Saturday, April 23, 2022

DỊCH THUẬT (VĂN HỌC) TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA / MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC DIỄN DỊCH & NHỮNG HỆ HÌNH MỚI (Bùi Vĩnh Phúc)

 



Dịch Thuật (Văn Học) trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa / Một Số Chiến Lược Diễn Dịch & Những Hệ Hình Mới

Bùi Vĩnh Phúc

Tustin Ranch, California VIII – 2013 (Bổ sung & Nhuận sắc: IV – 2022)

http://www.viet-studies.net/BuiVinhPhuc_DichThuatToanCauHoa.pdf

 

Toàn cầu hóa đang là một câu chuyện sôi nổi của toàn thế giới. Nó là một xu hướng tất yếu của phát triển và hợp tác, ảnh hưởng đến tất cả mọi quốc gia và đời sống mọi con người trên trái đất. Nền công nghệ truyền thông của thế giới càng tiến bộ thì nhịp độ và tiến độ toàn cầu hóa càng được đẩy nhanh.

 

Trên bình diện xã hội, vấn đề dịch thuật nằm ở giữa cơn sốt phát triển ấy, vì toàn cầu hóa giúp cho việc dịch thuật nói chung, và các dịch thuật gia nói riêng, đứng ở vị trí trung gian, đóng vai trò của (những) kẻ thương thảo cần thiết giữa các nền văn hóa trong việc tạo một sự hiểu  biết rộng rãi và sâu sắc hơn giữa những con người sống trong các nền văn hóa khác biệt. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, con người quan tâm sâu xa hơn nữa đến việc tìm hiểu những nền văn hóa khác, đặc biệt thông qua vấn đề dịch thuật.

 

Về vấn đề "dịch" Nhưng, trước hết, dịch là gì? Xét về mặt từ nguyên, trong tiếng Latin, gốc từ translatio hay traduco, "dịch" có nghĩa là "đưa qua", "dẫn qua" (to carry across, to lead across). Nói thế, người ta có thể hiểu ngầm là có một "vực thẳm" ở giữa, và dịch thuật chính là chiếc cầu để làm công việc đưa dẫn và nối kết ấy. Nói chung, nó là một tiến trình chuyển dịch từ ngữ và ý nghĩa từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác, từ ngôn ngữ gốc, ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích. Cũng có thể nói, dịch là công việc mã hóa cái ý nghĩa và dạng thức trong ngữ đích qua việc giải mã cái ý nghĩa và dạng thức của ngữ nguồn. (1)

 

Có rất nhiều định nghĩa thế nào là "dịch". Qua các định nghĩa, người ta thấy được các quan điểm về vấn đề "dịch" rất khác nhau, từ đó, đưa đến những lý thuyết khác nhau trong lĩnh vực này. Một trong những định nghĩa khá chi tiết và được chú ý nhiều là định nghĩa của Peter Newmark, qua đó, ông cho rằng "dịch là một nghệ thuật , một nỗ lực thay thế một thông điệp, một diễn ngôn của một văn bản hay ngôn bản trong một ngôn ngữ bằng một thông điệp hay một diễn ngôn giống như vậy trong một văn bản hay ngôn bản của một ngôn ngữ khác." Ông cũng nhìn chuyện dịch như một khoa học, một kỹ năng, một nghệ thuật, và một vấn đề liên quan đến khiếu thẩm mỹ. Là một khoa học, dịch bao gồm kiến thức và sự đánh giá những dữ kiện và cái ngôn ngữ được dùng để miêu tả những dữ kiện ấy; là một nghệ thuật, dịch phân biệt cách viết hay với cách viết dở trên những cấp độ của sự tân kỳ, mới lạ, của trực giác, và của sự gây tạo cảm hứng; là một kỹ năng, dịch cho thấy khả năng chọn lựa một ngôn ngữ thích đáng—nói chung, một cách sử dụng ngôn ngữ có thể chấp nhận được; và, cuối cùng, trên phương diện khiếu thẩm mỹ, dịch (đặc biệt là dịch văn chương) bao gồm việc dịch giả chọn lựa những từ ngữ hay cách diễn đạt theo sở thích, phong cách và sự cảm thụ riêng của họ. Với tất cả những điều vừa nói, những bản dịch khác biệt của cùng một văn bản có thể rất khác nhau. Chúng thể hiện phong cách, tài năng và sự cảm thụ riêng của những dịch giả khác nhau.  

 

XEM TIẾP >>>>>  





No comments: