Chiến
sự Ukraine ngày thứ 55: chính thức bước vào giai đoạn 2 'khốc liệt'
Thanh Niên Online
05:30 -
20/04/2022
Giới chức Nga xác nhận bắt đầu giai đoạn
2 chiến dịch ở Ukraine, sau khi phía Ukraine cũng cho rằng Nga bắt đầu đẩy mạnh
hỏa lực tại vùng Donbass.
Binh
sĩ Ukraine đào công sự tại Donetsk vào ngày 18.4. REUTERS
Ngoại trưởng
Nga Sergei Lavrov ngày 19.4 xác nhận giai đoạn 2 chiến dịch quân
sự đặc biệt tại Ukraine đã bắt đầu, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga
Sergei Shoigu cũng lên tiếng về giai đoạn tiếp theo của chiến dịch quân sự tại
Ukraine.
Theo
Reuters dẫn lời ông Shoigu, lực lượng của nước này đang “tiến hành theo phương
pháp” đối với kế hoạch “giải phóng” 2 vùng ly khai Donetsk và Luhansk ở miền
đông Ukraine.
Chưa rõ mục
tiêu cụ thể về vùng lãnh thổ mà Nga muốn "giải phóng" theo cách gọi của
nước này là những vùng các lực lượng ly khai tuyên bố hay cả những khu vực khác
ở Donbass.
Cùng ngày,
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov xác nhận giai đoạn 2 của chiến dịch đã bắt đầu.
"Giai đoạn mới của chiến dịch này đã bắt đầu và tôi tin chắc rằng đây là
thời khắc rất quan trọng của toàn bộ chiến dịch quân sự đặc biệt", ông
Lavrov nói trong cuộc phỏng vấn với Đài India Today TV.
Tuyên bố mới
nhất được đưa ra sau khi Nga thông báo hoàn thành chiến dịch giai đoạn 1 và rút
quân khỏi khu vực quanh Kyiv, Chernihiv để tập trung vào vùng Donbass.
Xem
thêm: Nga
tuyên bố giai đoạn 2 chiến dịch bắt đầu, nêu mục tiêu lớn ở Donbass
Dự báo cục diện trận chiến Donbass
Đài CNN dẫn
lời một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ cho hay Nga đã tiến hành “các chiến dịch
giới hạn” tại phía tây nam Donetsk và phía nam Izium, được cho là khởi đầu của
chiến dịch lớn hơn.
Quan chức
này cho rằng chiến dịch mới gồm việc di chuyển trên bộ với sự hỗ trợ của hỏa lực
tầm xa, chủ yếu là pháo binh, với “chiến dịch định hình” nhằm đảm bảo hậu cần.
Nga được cho là đã bổ sung thêm 2 nhóm tiểu đoàn chiến thuật tại Ukraine trong
24 giờ qua, nâng tổng số lên 78 nhóm.
Tuy nhiên,
quan chức này cho biết phía Mỹ đánh già rằng Nga giờ đây chỉ còn 75% “sức chiến
đấu” so với khi tập trung quân trước chiến dịch.
Giới
chuyên gia cho rằng cả Nga và Ukraine đều có những thuận lợi và thách thức
trong cuộc chiến tại miền đông Ukraine. So với khu vực quanh Kyiv, Nga thông thạo
địa hình ở miền đông Ukraine hơn và có mạng lưới đường sắt hỗ trợ. Tuy nhiên, địa
hình bùn lầy sẽ buộc Nga sử dụng các tuyến đường bộ, gây nguy cơ bị tấn công.
Xem
thêm: Chuyên
gia nhận định gì về cục diện cuộc chiến mới tại miền đông Ukraine?
Điểm nóng 'pháo đài' Azovstal
Theo
Reuters, Bộ Quốc phòng Nga ngày 19.4 liên tiếp ra các cảnh báo và tối hậu thư
cho lực lượng Ukraine đang phòng thủ ở một nhà máy luyện kim tại Mariupol,
thành phố cảng đang bị Nga bao vây dưới sức ép lớn suốt nhiều tuần qua.
