The
Economist
DCVOnline dịch thuật
POSTED ON APRIL 22, 2022
https://dcvonline.net/2022/04/22/nhung-nuoc-nao-ung-ho-nga/
Phương Tây đã đoàn
kết thành một mặt trận thống nhất chống lại việc Nga xâm lăng Ukraine. Nhưng
nhiều người sống ở nhiều nước khác có thiện cảm với Nga
https://dcvonline.net/wp-content/uploads/2022/04/aworlddevided-900x650.jpg
Thế giới phân cực vì cuộc xâm lăng Ukraine của
Putin. Nguồn: EIU
Bằng cuộc xâm lăng ukraine, Vladimir Putin đã
chia cắt thế giới. Phương Tây và đồng minh đoàn kết thành một mặt trận thống nhất
ít khi thấy chống lại việc Tổng thống Nga đưa quân sang xâm lăng Ukraine. NATO
đang được các nước thành viên (và những
nước muốn tham gia) ủng hộ mạnh mẽ. EU đã thể hiện vai trò của những
cường quốc hạng nhất. Và những nỗ lực phối hợp, kể cả những lệnh trừng phạt
và hạn chế ngân hàng, đã trừng phạt nền kinh tế Nga, ít
nhất là trong ngắn hạn. Nhưng từ các nước khác, Nga vẫn nhận được ủng hộ. Economist
Intelligence Unit, công ty chị em của tạp chí The Economist, đã đo hành
động của chính phủ trên toàn cầu kể từ khi chiến tranh bùng nổ, và mối quan hệ
lịch sử của các quốc gia với Nga, để chia thế giới thành ba loại lớn: những chính phủ nghiêng về
phương Tây, nghiêng về Nga và trung lập trước cuộc xâm lăng.
Theo phân tích của EIU, có tổng cộng 131 quốc
gia chống lại Nga. Hầu hết những nước giàu có ở Bắc Mỹ và Châu Âu đều nằm
trong khối này. Ngay cả các chính phủ trung lập trong lịch sử, chẳng hạn như
các chính phủ ở Phần Lan, Thụy Điển và Thụy Sĩ, đã bày tỏ lập trường kiên quyết
chống lại cuộc xâm lăng. Theo EIU, phe nghiêng về phương Tây chiếm hơn 70% GDP
của thế giới.
Nhưng cộng lại các quốc gia phản đối Nga chỉ
chiếm 36% dân số thế giới. Khoảng 2/3 dân số toàn cầu sống ở những quốc gia có
chính phủ trung lập hoặc nghiêng về Nga. Trung Hoa và Ấn Độ, cùng chiếm khoảng
1/3 dân số toàn cầu, đã làm lệch kết quả. Chính phủ Trung Hoa được EIU xếp vào
loại nghiêng về Nga, đã tránh lên án trực tiếp các hành động của ông Putin và
không đứng với phương Tây. Chính
phủ Ấn Độ, được coi là trung lập, đã tăng cường cam kết với chính phủ Nga,
đặc biệt là qua việc giảm giá dầu.
https://www.economist.com/img/b/600/460/90/media-assets/image/20220409_WOC853.png
Tỉ lệ Ủng hộ và chống
lại cuộc xâm lăng Ukraine và lãnh đạo hai nước Nga và Ukraine
Không chỉ chính phủ của những quốc gia đông
dân này trung lập hoặc nghiêng về Nga. Theo một cuộc khảo sát của YouGov, một tổ
chức thăm dò ý kiến, thực hiện vào tháng 3, ở Ấn Độ, 40% số người được hỏi tán
thành việc Nga xâm lăng Ukraine. 54% trong số những người được thăm dò tán
thành sự lãnh đạo của Putin (so với 63% người ủng hộ Volodymyr Zelensky, tổng
thống Ukraine. Không có dữ liệu nào như vậy thu thập ở Trung Quốc nhưng các cuộc
thăm dò trực tuyến cho thấy sự ủng hộ của Trung Hoa đối với Nga lớn hơn.
Khoảng 30% dân số toàn cầu sống ở 28 quốc gia
có chính phủ được EIU xếp là nghiêng về Nga. Cũng như Trung Hoa, những nơi này,
kể cả những nước đông dân như Pakistan và Ethiopia. Đối với một số quốc gia, chẳng
hạn như Eritrea và
Syria, Nga là đồng minh quan trọng. Ba mươi hai chính phủ vẫn giữ thái độ trung
lập, kể cả Bangladesh, Brazil và Ấn Độ. Một số nước đang phát triển coi trung lập
là lựa chọn chính sách đối ngoại mặc định, một di sản của phong trào không liên
kết hình thành trong chiến tranh lạnh như một đối trọng chống lại sự phân cực của
thế giới thành hai khối.
Cuộc xâm lăng của Putin ở Ukraine đã gặp phải
sự lên án quyết liệt ở phương Tây. Những bằng chứng gần đây về tội ác chiến
tranh có thể khiến Nga mất đi sự ủng hộ hơn nữa trên trường quốc tế. Nhưng bây
giờ không có nghĩa là tất cả mọi người coi ông ta, và đất nước của ông ta, là kẻ
bên lề xã hội.
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng
lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Who are Russia’s supporters? | The Economist · Apr 4, 2022
No comments:
Post a Comment