Mạc
Văn Trang
07/04/2022
https://baotiengdan.com/2022/04/07/nganh-giao-duc-nen-lam-gi/
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/04/11-1-1024x768.jpg
Học sinh lớp 4 học sách Cánh Buồm (chớ nhầm với
Cánh Diều) trình bày và bảo vệ quan điểm của mình trước cử toạ. Ảnh: FB tác giả
Một cô
giáo nhắn tin cho tôi, hỏi: Hiện tượng học sinh tự tử ngày càng đáng lo ngại,
bây giờ giáo dục cần làm gì?
Về vấn đề
này trước đây tôi đã viết mấy bài rồi. Nhưng bây giờ đúng là một câu hỏi vẫn cấp
thiết và quan trọng. Tôi xin trả lời chung đối với ngành Giáo dục mấy điều.
Sau vụ một
nam học sinh lớp 10, 16 tuổi, học trường chuyên Amsterdam Hà Nội nhảy lầu
tự vẫn ngày 2/4/2022, trên mạng xã hội tràn ngập những ý kiến thương xót, oán
giận, phê phán, nhưng rồi không biết nên làm gì.
Trước hết
cần biết rằng, trong giáo dục không chỉ có nêu gương tốt, mà một vụ việc tốt, xấu,
hay, dở, thành công, thất bại, đều có thể là bài học giáo dục cho học sinh, nếu
biết cách làm.
Tôi đề nghị
ngành giáo dục nên làm mấy việc.
1. Hội đồng giáo viên tất cả các trường học đều
cần thảo luận:
– Tại sao
việc giáo dục lại gây áp lực căng thẳng đối với học sinh?
– Giáo
viên phải làm gì để giảm áp lực đối với học sinh?
– Làm thế
nào để phát hiện một học sinh có vấn đề tâm lý tiêu cực (stress, trầm cảm…)
– Khi phát
hiện một học sinh có vấn đề tâm lý tiêu cực thì giáo viên phải làm gì để giúp học
sinh vượt qua trạng thái tâm lý đó?
– Làm sao
để học sinh được học là vui thích, hạnh phúc, chứ không phải lo hãi, buồn bực,
căng thẳng?
2. Học sinh THCS, THPT phải làm gì?
Giáo viên
chủ nhiệm cần hướng dẫn học sinh mấy câu hỏi và thảo luận ở lớp:
– Em có biết
chuyện có học sinh tự tử không? Ví dụ?
– Theo em
vì sao bạn học sinh đó tự tử?
– Tự tử vì
bế tắc. Vậy khi gặp bế tắc tâm lý, ta có những cách gì để giải thoát?
– Làm sao
để biết bạn mình có “vấn đề tâm lý bất ổn” (Lo hãi, buồn tủi, chán đời, bế tắc…)
– Khi biết
bạn “có vấn đề tâm lý bất ổn” thì cần làm gì?
– Có khi
nào em gặp “vấn đề tâm lý bất ổn” không? Nếu có thì đó là chuyện gì và giải quyết/
xử lý như thế nào? (sau khi trao đổi về chủ đề này nên cho mỗi em viết một “bài
trao đổi tâm tình”.
Từ những
cuộc trao đổi giữa các giáo viên, bài viết của học sinh, giáo viên Chủ nhiệm tập
hợp lại, nghiên cứu, có thể làm thành một tài liệu kinh nghiệm giáo dục bổ ích.
3. Với cha mẹ học sinh
Những điều
đã thu được từ cuộc thảo luận tại Hội đồng giáo viên nhà trường và từ học sinh,
giúp giáo viên có vốn kiến thức và kinh nghiệm để làm việc với cha mẹ học sinh.
Hội Cha mẹ
học sinh từng lớp từ Tiểu học đến THPT đều cần họp, thảo luận nghiêm túc chuyên
để: Cha mẹ làm gì để việc học của con là niềm vui, là hạnh phúc?
– Học để
làm gì?
Học để con
trẻ có hiểu biết mới, năng lực mới; đối với con trẻ có hiểu biết mới, năng lực
mới (so với trước đó) là sung sướng lắm, hạnh phúc lắm. Cho nên học giúp trẻ tạo
ra hiểu biết mới, năng lực mới một cách sung sướng, hạnh phúc, chứ không phải học
thật nhiều để kiệt sức, đau khổ, tủi nhục.
– Không thể
bắt con mình giống như con hàng xóm được.
