Tại
sao Trung Quốc không làm trung gian để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine
Joseph
S. Nye, Jr. - Project Syndicate
Đỗ Kim Thêm, dịch
05/04/2022
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/04/1-8-696x348.jpg
Vladimir Putin
(trái) và Tập Cận Bình. Nguồn: Kenzaburo Fukuhara/ Pool/ Getty Images
Nếu
có một người khác ngoài Vladimir Putin có thể chấm dứt cuộc chiến của Nga ở
Ukraine, thì đó là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhưng cho đến nay, ông Tập vẫn đứng bên lề và có vẻ như dừng ở lại ở
đó, vì do nhiều khả năng bị tổn thương chính trị ở trong nước và sự thiếu can đảm
và trí tưởng tượng của chính ông.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nghĩ rằng [Nga]
có thể chiếm Kyiv một cách nhanh chóng và thay thế được chính phủ Ukraine. Liệu
ông bị lừa dối bởi hệ thống tình báo kém cỏi hay bởi những sự tưởng tượng của
chính mình về lịch sử, việc “công hãm và thu tóm” của ông đã thất bại khi đối mặt
với sự kháng cự có hiệu quả của Ukraine. Sau đó, ông chuyển sang thành một cuộc
ném bom tàn bạo vào các thành phố như Mariupol và Kharkiv để khủng bố dân thường
buộc phải khuất phục – như ông đã làm trước đây ở Grozny và Aleppo. Kết quả bi
thảm là sự kháng cự anh hùng của Ukraine, đi kèm với sự đau khổ của dân chúng
ngày càng tăng.
Có cách nào để kết thúc cơn ác mộng này một
cách nhanh chóng không? Có một khả năng là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ
thấy rằng ông có một “Khoảnh khắc Teddy Roosevelt”. Sau cuộc chiến tàn khốc giữa
Nga và Nhật Bản năm 1905, Roosevelt tham gia vào việc hòa giải. Ông đã gây áp lực
nặng nề để các bên thỏa hiệp và cuối cùng thắng thế; do đó, thúc đẩy ảnh hưởng
của Mỹ trong toàn cầu và đoạt giải Nobel Hòa bình.
Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Pháp (trong số những nước
khác) đang cố gắng hòa giải trong cuộc chiến hiện tại của Nga, nhưng họ không
có nhiều đòn bẫy với Putin như đồng minh Tập Cận Bình. Vấn đề đặt ra là liệu Tập
Cận Bình có trí tưởng tượng và lòng can đảm để sử dụng nó hay không.
Cho đến nay, câu trả lời là không. Trong khi
Trung Quốc từ lâu đã thể hiện mình là người bảo vệ các nguyên tắc chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ, Trung Quốc đã dung dưỡng cho sự vi phạm trắng trợn của Putin
đối với Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu
về một nghị quyết lên án cuộc xâm lược của Nga, Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng.
Trung Quốc đã chỉ trích các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga và
tuyên truyền của Nga về cuộc chiến được gây ra bởi các kế hoạch của chính Mỹ để
theo đuổi việc mở rộng khối NATO, mặc dù rõ ràng trong nhiều năm, các thành
viên trong khối NATO không bỏ phiếu để thừa nhận Ukraine.
Việc
Trung Quốc không thuận lòng để chỉ trích Nga đã khiến cho Trung Quốc đứng bên lề
ngoại giao, không thể sử dụng ảnh hưởng tương xứng với sức mạnh kinh tế và quân
sự ngày càng tăng. Mặc dù các nhà kiểm duyệt
Trung Quốc hạn chế hầu hết các tin tức về chiến tranh, một số người ở Bắc Kinh
đã công khai tự hỏi, liệu lập trường ngoại giao hiện tại của Trung Quốc có phục
vụ tốt nhất cho lợi ích quốc gia không. Ví dụ như Wang Huiyao, Chủ tịch Trung
tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa ở Bắc Kinh, đã gợi ý rằng Trung Quốc nên làm
trung gian để cung cấp cho Putin một “lối thoát” từ chính sách Ukraine thảm khốc.
Tại sao điều này có thể có lợi cho Trung Quốc?
Thứ nhất, lập trường hiện tại của Trung Quốc làm suy yếu các yêu sách của họ là
người bảo vệ chủ quyền, việc mà họ sử dụng để thu hút các nước láng giềng ở
Đông Nam Á. Quan trọng không kém là cuộc chiến đang làm giảm sức mạnh mềm của
Trung Quốc ở châu Âu, nơi Trung Quốc có giao thương cao gấp năm lần so với Nga.
Cuộc chiến cũng đã đẩy giá dầu và ngũ cốc nhập khẩu của Trung Quốc lên cao. Giá
ngũ cốc sẽ tăng cao hơn nếu Trung Quốc bị ảnh hưởng lũ lụt nghiêm trọng tương tự
như năm ngoái.
