở thành hiện thực.
Để trả lời câu hỏi trên, không gì bằng tưởng
nên xem xét lại chính sách đối đầu liên tục qua nhiều thập kỷ giữa Mỹ
và Liên Xô trước đây và nay là Nga... Qua cuộc chiến tại Việt Nam
phía Liên Xô muốn dùng " Phong trào dân tộc giải
phóng, nhằm trực tiếp chống lại đế quốc Mỹ và những kẻ làm tay sai của
chúng, đang phát triển ở Nam Việt Nam và Lào", Mặt trận DTGPMNVN thành
lập ngày 20.12.1960, và sau đó Mỹ đưa quân đến VN .... « Việt
Báo ngày 25.10.2021 ». ➊ Qua chiến tranh Việt Nam, Mỹ hợp tác với Trung Quốc chống Liên Xô (Mỹ
bức tử VNCH theo yêu cầu của Tàu để Mỹ -Tàu hợp tác chống Liên Xô, 1971), « Việt
Báo ngày 3.3.2021 ». ➋ Liên xô đưa quân vào Afghanistan
1979, trong cuộc phỏng vấn dành cho Nouvel Observateur năm 1998, cố
vấn Brzezinski thời chính phủ Carter chia sẻ việc theo đuổi mục
tiêu... "Afghanistan chỉ đơn giản được sử dụng như một phương tiện
để làm suy yếu lực lượng Liên Xô", « Việt Báo ngày
3.9.2021». ➌ Mỹ và Vatican hợp tác chống Liên Xô, 1981 (The Vatican And
The Reagan Administration: A Cold War Alliance? The Catholic Historical Review
- Vol. 97, No. 4, October, 2011). ➍ Năm 1991 khối Liên xô tan rã, nhưng sau đó với
tham vọng khôi phục đế chế Xô Viết, năm 2008, Nga đưa quân xâm lăng
nước láng giềng Gruzia, 6 năm sau, năm 2014 tiến chiếm Crimea, qua đó Nga cho
là Mỹ và NATO phản ứng yếu ớt...Còn tại Syria (2015), phía Nga đánh giá tiêu cực
về các hoạt động quân sự của Mỹ tại đây:" Trong suốt thời gian
Obama và Trump nắm quyền, Điện Kremlin đã chứng tỏ sở trường trong việc lấp đầy
các khoảng trống do các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ tạo ra ở Trung
Đông....Không có gì phải bàn cãi với lực lượng quân sự tương đối khiêm tốn
của Nga tại Syria đã đem lại hiệu quả xứng đáng, và quân đội Nga đã hoàn
thành tốt nhiệm vụ ... để buộc Hoa Kỳ phải đối thoại với Moscow theo
các điều kiện của Nga". (Theo CEIP ngày 20.3.2019: Collision Avoidance: The Lessons of U.S. and Russian
Operations in Syria) - Nhưng phải chờ đến năm 2021 dựa vào điều mà
Nga cho là “cảnh tượng đặc biệt nhục nhã bởi sự kiện gần đây tại
Afghanistan” do Mỹ gây ra, Nga “có thêm yếu
tố” mở cuộc xâm lăng Ukraine năm 2022 để " lấy
lại di sản của chính sách đối ngoại thời Liên Xô".
Qua phần trình bày trên cho thấy
Nga khoe chiến thắng quân sự trong quá khứ tại Guzia, tại
Crimea, tại Syria, đồng thời không ngần ngại khoe ra các đối
sách "từ việc đe dọa sử dụng hạt nhân đối với các nước
láng giềng nhỏ hơn,... đến việc thực hiện chiến tranh tuyên truyền, tiến
hành lật đổ bằng mọi phương tiện sẵn có".
Trong khi đó phía Mỹ BÍ MẬT hoạt động
giúp Ukraine từ năm 2014:" Các sĩ quan bán quân sự của CIA thuộc
Bộ phận Hoạt động Đặc biệt đã bí mật huấn luyện các lực lượng
Ukraine về bắn tỉa, chiến tranh chống tăng và trốn tránh giám sát điện tử ngay
sau khi xảy ra vụ Nga xâm lăng năm 2014," (CIA paramilitary
officers with the Special Activities Division began secretly training
Ukrainian forces in...) «Việt Báo ngày 20.3.2022».
✻Thủ tướng Nga: Nga đang đối mặt với tình huống khó khăn nhất
trong 30 năm
Tuy cuộc chiến tại Ukraine chưa chấm dứt,
nhưng phía Nga đã thừa nhận đang phải đối diện với nhiều khó
khăn... Theo hãng tin Anh Reuters, ngày 7.4.2022: " Thủ
tướng Mikhail Mishustin ra trước quốc hội cho biết Nga đang đối mặt với tình huống
khó khăn nhất trong 30 năm do các lệnh trừng phạt chưa từng có của phương
Tây." [7].
Ngoài ra, các nước vệ tinh thời
Liên Xô đã gia nhập NATO, và Mỹ cam kết bảo vệ từng tấc đất của các quốc
gia thành viên. Nhân cuộc chiến tại Ukraine, Mỹ và NATO có cơ hội củng cố
và phát triển tổ chức đã đưa ra nhiều kế sách, biện pháp đề phòng, vì vậy
tham vọng cuả Nga " kiểm soát các nước láng giềng" nhằm
khôi phục lại đế chế Xô Viết xem ra càng khó trở thành hiện thực.
– Đào Văn
Nguồn:
[1] Tổ chức CEFIP- Nga; Russia and the Security of Europe
[2] Tổ chức CEIP- Nga: Russia’s Global Ambitions in Perspective
[3] Viện nghiên cứu SWP-Berlin: Russia’s Military Policy in the Post-Soviet Space
[4] Tổ chức CEFIP-Nga: Why Russia Is Hedging Its Bets in Afghanistan
[5] Tổ chức CEFIP-Nga: Tuning Out Putin on Ukraine is Easy and Self-Defeating
[6] Hoàn Cầu Thời Báo TQ: Washington is most eager for war
[7] Hãng tin Anh Reuters:Russia facing most difficult
situation in three decades
No comments:
Post a Comment