Mỗi trẻ là
một cá thể có một không hai, không ai giống ai, nên không thể bắt em này phải
như em kia, con mình phải giống con hàng xóm; không thể bắt đứa trẻ phải phát
triển theo ý bố mẹ được. Nó là nó!
– Phải tôn
trọng quyền sống, quyền phát triển tự do của mỗi đứa trẻ.
Đứa trẻ
sinh ra dù câm, mù, điếc, chân tay tàn tật, ngu dốt… nó đều có quyền sống làm
người, được tôn trọng và tự do phát triển theo khả năng mà tạo hoá ban cho. Nó
có quyền “kém cỏi”, quyền “ngu dốt”. Tại sao lại bắt nó phải “Tiên tiến”, “giỏi”,
“xuất sắc”? Quan trọng là bằng thực lực “năng lực sẵn có” của mỗi em, hãy giúp
nó phát triển lên, hiểu biết hơn trước, biết làm việc hơn trước. Thế là sung sướng.
Xem con mình có khả năng gì thì giúp nó phát triển cái đó cao hơn, còn các mặt
khác cứ trung bình, kém cũng được. Miễn là trẻ thấy vui thích, ham học hành
sáng tạo cái mà nó yêu thích, mang giá trị Chân, Thiện, Mỹ, Ích.
Nhớ rằng
quyền được tôn trọng, được sống hạnh phúc là cao nhất đối với đứa trẻ. Bạn muốn
con mình sống vui tươi, khỏe mạnh, hạnh phúc hay muốn ép học để stress, trầm cảm
và chết? Học để vui sướng, chứ học để chết thì học làm gì?
– Vậy bạn
làm gì để giảm áp lực học tập cho con?
– Làm gì để
mối quan hệ cha mẹ và con cái thân ái, có thể chia sẻ được mọi điều với nhau?
Tóm lại, từ
hiện tượng gia tăng học sinh tự tử vì áp lực học tập, nhà trường nên tiến hành
một số việc gợi ý nêu trên. Giáo dục không phải là “tuyên giáo” kiểu “Tốt khoe,
xấu che”, trốn tránh sự thật! Không chỉ riêng chuyện này mà nhiều chuyện khác
cũng cần nhìn thẳng vào sự thật, đối diện với sự thật và tìm cách giải quyết vấn
đề một cách trực diện. Như vậy học sinh mới cứng cỏi, trưởng thành, chứ không
mãi là những “đứa trẻ” ươn hèn, nhút nhát, trốn tránh sự thật. Biết đối diện với
sự thật sẽ làm trẻ trưởng thành!
Chẳng hạn
vấn đề “Bạo lực học đường”, trước đây có một vụ rất nghiệm trọng xảy ra ở một
trường THCS, tôi đã đề xuất nhà trường đó phải tổ chức cho 6 em học sinh đánh bạn
dã man làm Lễ tạ lỗi trước toàn trường. Các em đó không chỉ đến nhà em bị hại
xin lỗi, quà cáp xuê xoa là xong. Các em này có lỗi với tất cả các bạn, có lỗi
với thầy, cô; có lỗi với cha mẹ học sinh, vì làm mất thanh danh nhà trường, làm
xấu hổ cho toàn trường.
Lễ đó làm
thật nghiêm túc, có tác dụng giáo dục, từng học sinh có lỗi phải nhận lỗi, xin
lỗi, quỳ xuống tạ lỗi bạn bị hại và toàn trường. Em bị hại nói lời tha thứ cho
các bạn. Tất cả ghi hình lại và tất cả các lớp của các trường THCS đều thảo luận
để rút ra bài học. Nhưng Bộ giáo dục sợ “chuyện bé lại xé ra to, phức tạp”. “Em
bị đánh đã được chuyển trường rồi!”.
Thế là chẳng
nâng cao được lòng tự tin và sự tha thứ của em bị hại, mà trong vô thức ẩn ức
mãi nỗi đau đớn, tủi nhục; chẳng gây “sốc” cho suy nghĩ, cảm xúc của mấy học
sinh “đầu gấu” kia khiến chúng phải ghi nhớ mãi. Nhà trường đã vội vã xóa đi mọi
cái trong sự vô cảm, nhạt nhoà. Cái xấu, cái ác vẫn nhởn nhơ lẩn quất trong học
đường.
Một nền
giáo dục luôn luôn né tránh sự thật, không dạy học sinh biết đối diện với sự thật
thì làm sao học sinh có thể thành người TRƯỞNG THÀNH!
No comments:
Post a Comment