Hỏa
tiễn cơ động và drone của NATO giúp Ukraina chiến thắng đợt đầu
Thụy
My -
RFI
Đăng ngày: 11/04/2022 - 20:39
Le
Monde ngày 11/04/2022 điểm qua những loại vũ khí đã
làm nên khác biệt trong cuộc chiến tranh ở Ukraina. Trong giai đoạn đầu của cuộc
xâm lăng, các loại hỏa tiễn chống tăng, phòng không và drone tác chiến được
quân Ukraina sử dụng tỏ ra rất hiệu quả.
https://s.rfi.fr/media/display/620829a8-b9b7-11ec-9f0d-005056a97e36/w:1024/p:16x9/javelin_01.webp
Ảnh minh họa : Quân
nhân Ukraina sử dụng hỏa tiễn Javelin của Mỹ trong một cuộc tập trận ở Donetsk
ngày 12/01/2022 AP
Lý do chính tạo nên thành công có liên quan đến
thất bại của Nga với kế hoạch « tấn công chớp nhoáng ». Nga dự định chỉ trong
vài ngày lính dù sẽ chiếm được phi trường Hostomel, rồi đại quân tiến về thủ đô
Kiev để lật đổ hoặc giết chế tổng thống Volodymyr Zelensky. Bộ binh với xe tăng
và pháo được yểm trợ bằng hỏa tiễn đạn đạo và hỏa tiễn hành trình.
Theo nhà nghiên cứu Dimitri Minic của IFRI, từ 1.800 đến 2.000 xe tăng đã được huy động, chiếm 10 % năng lực của
Matxcơva, và 8.000 xe bọc thép đủ loại trên tổng số 25.000. Những chiến xa T-72
biểu tượng của quân đội Nga, và cả những loại tân tiến hơn như T-80 hay T-90 tưởng
chừng xuyên thủng được phòng ngự của Ukraina. Nhưng Nga không ngờ đến sự kháng
cự mạnh mẽ của lực lượng kháng chiến và sự hỗ trợ của phương Tây.
Ukraina dần dần chiếm được thượng phong với
các hỏa tiễn chống tăng. Chủ yếu là hỏa tiễn Javelin của Mỹ, và AT4 hay NLAW của
Anh, những vũ khí vác vai có thể vô hiệu hóa xe tăng cách xa vài trăm mét. Khi
phát hiện điểm yếu của Nga là tiếp liệu vì chiến dịch không dự trù kéo dài,
Ukraina bèn nhắm vào các đoàn công-voa hậu cần, với các drone Bayraktar TB2 của
Thổ Nhĩ Kỳ, đã mua được khoảng 20 chiếc trước khi chiến tranh nổ ra. Nga có các
giàn hỏa tiễn tân tiến như Buk hay Pantsir, nhưng không sử dụng được vì mặt đất
bùn lầy và không được bảo trì.
Trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát tầng thấp
của vùng trời, Ukraina có hệ thống phòng không Igla thời Liên Xô, và nhất là hỏa
tiễn Stinger được hồng ngoại hướng dẫn của phương Tây, hạ được trực thăng và
chiến đấu cơ ở cao độ thấp.
Về phía Nga ngoài phi cơ còn tấn công được từ
Nga và Belarus bằng hỏa tiễn đạn đạo Islander có tầm bắn 500 km với sai số chỉ
vài chục mét. Nga đã cho bắn vài trăm quả nhưng gần đây thì ít hơn, có lẽ dự trữ
không nhiều. Islander còn có thể mang đầu đạn nguyên tử, gây lo ngại cho phương
Tây. Một loại khác là Kalibr có tầm bắn 1.500 đến 2.500 km, đã được bắn đi từ Hắc
Hải. Riêng Kinjal, hỏa tiễn siêu thanh có thể đạt tốc độ Mach 10, cũng đã từng
được sử dụng tại chiến trường Ukraina. Việc dùng bom phốt pho tấn công thường
dân, bị coi là tội phạm chiến tranh, đang là nghi vấn.
Nhìn chung, các chuyên gia lo ngại những
trận không chiến - hiếm thấy trong giai đoạn đầu - nếu diễn ra ở miền
đông, thì phía Ukraina kém trang bị hơn. Matxcơva có khoảng 300 đến 500 tiêm
kích hiện đại, Kiev chỉ có 150; còn về hệ thống phòng không như Buk-M1 và
S-300, thì Ukraina chỉ có loại thuộc thế hệ cũ hơn của Nga.
No comments:
Post a Comment