Nhân quyền Ukraine – Quyền nào cho Việt Nam ?
20/04/22
https://thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/24701-nhan-quye-n-ukraine-quye-n-na-o-cho-vie-t-nam
Việt Nam
đã tự "trát muối vào mặt" trước Thế giới trong 3 cuộc bỏ phiếu tại
Liên Hiệp Quốc về cuộc chiến xâm lăng Ukraine của Nga.
https://live.staticflickr.com/65535/52003874153_d0635b3009.jpg
Ngày 7/4/2022, Việt Nam đã "bỏ phiếu
chống" trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, theo đó có
93 nước bỏ phiếu ủng hộ, 58 bỏ phiếu trắng và 24 quốc gia "bỏ phiếu chống",
trong đó có Trung Quốc, Việt Nam và Lào.
Xấu hổ nhất
là Việt Nam đã "bỏ phiếu chống" trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền
Liên Hiệp Quốc ngày 7/4/2022 vì các cuộc tàn sát vô nhân đạo của quân Nga trong
cuộc xâm lăng Ukraine.
Có 93 nước
bỏ phiếu ủng hộ, 58 bỏ phiếu trắng và 24 quốc gia "bỏ phiếu chống",
trong đó có Trung Quốc, Việt Nam và Lào.
Hai nước
Châu Á bỏ phiếu "trục xuất Nga" là Phi Luật Tân và Myanmar (Miến Điện).
Các nước Châu Á "bỏ phiếu trắng" là Cao Miên, Brunei, Nam Dương, Mã
Lai Á, Tân Gia Ba và Thái Lan.
Trước cuộc
bỏ phiếu, Nga đã cảnh báo các nước rằng lần này, ai bỏ phiếu đồng ý hoặc bỏ phiếu
trắng sẽ bị Nga coi là một "cử chỉ không thân thiện" và "sẽ nhận
những hậu quả trong quan hệ song phương".
Theo hãng
thông tấn TASS của Nga thì danh sách "không thân thiện" bao gồm : Mỹ,
Canada, các nước Liên minh Châu Âu (EU), Vương quốc Anh, Ukraine, Montenegro,
Thụy Sĩ, Albania, Andorra, Iceland, Liechtenstein, Monaco, Na Uy, San Marino, Bắc
Macedonia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Micronesia, New Zealand, Singapore và Đài
Loan.
Trước đó,
ngày 24/3/2022, Việt Nam cũng đã theo đuôi Trung Quốc "bỏ phiếu trắng",
cùng với Brunei và Lào trong cuộc bỏ phiếu về viện trợ nhân đạo cho Ukraine.
Các nước
trong khối Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN, The Association of South East
Asian Nations) bỏ "phiếu ủng hộ" gồm Miên, Nam Dương, Mã Lai, Tân Gia
Ba, Miến Điện, Phi Luật Tân và Thái Lan.
Nên biết tại
cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần đầu hôm thứ Tư 02/03/2022, Việt
Nam đã "bỏ phiếu trắng" đối với Nghị quyết lên án Nga xâm lược
Ukraine và yêu cầu Moscow rút các lực lượng quân sự của họ.
Nghị quyết,
được sự ủng hộ của 141 trong số 193 thành viên của hội đồng.
Nga, và chỉ
4 nước - Bắc Hàn, Syria, Belarus, và Eritrea - bỏ phiếu chống nghị quyết.
35 nước,
trong đó có Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Việt Nam, bỏ phiếu trắng.
Trong cả
khối ASEAN chỉ có Việt Nam và Lào bỏ phiếu trắng, còn Campuchia, Myanmar
"hòa nhịp" với các nước còn lại bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết lên án
cuộc xâm lăng của Nga.
Nhìn
chung, Cao Miên, một đồng minh cật ruột của Trung Quốc đã biết bảo vệ danh dự
và tư cách độc lập của một quốc gia tự chủ để hành sử trước mắt Thế giới hơn hẳn
Việt Nam.
Bằng chứng nhãn tiền
Trước cuộc
họp ngày 7/4, Liên Hiệp Quốc và cả Thế giới đã được xem rất nhiều hình ảnh và lời
tường thuật của người dân Ukraine về sự tàn sát dã man của quân đội Nga nhằm
vào thường dân tại Bucha, bên ngoài Thủ đô Kyiv và thành phố biển Mariupol ở
phía đông, trung tâm vùng Donbas thân Nga.
Tại cả hai
nơi, một số hầm chứa xác dân được khai quật cho thấy nhiều người bị trói trước
khi bị hành quyết, trong khi nhiều xác người nằm rải rác trên các đường phố và
khu dân cư tan hoang vì đạn pháo kích và hỏa tiễn Nga.