Khi chiến tranh kéo dài và phương Tây gia tăng
các biện pháp trừng phạt, cũng có nguy cơ về các biện pháp trừng phạt thứ cấp sẽ
gây tổn hại cho Trung Quốc. Cung cấp cho Putin một lối thoát để giữ thể diện có
thể giải quyết vấn đề này và những mối nguy hiểm khác mà cuộc chiến đặt ra. Và
nó sẽ làm trầm trọng thêm sự phụ thuộc ngày càng tăng của Nga vào Trung Quốc và
thúc đẩy hình ảnh và vị thế toàn cầu của chính Trung Quốc. Thậm chí Tập Cận
Bình có thể giành giải Nobel Hòa bình.
Tuy nhiên, sẽ có những cái giá phải trả liên
quan đến một sáng kiến như vậy. Các nhà ngoại giao Trung Quốc thận trọng coi cuộc
chiến ở Ukraine là một cuộc xung đột mang tính quyết định của châu Âu. Nếu làm
giảm sức mạnh của các cường quốc lâu đời như châu Âu, Mỹ và Nga, Trung Quốc có
thể hưởng lợi bằng cách thoái thác và để cuộc xung đột tự thiêu huỷ. Hơn nữa, mặc
dù cuộc chiến đang làm suy yếu một đồng minh (một chi phí tiềm ẩn), nó cũng
thay đổi chương trình nghị sự chính trị toàn cầu theo những cách có lợi cho
Trung Quốc. Mỹ khó có thể nói về việc xoay trục sang châu Á, nơi Mỹ sẽ tập
trung sự chú ý vào Trung Quốc.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các
nhà lãnh đạo Trung Quốc kết luận rằng Mỹ đang suy thoái, và điều này khiến họ từ
bỏ chính sách đối ngoại kiên nhẫn và thận trọng của Đặng Tiểu Bình. Từ khi chủ
nghĩa dân tộc gia tăng ở trong nước, và Tập Cận Bình đã bày tỏ hy vọng rằng, về
mặt địa chính trị, Trung Quốc sẽ thay thế Mỹ một cách dứt khoát vào năm 2049 –
Năm đánh dấu kỷ niệm 100 năm của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.
Tất nhiên, trở ngại chính đối với giấc mơ của
ông Tập là Mỹ, tiếp theo là việc Trung Quốc thiếu các đồng minh khác ngoài Nga.
Tập và Putin đã tạo ra một mối quan hệ cá nhân đã củng cố những gì trước đây là
một liên minh thuận tiện. Ngay cả khi cuộc chiến ở Ukraine đã làm cho liên minh
đó có phần nào kém thuận tiện hơn, Ông Tập vẫn có thể cảm thấy nên thận trọng
khi “khiêu vũ với người đã đưa mình nhập tiệc”.
Bên cạnh đó, việc khởi xướng một hành động như
Roosevelt có lẽ đòi hỏi trí tưởng tượng và sự linh hoạt hơn so với khả năng của
giới lãnh đạo Trung Quốc. Người ta cũng phải xem xét một yếu tố chính trị trong
nước mà một người bạn Trung Quốc gần đây đã chỉ ra cho tôi: Với việc Tập Cận
Bình đang tìm kiếm một nhiệm kỳ tổng thống thứ ba trong năm nay, điều quan trọng
nhất đối với ông là duy trì sự kiểm soát của Đảng Cộng sản đối với đất nước và
sự kiểm soát của chính ông đối với đảng.
Khi tăng trưởng kinh tế đã chậm lại, đảng ngày
càng dựa vào chủ nghĩa dân tộc để hợp pháp hóa sự cai trị. Đó là lý do tại sao
các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc và các trang mạng nặng
lòng ái quốc đã lặp lại lời tuyên bố của Putin rằng, Ukraine là một con rối của
phương Tây, và Nga đang đứng lên chống lại sự bắt nạt của Mỹ đối với cả Nga và
Trung Quốc. Sự ủng hộ cho cuộc chiến của Putin phù hợp với “ngoại giao chiến
binh sói” theo chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc.
Nhưng trong khi cuộc xâm lược của Putin đã làm
đảo lộn nền chính trị thế giới, nó không thay đổi cán cân quyền lực cơ bản. Nếu
có bất cứ điều gì, nó đã củng cố một chút vị thế của Mỹ. Các liên minh của khối
NATO và Mỹ đã được củng cố, trong khi Đức đang nắm lấy một tư thế phòng thủ mạnh
bạo hơn nhiều so với bất kỳ thời điểm nào trong nhiều thập niên. Đồng thời,
thanh danh của Nga như một cường quốc quân sự đáng ngại đã phải chịu một cú
đánh nghiêm trọng. Nền kinh tế Nga bị suy yếu và quyền lực mềm đang tồi tệ.
Trung Quốc không còn có thể thu phục liên minh
nơi các chế độ chuyên chế với bằng chứng là gió Đông đang đánh bạt phương Tây.
Trung Quốc vẫn có thể thay đổi động lực bằng cách nắm bắt cơ hội Teddy Roosevelt.
Nhưng tôi nghi ngờ rằng, Trung Quốc không muốn làm như vậy.
________
Tác giả: Joseph S. Nye, Jr., Giáo sư Đại học
Harvard và tác giả sách Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to
Trump (Oxford University Press, 2020).
No comments:
Post a Comment