Số
phận soái hạm Moskva và vài điều cảnh tỉnh
17/04/2022
http://thuymyrfi.blogspot.com/2022/04/nguyen-ngoc-chu-so-phan-soai-ham-moskva.html#more
1. SỐ PHẬN SOÁI HẠM MOSKVA LÀ HỆ QUẢ CỦA THAM NHŨNG
VÀ ĐỘC TÀI
Bộ Quốc phòng Nga thừa nhận Soái hạm tuần dương
Moskva của Hạm đội Biển Đen đã bị chìm ở Biển Đen hôm 14/4/2022. Với Nga, đây
là tin “sấm sét” làm sụp đổ sức mạnh của Hải quân Nga. Với Tổng thống Putin,
đây còn là điềm dữ.
Có tiền từ bán dầu khí, Tổng thống Putin đổ tiền
vào hiện đại hóa quân đội Nga, trong đó, lực lượng Hải quân Nga thuộc nhóm ưu
tiên hàng đầu. Tàu tuần dương Moskva (dài 186,4 m, giãn nước 12.490 tấn) mạnh
nhất ở Hạm đội Biển Đen, là một biểu tượng sức mạnh của Hải quân Nga, chỉ đứng
sau tàu sân bay Đô đốc Kuznetxov (dài 306,5m, giãn nước 58.600 tấn) và tuần
dương hạm hạt nhân Pyter Đại đế (dài 252m, giãn nước 28.000 tấn).
Tuần dương hạm Moskva được trang bị những vũ
khí tối tân hiện đại nhất của Nga. Trong đó có 16 tên lửa diệt hạm P-1000 Vulkan
tầm bắn 800 km với đầu đạn chứa 950 kg thuốc nổ, hay đầu đạn hạt nhân tương
đương 350 000 tấn thuốc nổ TNT. Đây là vũ khí mà Hải quân Nga kỳ vọng có thể
tiêu diệt các tàu sân bay và các tàu chiến mạnh nhất của Mỹ từ xa gần ngàn km.
Tuần dương hạm Moskva có một hệ thống vũ khí để
chống lại sự tấn công từ xa của đối phương, bất kể từ trên trời hay dưới biển,
bao gồm 64 tên lửa phòng không tầm xa loại S -300F, 40 tên lửa phòng không tầm
ngắn OSA-MA, Hai cụm ống phóng gồm 10 ngư lôi 533mm, hai tổ hợp rocket chống ngầm
RBU-6000, 6 tổ hợp phòng thủ tầm cực gần AK-630, 30mm, cụm pháo 2 nòng AK-130
130mm, 1 trực thăng săn ngầm Ka-27, cùng hệ thống tác chiến điện tử. Soái hạm
Moskva từng được đưa đến phục vụ quân Nga trong chiến tranh Syria, không ít lần
“nghênh chiến” từ xa với hải quân Mỹ và Phương Tây ở vùng vịnh, được ngợi ca đến
mức đối phương phải kiềng nể.
Nhưng bây giờ thì bức tranh về sức mạnh Hải
quân Nga hoàn toàn sụp đổ. Tên lửa diệt hạm Neptune do quân đội Ukraine sản xuất,
không hiểu bằng cách nào, đã vượt qua các lớp phòng thủ của tuần dương hạm
Moskva, đánh trúng tàu, làm cháy lớn dẫn đến nổ kho đạn và đã làm chìm tuần
dương hạm Moskva xuống đáy Biển Đen.
Sau một tháng, cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đã
cho ông Putin hiểu về sức mạnh quân đội Nga trên không và trên bộ, hiểu đến mức
làm ông phải thay đổi mục tiêu và chiến lược, chiến thuật. Giờ, với việc tàu tuần
dương Moskva mạnh nhất của Nga ở Biển Đen bị đánh chìm, ông Putin đã hiểu về sức
mạnh thực sự của Hải quân Nga. Và xa hơn, là kết quả của việc hiện đại hóa quân
đội Nga.
Ông Putin chắc đã nhìn thấy, dù đã bỏ nhiều tiền
nhưng việc hiện đại hóa quân đội Nga không mang đến nhiều hiệu quả như mong đợi.
Đó là vì tham nhũng.
Dựa vào cáo buộc trốn thuế và tham nhũng, ông
Putin đã loại trừ những nhà tài phiệt không cùng cánh như Khodorkovsky. Nhưng
thay vào đó, ông Putin lại có hàng loạt những nhà tài phiệt tham nhũng khác làm
vây cánh. Chính các nhà tài phiệt vây cánh của Putin đã lũng đoạn nền kinh tế
và nền quốc phòng Nga. Chính tham nhũng trong quân đội Nga ở hàng ngũ chóp bu
đã làm cho sức mạnh quân đội Nga bị mọt rỗng.
Kỳ hạm Moskva bị hải quân Ukraine bắn chìm là
một nỗi đau khó chịu đựng của ông Putin và các tướng lĩnh Nga. Ông Putin sẽ tiến
hành các đợt thanh trừng nội bộ rộng lớn để quy trách nhiệm. Và sau chiến tranh
Nga-Ukraine, quân đội Nga có thể sẽ có các cải cách mới. Nhưng rồi cũng sẽ
không mang lại hiệu quả mong đợi, dù có tốn rất nhiều tiền.