Ấy thế mà
Nga đã trắng trợn cáo buộc Ukraine, được Mỹ và Tây phương hậu thuẫn, đã
"dàn dựng" những hình ảnh người chết để chống Nga. Tuy nhiên tuyên
truyền của Nga đã bị các phóng viên báo chí Tây phương lột mặt nạ qua các đoạn
phim tường thuật tại chỗ khiến Thế giới phẫn nộ. Tổng thống Mỹ, Joe Biden và một
số nước khác gọi đích danh Tổng thống Nga Vladimir Putin là "đồ
tễ". Một số tổ chức quốc tế, kể cả Hồng Thập tự Quốc tế (Red Cross) đã cử
nhân viên sang Ukraine điều tra tội ác của Putin.
VIDEO :
Việt Nam nói
về phiếu trắng tại LHQ về cuộc chiến Ukraine | VOA
https://www.youtube.com/watch?v=IVcUHxi5zfA
Lập trường của Việt Nam
Trước thái
độ đa số chống Nga tại Liên Hiệp Quốc, phía Việt Nam đã cố gắng "đứng giữa"
để không bị mất lòng Nga, nước đồng minh lâu dời và cũng là ân nhân của Đảng
cộng sản Việt Nam. Do đó, Đại biểu Việt Nam là Đặng Hoàng Giang đã phát biểu
trong cuộc bỏ phiếu ngày 2/3/2022 rằng : "Việt Nam hết sức lo ngại về tình
hình xung đột vũ trang hiện nay ở Ukraine, một quốc gia thành viên có chủ quyền
của Liên Hiệp Quốc… Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan giảm leo thang căng
thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh, nhằm đạt được
giải pháp lâu dài có tính đến lợi ích và quan ngại của tất cả các bên, trên cơ
sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của các quốc gia".
Vào ngày
hôm sau, 3/3/2022, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
tuyên bố tại Hà Nội : "Việt Nam luôn theo dõi sát sao và hết sức quan ngại
trước tình hình xung đột vũ trang tại Ukraine đang ảnh hưởng tới hoà bình, ổn định
tại khu vực và trên thế giới".
Bà Hằng
nói : "Chúng tôi cho rằng ưu tiên hiện nay là cần kiềm chế tối đa, chấm dứt
các hành động sử dụng vũ lực để tránh gây thêm thương vong và tổn thất đối với
dân thường, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh nhằm đạt được
giải pháp lâu dài, có tính đến lợi ích chính đáng của tất cả các bên, trên cơ sở
phù hợp với Hiến chương của Liên hợp quốc các nguyên tắc cơ bản của luật pháp
quốc tế".
Tuy nhiên
đến lần bỏ phiếu viện trợ nhân đạo cho Ukraine thì Việt Nam lại "bỏ phiếu
trắng", không ra mặt chống nhưng cũng không dám ủng hộ vì sợ mất lòng
Trung Quốc, vì Bắc Kinh cũng bỏ phiếu trắng. Đến cuộc bỏ phiếu trục xuất Nga
khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thì Việt Nam cũng theo đuôi Trung Quốc
bỏ phiếu chống. Hành động này được phía Việt Nam biện giải là "quá vội
vàng" vì các cuộc điều tra vi phạm nhân quyền của Nga ở Ukraine chưa hoàn
tất.
Như vậy
cho thấy phía Việt Nam đã không dám tự quyết định khi đụng chạm đến quyền lợi của
Nga và Trung Quốc. Nói cách khác, sự lệ thuộc chính trị đã làm mất lý trí để
phân định giữa lẽ phải và điều gian trá trong quan hệ quốc tế.
Hành động
của Việt Nam được coi là việc trả nợ cho Nga và Trung Quốc, vì hai nước này
luôn luôn lên tiếng bênh vực Việt Nam mỗi khi bị Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế
tố cáo Việt Nam vị phạm nhân quyền.
Mỗi khi bị
quốc tế lên án, Việt Nam thường đưa ra một số sự kiện tiêu biểu để bác bỏ, như
: Người dân Việt Nam có đầy đủ các quyền như quy định trong Hiến pháp và luật
pháp như các quyền tự do ngôn luận và tư tưởng, quyền được thông tin ; quyền tự
do tín ngưởng, tôn giáo ; quyền cư trú và đi lại ; tự do hội họp, phát biểu và
kinh doanh, v.v...
Việt Nam
cũng bác bỏ tố cáo của quốc tế cho rằng Việt Nam tiếp tục giam giữ các "tù
nhân chính trị" và "tù nhân lương tâm". Theo lập luận của Việt
Nam thì những người bị giam giữ, không do thực hiện các quyền tự do mà "đã
vi phạm luật pháp" của Việt Nam.