Phát ngôn
viên lực lượng vũ trang “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” tự xưng Eduard Basurin nói
binh sĩ DPR sẽ được không quân và pháo binh Nga yểm trợ để tiến vào nhà máy luyện
kim Azovstal.
Ông
Basurin khẳng định lực lượng DPR đã kiểm soát toàn bộ các khu vực dân cư tại
thành phố miền nam Mariupol, đồng thời kêu gọi binh sĩ Ukraine cố thủ trong nhà
máy Azovstal đầu hàng.
Trước khi
trở thành chiến địa quan trọng, nhà máy này đóng vai trò nổi bật trong nền kinh
tế Mariupol.
Xem
thêm: 'Pháo đài'
Azovstal - tâm điểm những tối hậu thư của Nga
Ukraine nhận thêm vũ khí Mỹ
Các chuyến
hàng đầu tiên của gói viện trợ vũ khí Mỹ đã đến biên giới Ukraine, chuẩn bị chi
viện cho lực lượng vũ trang nước này trong cuộc đối đầu với Nga, AFP ngày 19.4
dẫn lời quan chức Lầu Năm Góc cho biết. Lực lượng Mỹ thuộc NATO sẽ di chuyển đến
cánh đông của khối trong vài ngày tới nhằm huấn luyện các binh sĩ Ukraine sử dụng
pháo bức kích.
Xem
thêm: Ukraine chuẩn bị tiếp nhận
vũ khí mới từ Mỹ
Ukraine tiếp tục nỗ lực ngoại giao
Trong bối
cảnh miền đông đối mặt sức ép mới, Ukraine tiếp tục nỗ lực ngoại giao nhằm tăng
cường sự ủng hộ của quốc tế. Tờ The Guardian cho hay Ngoại trưởng
Dmytro Kuleba đã đến Sofia và gặp gỡ của đồng cấp Bulgaria Teodora Genchovska.
Còn ở
Rome, ông Ivan Fedorov, Thị trưởng lưu vong của thành phố Melitopol (miền đông
nam Ukraine) gặp Ngoại trưởng Ý Luigi Di Maio. Hồi tháng 3, ông Fedorov đã bị lực
lượng Nga bắt giữ sau khi Melitopol thất thủ. Sáu ngày sau, ông được trả tự do
theo thỏa thuận trao đổi tù binh song phương.
Xem
thêm: Nga
ra tối hậu thư mới, một thành phố miền đông thất thủ?
Hy Lạp bắt tàu dầu Nga
Hôm 19.4,
Hy Lạp đã bắt tàu dầu Nga ở ngoài khơi hòn đảo Evia, theo nội dung lệnh cấm vận
kinh tế được Liên minh châu Âu (EU) thực hiện chống Nga.
Còn Bộ trưởng
Tài chính Pháp Bruno Le Maire xác nhận lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt đã
có hiệu lực trên toàn EU.
Cùng ngày,
Đan Mạch công bố lộ trình nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào khí đốt với Nga. Theo
đó, chính quyền Copenhagen đặt hy vọng vào chiến lược phối hợp năng lượng tái tạo
và khí sinh học để tạo nguồn cung năng lượng cho nước này trong thời gian tới.
---------------------------------------------
Xem thêm diễn biến chiến sự Ukraine:
Chiến sự ngày
thứ 54: Trận chiến mới ở miền đông Ukraine
Chiến
sự ngày thứ 53: Ukraine quyết chiến đấu ở Mariupol đến cùng
Chiến
sự Ukraine ngày thứ 52: Kyiv, Lviv hứng không kích, Nga tăng sức ép lên
Mariupol
Chiến
sự ngày 51: Nga mất soái hạm, đe dọa tăng cường tấn công Kyiv
Chiến
sự ngày thứ 50: Ukraine phóng tên lửa vào chiến hạm, không kích lãnh thổ Nga?
No comments:
Post a Comment