Đó là do bản
chất xã hội Nga thời ông Putin. Xã hội Nga thời ông Putin thực chất là chế độ cộng
sản xô viết trong một hình thái mới, trong đó sự độc tài tập thể bị thu hẹp
thành độc tài cá nhân cát cứ. Mỗi địa phương, mỗi bộ ngành là những nhà độc tài cát cứ. Để bảo vệ
quyền lực của mình, ông Putin đã ban phát độc tài cát cứ cho không ít người, mà
ông Kadyrov là một điển hình.
Thời Stalin còn có Bộ Chính trị. Thời Putin chỉ
có Putin. Ông Putin quyết định mọi vị trí quan trọng trong chính phủ và trong
quân đội. Ông Putin không có đối thủ, vì mọi đối thủ đều bị tiêu diệt, loại bỏ.
Trong một xã hội như vậy, tham nhũng chẳng những sẽ không thể nào bị loại bỏ mà
còn có đất màu mỡ để phát triển. Độc tài và tham nhũng là hai thành tố nuôi
dưỡng nhau. Chính độc tài và tham nhũng đã làm suy yếu nước Nga, làm mối mọt
sức mạnh quân đội Nga.
Nhược điểm của quân đội Nga bộc lộ trong chiến
tranh Nga-Ukraine cũng như sự kết liễu của kỳ hạm Moskva là hệ quả trực tiếp của
tham nhũng và độc tài. Tham nhũng và độc tài luôn cộng sinh. Nước Nga sẽ mạnh
hơn về quân sự, sẽ giàu hơn về kinh tế khi dứt bỏ được độc tài.
2. VÀI ĐIỀU CẢNH TỈNH
Chiến tranh Nga-Ukraine có các ảnh hưởng to lớn đến số phận nhiều nước.
Trước hết là ở Châu Âu. Chưa bao giờ Châu Âu đoàn kết như bây giờ. Châu Âu đang
thức tỉnh trước một tình thế địa chính trị mới. Tình thế đòi hỏi hầu hết các quốc
gia Châu Âu phải tăng kinh phí quốc phòng, điều chỉnh chính sách đối ngoại và
phòng thủ. Kết quả dẫn đến 4 thay đổi lớn sau đây:
1). EU sẽ có nhiều thành viên hơn, liên kết hơn, và
mạnh hơn về quốc phòng. Ngoài kinh tế, tự EU sẽ
trở thành một khối quân sự, có phần giao thoa, nhưng có phần độc lập với NATO.
Cuộc chiến tranh Nga-Ukraine sẽ đưa EU sang một không gian mới về phòng thủ. EU
sẽ từng bước bớt phụ thuộc hơn vào Hoa Kỳ về quân sự.
2). Phần Lan và Thụy Điển đang xem xét từ bỏ thế trung
lập để gia nhập NATO. Sẽ còn các quốc gia khác
nữa mong muốn gia nhập NATO.
3). NATO mạnh hơn và sẽ có thêm thành viên, trái với mục tiêu tiến hành chiến tranh để ngăn chặn NATO mở rộng của
ông Putin.
4). Xuất hiện các cường quốc quân sự mới. Đó là Đức ở phía Tây và Nhật Bản ở phía Đông. Chiến tranh Nga-Ukraine
hối thúc Đức và Nhật Bản nhanh chóng trở thành các cường quốc quân sự.
Kỳ hạm Moskva bị đánh chìm bởi tên lửa Neptune
của Ukraine sẽ cho những bài học hữu ích về chiến lược phòng thủ biển đối với
các quốc gia sống cạnh nước lớn có hải quân mạnh, cụ thể là rất thiết thực cho
Việt Nam.
Rõ ràng, tìm kiếm các tên
lửa diệt hạm sẽ đỡ tốn kém hơn, nhanh hơn, dễ hơn, so với đầu tư mua sắm các
chiến hạm lớn. Nếu có nhiều hệ thống diệt hạm tiên tiến thì chủ quyền biển đảo
Việt Nam có thêm một phòng tuyến bảo vệ trải dài 3.200 km từ đất liền.
Cũng như vậy, chiến tranh Nga-Ukraine cho thấy
đầu tư về tên lửa diệt tăng, tên lửa bắn máy bay và trực thăng sẽ hiệu quả hơn
trong phòng vệ so với mua sắm các xe tăng, máy bay và trực thăng đắt tiền. Nói
như thế không có nghĩa là không cần mua sắm xe tăng, máy bay hay trực thăng, mà
là cần phải xác định một tỉ lệ hợp lý.
Chiến tranh công nghệ hiện đại khác xa với chiến
tranh thập niên 70 thế kỷ trước mà Việt Nam đối mặt. Sự sống còn phụ thuộc vào
độ chính xác, thời gian ngắn, khoảng cách xa… của vũ khí chứ không phụ thuộc
vào giá rẻ.
Chiến tranh Nga-Ukraine giúp cho Việt Nam thấy
giá trị của công nghệ chính xác cao, công nghệ AI, vai trò của các máy bay
không người lái, giá trị của viễn thông vệ tinh, cùng tầm quan trọng của liên lạc
nội bộ trong tác chiến. Nếu có ai đó trong số các nhà quân sự của Việt Nam đích
thân tiếp cận chiến trường Nga-Ukraine thì chắc sẽ thu được nhiều kết luận quý
giá.
Quân đội Việt Nam vừa có đợt sàng lọc với án kỷ
luật 11 tướng trong Bộ chỉ huy Cảnh sát biển. Sự kết liễu của kỳ hạm Moskva phải
là một chương cảnh tỉnh mới.
NGUYỄN NGỌC CHU
17.04.2022
Publié par Thụy My RFI à 15:28
No comments:
Post a Comment