Sự thật là sự thật
Tuy nhiên,
sự thật là có các nhóm Nhà báo đôc lập và cô Phạm Đoan Trang đã bị bắt tù chỉ
vì muốn thực quyền quyền tự do ngôn luận.
Nhóm Nhà
báo đôc lập được thành lập bởi các ông Phạm Chí Dũng (56 tuổi), Nguyễn Tường Thụy
(72 tuổi) và Lê Hữu Minh (34 tuổi), đã bị phạt tù từ 11 đến 15 năm. Trong khi
Nhà báo nữ Phạm Đoan Trang, 44 tuổi đã bị phạt tù 9 năm
Ngoài ra
Tòa án nhân dân huyện Thới Lai, Cần Thơ vào chiều 28/10/2021 tuyên phạt 5 nhà
báo của nhóm Báo Sạch tổng cộng 14 năm 6 tháng tù giam. Những nhà báo độc
lập này bị cáo buộc tội danh "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân" theo Khoản
2 Điều 331 Bộ Luật Hình sự.
Cụ thể,
ông Trương Châu Hữu Danh bị tuyên 4 năm 6 tháng tù, ông Đoàn Kiên Giang và Lê
Thế Thắng mỗi người 3 năm tù ; ông Nguyễn Phước Trung Bảo và Nguyễn Thanh Nhã đồng
mức án 2 năm tù (Đài Á Châu Tự do, ngày 28/10/2021)
Nhưng dưới
con mắt xếch của Nhà nước cộng sản Việt Nam thì nhân quyền ở Việt Nam hoàn
toàn được bảo vệ. Vì vậy, trong một phát biểu năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh
Chính nói văng mạng rằng : "Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100
triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an
dân, đó là điều quan trọng nhất, phát huy tối đa yếu tố con người. Đồng thời giữ
vững ổn định chính trị. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, không hy sinh an sinh xã hội, môi trường, tiến bộ và công bằng xã
hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập, đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối
ngoại ; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng ; là bạn, đối
tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế"
(VOV, ngày 06/12/2021).
Ông Chính
nói như thế để đề cao quyền lợi vật chất của Nhà nước theo chủ nghĩa duy vật
dành cho dân, nhưng hạ thấp quyền lợi tinh thần của con người vì con người
không chỉ sống và được hưởng hạnh phúc nếu không có các quyền tự do cơ bản từ khi
sinh ra.
Ngoài ra,
khi ông Chính bảo "Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm
no và hạnh phúc, dân chủ…" thì dân chủ của dân ở đâu ? Bằng chứng
"quyền làm chủ" của dân đối với đất nước, tài sản quốc gia, đất đai,
biển cả đã bị đảng và nhà nước chiếm hữu "hợp pháp", như quy định
trong Điều 53, Hiến pháp năm 2013 viết rằng : "Đất đai, tài
nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài
nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản
công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản
lý".
Cũng thế,
Điều 4 Hiến pháp đã áp đặt không những quyền cai trị "đương nhiên" của Đảng
cộng sản mà còn cưỡng chế dân phải chấp nhận chủ nghĩa cộng
sản, như quy định, theo đó : "Đảng cộng sản Việt
Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của
Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của
giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê
nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước
và xã hội".
Ngoài ra,
trong các cuộc bầu cử các cấp từ Hội đồng Nhân dân lên Quốc hội, cử tri phải bỏ
phiếu theo nguyên tắc "đảng cử dân bầu", và không được quyền từ chối
bỏ phiếu. Mặt trận Tổ quốc, tổ chức tay sai của đảng đã dàn dựng các cuộc bầu cử
này để bảo đảm sự sắp đặt được hoàn hảo theo như đảng yêu cầu. Nếu thảng hoặc
có ứng cử viên độc lập, hay ngoài đảng trúng cử thì cũng là do đảng sắp đặt để
phô trương có dân chủ.
Như vậy, nếu
so sánh những cuộc tàn sát dân lành của Nga ở Ukraine từ ngày 14/2/2022 với những
vụ giết hại dân của Quân đội công sản Việt Nam trong 30 năm chiến tranh,
trong đó có cuộc thảm sát hàng chục ngàn thường dân vô tội ở Huế năm Mậu Thân
năm 1968, và trên "đại lộ kinh hoàng" Quảng Trị-Thừa Thiên-Huế năm
1972 thì cán cân nghiêng về phía nào ?
Do đó, 3
cuộc bỏ phiếu bênh Nga của Việt Nam ở diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ bộc lộ tính lệ
thuộc và "cùng hội cùng thuyền" với Putin của những người lãnh đạo đảng
và nhà nước cộng sản Việt Nam.
Phạm Trần
(20/04/022)
No comments:
Post a Comment