Tuesday, April 12, 2022

NGƯỜI VIỆT Ở UKRAINE THẤT VỌNG và BUỒN SAU 3 LÁ PHIẾU CỦA VIỆT NAM TẠI LIÊN HIỆP QUỐC (RFA)

 



Người Việt ở Ukraine thất vọng và buồn sau ba lá phiếu của Việt Nam tại LHQ

RFA

2022.04.11

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnamese-in-ukraine-disappointed-after-votes-of-vietnam-on-un-council-04112022145125.html  

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnamese-in-ukraine-disappointed-after-votes-of-vietnam-on-un-council-04112022145125.html/@@images/f64a35fd-bf91-47dd-95aa-fdd324174406.jpeg

Ông Đặng Hoàng Giang - Đại sứ Việt Nam tại LHQ. Ảnh minh hoạ.  Reuters/RFA edited

 

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ba lần tổ chức bỏ phiếu thông qua các nghị quyết liên quan cuộc chiến xâm lược của Nga đối với Ukraine. Việt Nam hai lần bỏ phiếu trắng và một lần bỏ phiếu chống. Theo một người Việt hiện sinh sống ở Ukraine, hành động của Chính quyền Hà Nội không khác gì sự “đồng loã với cái ác”.

 

Lần đầu tiên Việt Nam bỏ phiếu trắng vào ngày 2/3, khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tiến hành bỏ phiếu nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine, đồng thời kêu gọi Nga phải rút quân ngay lập tức. Nghị quyết này được thông qua với 141 phiếu tán thành trong tổng số 193 phiếu. Việt Nam, Cuba, Venezuela, và Trung Quốc nằm trong số 35 nước bỏ phiếu trắng.

 

Hôm 24/3, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết khác yêu cầu Nga lập tức ngừng gây chiến ở Ukraine, kêu gi cộng đồng quốc tế tăng cường viện trợ nhân đạo cho người dân nước này, đồng thời chỉ trích Nga đã gây ra một tình huống nhân đạo "thảm khốc" khi xâm lược nước láng giềng đúng một tháng trước đó. Việt Nam lần thứ hai bỏ phiếu trắng cho nghị quyết này, cùng với 37 quốc gia khác.

 

Hôm 7/4, Việt Nam cùng với 24 quốc gia bỏ phiếu chống lại nghị quyết do Mỹ đề xuất loại Nga ra khỏi Hội đồng nhân quyền vì gây ra cuộc chiến tranh ở Ukraine. Cùng nhóm bỏ phiếu chống với Việt Nam là một số nước như Trung Quốc, Lào, Cuba, Bắc Hàn, Nga, Iran... 

 

Truyền thông nhà nước đưa tin về cả ba lần bỏ phiếu ở Liên Hiệp Quốc, nhưng tránh nhắc đến Việt Nam đã biểu quyết như thế nào.

 

Hôm 6/4, trang Thông tin Chính phủ đăng bài viết nói rằng “Việt Nam nhất quán quan điểm không “chọn bên”, mà chọn lẽ phải. Từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh, chịu nhiều hậu quả nặng nề và đến giờ vẫn đang phải giải quyết, cho nên Việt Nam là đất nước yêu chuộng hòa bình, luôn đóng góp tích cực và hành động vì hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới.

 

Hành động đồng loã với cái ác

 

Một doanh nhân người Việt Nam đang ở Ukraine, không muốn nêu danh tính, nhận định rằng phản ứng của Việt Nam về cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, thể hiện qua ba lần bỏ phiếu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc là một hành động đồng loã với cái ác, một lối cư cử “đáng xấu hổ”:

 

“Tất nhiên là chúng tôi không đồng ý với quan điểm của Chính phủ Việt Nam Cộng sản. Đó là một Chính phủ hoàn toàn suy nghĩ khác với bọn tôi là những người Việt sống ở Ukraine.

Về logic, tôi hiểu vì sao Chính phủ Việt Nam lại cư xử như thế. Bởi vì họ phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Họ đi theo Trung Quốc, sợ rằng nếu bất đồng với Trung Quốc chỉ cần Trung Quốc cắt giao thương với Việt Nam thôi thì có lẽ là Việt Nam cũng khủng hoảng luôn. Cho nên là tôi hiểu họ cần phải giữ cái Chính quyền của mình để cho nhân dân không bị đói, không bị bạo loạn, cái đó tôi hiểu.

 

Thế nhưng tất nhiên là tôi không đồng ý, vì đó không phải là cách cư xử của một đất nước văn minh, khi anh không phản đối mà thậm chí đồng loã với cái ác, thì rõ ràng đó là một sự nhục nhã, xấu xa thôi.”

 

Truyền thông Ukraine cũng có đưa tin về những lần bỏ phiếu ở Liên Hiệp Quốc và kết quả ba lần Việt Nam bỏ phiếu không ủng hộ Ukraine. Tuy nhiên, người này cho biết rằng người dân Ukraine vẫn vui vẻ, không hề tỏ thái độ tức giận hay kỳ thị những người Việt Nam đang sinh sống trên đất nước này:

 

“Báo chí bên này cũng đưa thông tin đầy đủ và khách quan. Những người nào để ý đến Việt Nam họ sẽ nhìn thấy Việt Nam cư xử như thế nào. Tôi thấy rằng là người ta cũng coi Việt Nam không có một vị thế gì đáng kể trên thế giới, cũng như không có ảnh hưởng gì đến cuộc chiến của người ta. Cái người ta cần là sự ủng hộ của những nước có khả năng ủng hộ cho người ta về kinh tế, về vũ khí… như là phương Tây, là EU, là Mỹ…

 

Cái thứ hai là bản thân của người Ukraine ở đây người ta cũng rất độ lượng, không phải vì thế mà người ta ghét Việt Nam hay là kỳ thị. Có lẽ là họ cũng hiểu rằng Chính phủ Việt Nam Cộng Sản là một Chính phủ khác, còn những người Việt Nam định cư ở đây là những người khác.”

