NGA
ĐÃ DÙNG HẾT KIM BÀI MIỄN TỬ mà tính “chính trị” của Công pháp Quốc tế tặng cho
họ?
Cho đến
nay, khi các học giả luật quốc tế Việt Nam, cũng như Trung, sử dụng nguồn tư liệu
và thông tin khả tín - trung lập hết sức có thể từ Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC)
hay Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), một trong những kiểu phản biện thường gặp nhất
là họ cho rằng ICC và ICJ do Hoa Kỳ… mua hết, “bao ăn”.
Một lần nữa,
cách lập luận này thiếu thốn thứ mà các cuộc thảo luận tại Việt Nam thiếu nhất:
Thông tin.
ICC và ICJ
đúng là về cơ bản cũng là những các cơ quan tư pháp hoạt động trong khung chính
trị, nên nó luôn có sự ưu ái chính trị nhất định cho các nước lớn.
Để bảo đảm
rằng các quốc gia này không quay ra kèn cựa lẫn nhau hay giận hờn tẩy chay các
định chế quốc tế, các cơ quan này (bao gồm ICC lẫn ICJ) khi vuốt mặt thì lúc
nào cũng phải nể mắt, mũi, lông mi, phấn nền hay đủ thể loại mascara… của tất cả
các cường quốc trong P5, chứ không chỉ riêng gì Hoa Kỳ.
Trung gọi
là đây là việc các cường quốc được phát cho vài “kim bài miễn tử” xài dần.
Nhưng điều
này không phải là những kim bài này có thể xài hoài không hết, và xài trong trường
hợp nào cũng được.
***
Trong vòng
20 năm đầu thiên niên kỷ mới, ICC lẫn ICJ đã “vuốt mặt nể mũi” Nga rất nhiều lần,
cho phép quốc gia này “get away” với rất nhiều vi phạm và việc sử dụng vũ lực bừa
bãi của mình:
***
LẦN 1. GEORGIA KHỞI KIỆN NGA LÊN ICJ LIÊN QUAN ĐẾN SOUTH
OSSESTIA VÀ ABKHAZIA (2008)
ICJ nhắm mắt
làm ngơ lần thứ nhất trong vụ Nga xâm lược vũ trang Cộng hòa Georgia.
Theo vụ án
này, Georgia khởi kiện Nga dựa trên Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức
phân biệt chủng tộc (CERD), cho rằng các hoạt động quân sự của Nga không chỉ ở
các khu đòi ly khai như South Ossesti và Abkhazia, mà còn ở trên lãnh thổ thuần
túy của Georgia, và đã có nhiều hành vi vi phạm các nghĩa vụ trong CERD.
ICJ không
cho vụ này qua nổi đến vòng merit (tức là vòng tài phán nội dung thực tế của
tranh chấp), mà loại đơn khởi kiện của Georgia từ vòng thủ tục.
Trong vụ
này, thẩm phán của trùm “tư bản đế quốc phương Tây” như thẩm phán của Vương Quốc
Anh (Judge Greenwood), thẩm phán của New Zealand (Judge Keith), thẩm phán của
Morocco (Judge Bennouna)... đều bỏ phiếu theo hướng có lợi cho Nga.
Nhấn mạnh
rằng đây đều là những đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ, kể cả Morocco - vốn
được xem là đồng minh quân sự không thuộc NATO thân cận nhất nhì của họ.
***
LẦN 2. UKRAINE YÊU CẦU ICC ĐIỀU TRA NGA cùng với CHÍNH QUYỀN CỦA
CỰU TỔNG THỐNG YANUKOVICH (2014)
Trực tiếp
liên quan đến câu chuyện Ukraine hiện nay, và Trung cũng đã trình bày sơ lược
trong một vài video clip, ICC đã từng được Ukraine yêu cầu vào tận nhà mình để
điều tra tội ác chống lại loại người (Crime against humanity), cùng đó là khả
năng có xảy ra các hành vi tội ác chiến tranh khác do Nga và phiến quân ly khai
miền Đông Ukraine thực hiện.
ICC được mời
vào lãnh thổ Ukraine điều tra từ năm 2014 với những report pháp lý lời lẽ có
cánh để chỉ ra các sai phạm nói chung của Nga (như sử dụng vũ lực quân sự tại
Crimea, thao túng và thực hiện trưng cầu dân ý trái phép, là nguyên nhân chính
khiến gia tăng xung đột vũ trang ở miền Đông Ukraine…)
Tuy nhiên,
đến năm 2016, ICC tung ra bản báo cáo cho rằng Nga, lực lượng phiến quân và
Yanukovich có sai nhưng cũng… không có vi phạm chống lại loài người hay tội ác
chiến tranh gì cả.
Quyết định
này bị các luật sư quốc tế “thân phương Tây” phê phán khá nhiều, nhưng không thấy
ai cáo buộc ICC là “đệ” của Putin.
***
LẦN 3. UKRAINE KIỆN NGA LÊN ICJ VÌ CUNG CẤP TÀI CHÍNH CHO CÁC
HOẠT ĐỘNG KHỦNG BỐ VÀ VI PHẠM CERD (2017)
Vẫn rất
kiên trì, vào năm 2017, Ukraine khởi kiện Nga lên ICJ dựa trên hai cơ sở bao gồm:
CERD (khá giống với trường hợp của Georgia); và điểm nhấn mới là Công ước về trấn
áp hành vi tài trợ tài chính khủng bố (SFT).
Lưu ý là
trong vụ việc, cân nhắc cả năm luận điểm phản đối của Nga về thẩm quyền của
ICJ, bất ngờ là cả Thẩm phán Xue của Trung Quốc và cả thẩm phán ad hoc
Skotnikov (do chính Nga bổ nhiệm) cũng cho rằng ICJ có thẩm quyền trong phạm vi
liên quan đến CERD.
Hóa ra Hoa
Kỳ mua được luôn cả Trung Quốc và thẩm phán do chính tay Nga chọn?
Tuy nhiên,
vấn đề của vụ này là dù Ukraine qua được vòng gửi xe, sau 5 năm không hề có tiến
triển gì đáng kể.
Đến tận
tháng 10 năm 2021, ICJ vẫn đang loay hoay về việc lùi thời hạn xét xử. Việc dây
dưa để lâu này thật ra cũng là một hành vi có lợi cho hoạt động chiếm đóng của
Nga.
***
Bonus:
Và thật
ra, Hoa Kỳ cũng chưa từng mua nổi ICJ hay các định chế quốc tế nào khác. Nên nhớ
rằng trong án lệ Nicaragua v USA, Hoa Kỳ cũng bị ICJ hành theo tiếng nói của
genZ là sml. Nhưng vụ này có lẽ để bàn ở một dịp khác.
Nguyên tắc
chung của các định chế quốc tế vẫn là vậy.
Tính chính
trị thì có, nhưng làm gì cũng cần vừa vừa phải phải thôi, sương sương thôi, làm
quá nó âu dề. Đến lúc cơ quan nào cũng không ưa nổi lại bảo người ta bị Hoa Kỳ
mua thì về chơi với đầu gối chứ ai chơi lại.
.
No comments:
Post a Comment