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnamese-in-ukraine-disappointed-after-votes-of-vietnam-on-un-council-04112022145125.html/2022-03-14t115854z_577922825_rc282t9ej3i9_rtrmadp_3_ukraine-crisis-kyiv.jpg/@@images/df876256-b293-4430-90eb-6c633a13acb8.jpeg

Hình minh hoạ: toà nhà bị đạn pháo của Nga bắn ở Kyiv, Ukraine, hôm 14/3/2022. Reuters

 

Buồn, áy náy với đất nước Ukraine

 

Chị Vũ Hải Yến, hiện đã tạm lánh nạn từ Ukraine sang Thuỵ Điển nói với RFA rằng từ những ngày chưa xảy ra chiến tranh, chị khá lo lắng khi thấy các nước phương Tây kêu gọi người dân của họ về nước. Trong khi Sứ quán Việt Nam thì vẫn giữ im lặng nên người Việt ở nước này nghĩ là Nga chỉ “hù” thôi chứ không đánh thật.

 

Đến khi Nga tấn công vào Thủ đô Kyiv thì gia đình chị hoàn toàn bất ngờ, quyết định di tản gấp mà cũng không kịp mang đủ giấy tờ tuỳ thân. Chị Yến kể về hành trình chạy nạn gian nan của cả nhà:

 

“Trước khi xảy ra chiến tranh hai ngày, tôi có lên Đại Sứ quán Việt Nam xin miễn thị thực để mua vé về Việt Nam thì trên Sứ quán hẹn 10 ngày sau sẽ trả hộ chiếu.

Rồi đêm 23, rạng sáng ngày 24/2, khi đang ngủ thì tôi nghe thấy tiếng bom nổ rầm rầm. Cả nhà tỉnh giấc thì mới biết Nga đánh bom sân bay và các căn cứ quân đội ở Ukraine.

Cả gia đình tôi phải xuống hầm trú ẩn. Ở đó ẩm thấp và lạnh lẽo nên con trai tôi mới được năm tuổi rất hoang mang và sợ hãi, không biết chuyện gì đang xảy ra. Đêm lạnh quá cháu không ngủ được, bên trên thì tiếng bom vẫn nổ vang trời.

Tôi thấy tình trạng này không ổn, tình hình ngày càng tệ đi, nên hôm sau quyết định đưa cả gia đình đi di cư vì sự an toàn của mọi người.

Cuối cùng nhà tôi phải ra đi khi không có giấy tờ tùy thân trên người. Trên đường đi di tản thì rất đông, hầu như xe chỉ nhích được đi từng centimet vì tắc đường. Nhà tôi mất ba ngày ba đêm ngủ trên xe mới qua được biên giới giữa Ukraine và Ba Lan.

Đêm rét lạnh, lúc đi bom dội trên đầu, vội quá nên cũng không kịp mang theo cái chăn cho con nhỏ. Cũng may là trên đường đi di tản được người dân địa phương ở đó họ nấu ăn mang ra hỗ trợ cho bọn tôi.

Cuộc sống của gia đình tôi và tất cả những người Ukraine bỗng chốc rơi vào cảnh không nhà cửa, tương lai mù mịt không biết ngày mai sẽ ra sao. Căm hận nhất là Nga đánh bom không những vào sân bay, vào các căn cứ quân đội mà họ còn đánh bom vào nhà dân, vào người dân, vào các khu trung tâm mua sắm, siêu thị, vào bệnh viện, vào các nhà hộ sinh… Họ muốn giết chết các bà mẹ , các em bé Ukraine.

 

Là người phải trải quan tình cảnh mất hết nhà cửa, công việc để chạy nạn chiến tranh, chị Yến nói mình rất buồn khi biết các kết quả mà Chính phủ Việt Nam bỏ phiếu ở Liên Hiệp Quốc:

 

“Tôi cảm thấy rất buồn khi Nhà nước Việt Nam đã hai lần bỏ phiếu trắng về nghị quyết chống lại Nga ở Liên Hiệp Quốc, và mới đây là bỏ phiếu chống việc loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Khi Trung Quốc sang xâm chiếm Biển Đông của Việt Nam, đất nước Ukraine đã đứng lên phản đối Trung Quốc và ủng hộ Việt Nam. Mặc dù, Trung Quốc là bạn hàng số một của Ukraine.

Nhưng không biết sau này người Việt Nam quay về Ukraine sống sẽ như thế nào! Họ không trách mình, họ càng tốt với mình thì lương tâm mình càng thấy áy náy.”

 

Liên quan đến Chính quyền Việt Nam phản ứng về cuộc chiến ở Ukraine, một buổi gây quỹ từ thiện nhằm giúđỡ người dân Ukraine do cộng đồng Ukraine tổ chức ở Hà Nội, dự kiến diễn ra vào ngày 19/3, bị Công an phường Nhật Tân, Hà Nội can thiệp huỷ bỏ sự kiện này.

 

---------------------

Tin, bài liên quan

 

Vì sao báo nhà nước không đưa tin VN bỏ phiếu chống loại Nga khỏi HĐNQ?

Đại biện Lâm thời Ukraine bày tỏ sự xúc động trước những ủng hộ của người Việt Nam

So sánh Việt Nam và Đài Loan với Ukraine theo tình thế chiến tranh hiện nay

Người Việt từ vùng chiến sự Ukraine gian nan di tản

Cuộc chiến Nga-Ukraine 2022 có giống cuộc chiến biên giới Trung-Việt năm 1979?

 




No comments: