Bom
nguyên tử và bom hạt nhân: Thứ nào đáng sợ hơn?
Hiếu Chân -
Saigon Nhỏ
22 tháng 3, 2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/bom-nguyen-tu-va-bom-hat-nhan-thu-nao-dang-so-hon/
Hôm nay 22 Tháng Ba, Phát ngôn viên Điện Kremlin
Peskov nói Nga sẽ xem xét khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân khi có "mối đe
dọa sống còn" với đất nước mình!
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/03/1213px-Atomic_bombing_of_Japan-1024x608.jpg
Những cột nấm cao 6,000 mét từ vụ nổ bom
nguyên tử ở Hiroshima (bên trái) và Nagasaki (phải) ở Nhật Bản tháng Tám 1945. Ảnh
tư liệu Wikipedia.org
Để thoát ra khỏi tình trạng bế tắc trong cuộc xâm
lược Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.
Ông ta đã ra lệnh đặt các lực lượng hạt nhân của Nga vào tình trạng sẵn sàng
chiến đấu. Ngày 22 Tháng Ba, trong cuộc phỏng vấn với Đài CNN của Mỹ, Phát ngôn
viên Điện Kremlin Peskov đã nói Nga sẽ xem xét khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân
khi thấy có “mối đe dọa sống còn” với đất nước mình.
Điều gì sẽ xảy ra cho thế giới nếu Putin điên
khùng bị dồn tới chân tường và bấm nút khởi động cuộc chiến tranh hạt nhân? So
với bom nguyên tử mà Mỹ đã từng ném xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản
năm 1945 thì vũ khí hạt nhân có mức độ tàn phá như thế nào?
Ngày nay, việc sở hữu vũ khí hạt nhân (bom hạt
nhân, hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân) được nhiều quốc gia coi là con đường duy
nhất để trở thành một cường quốc quân sự, có khả năng răn đe đối phương, tránh nguy
cơ bị tấn công quân sự từ các quốc gia có quân đội mạnh hơn. Các nước Iran, Bắc
Triều Tiên đang kiên trì theo đuổi các chương trình vũ khí hạt nhân bất chấp phải
chịu những biện pháp cấm vận kinh tế ngặt nghèo từ Hoa Kỳ và Phương Tây.
Ukraine sở dĩ bị Nga tấn công một phần vì năm 1992, Kyiv đã ký thỏa thuận
Budapest, đồng ý hủy bỏ kho vũ khí hạt nhân để đổi lấy sự bảo đảm về an ninh của
các cường quốc. Nhật Bản và Nam Hàn – kinh hoàng trước vụ xâm lược Ukraine của
Nga – đều bày tỏ sẵn sàng chia sẻ vũ khí hạt nhân với Hoa Kỳ, nghĩa là chấp nhận
để Hoa Kỳ bố trí vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình, ngăn chặn nguy cơ bị tấn
công từ Nga hay Trung cộng.
Bom
nguyên tử (atomic bomb), sau đó là bom hạt nhân (nuclear bomb),
bắt đầu được nghiên cứu và chế tạo vào cuối Thế Chiến thứ Hai, nhằm tạo ra một
thứ “vũ khí tối hậu” có khả năng đảo ngược tình thế trên chiến trường, mang lại
chiến thắng ngay tức khắc do sức tàn phá khủng khiếp mà nó gây ra cho sinh mạng
và cơ sở hạ tầng của đối phương. Từ đó đến nay, các loại vũ khí có sức hủy diệt
hàng loạt này liên tục được phát triển, ngày càng tinh vi, tạo thành một cuộc
chạy đua vũ trang rộng khắp trên toàn cầu.
Tuy nhiên, vũ khí nguyên tử và vũ khí hạt nhân
khác nhau về công nghệ và sức tàn phá. Cái mà Putin đe dọa mang ra sử dụng ở
chiến trường Ukraine là vũ khí hạt nhân, khác xa loại bom nguyên tử mà Mỹ đã
ném xuống Nhật Bản.
Bom nguyên tử
Bom nguyên tử (atomic bomb) sử dụng quá
trình phân hạch hạt nhân để giải phóng năng lượng, trong khi bom hạt nhân (nuclear
bomb) làm ngược lại, sử dụng phản ứng tổng hợp hạt nhân. Bom nguyên tử có
khi còn được gọi là bom A.
Bom nguyên tử hoạt động bằng cách tách các
nguyên tử phóng xạ và không ổn định thành những nguyên tử nhỏ hơn, gây ra phản ứng
dây chuyền hạt nhân, dẫn đến giải phóng năng lượng hủy diệt đột ngột. Nguyên tắc
tách nguyên tử thành những đơn vị nhỏ hơn được gọi là sự phân hạch hạt nhân
(fission).
Bom
hạt nhân là một phiên bản tân tiến hơn của bom nguyên tử vì nó buộc các nguyên tử nhỏ hơn hợp nhất thành một nguyên tử lớn hơn
được gọi là phản ứng tổng hợp hạt nhân, tiếng Anh gọi là fusion,
quá trình ngược lại của bom nguyên tử (phân hạch hạt nhân). Trong bom hạt nhân,
các nguyên tử deuterium và tritium được hợp nhất để tạo ra nguyên tử lớn hơn
như hydro – một chất nhẹ hơn không khí, cho nên bom hạt nhân còn được gọi
là bom khinh khí hoặc bom H.
Để đạt được phản ứng tổng hợp hạt nhân và làm
cho tất cả các nguyên tử nhỏ hợp nhất thành một, nó cần tạo ra một vụ nổ nguyên
tử để đưa chúng đến nhiệt độ và áp suất thích hợp. Vì vậy trong mỗi quả
bom hạt nhân có chứa một quả bom nguyên tử nhỏ làm ngòi nổ. Kết quả là một phản
ứng nổ giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt, áp suất và bức xạ.
Bom nguyên tử có tên khoa học là bom phân hạch (fission bomb).
Quả bom nguyên tử đầu tiên được nghiên cứu và chế tạo trong dự án Manhattan của
người Mỹ, dưới sự hướng dẫn của nhà khoa học hàng đầu J. Robert Oppenheimer.
Sau khi hoàn thành, quả bom được nổ thử nghiệm vào ngày 16 Tháng Bảy năm 1945,
tại Albuquerque, New Mexico – chưa đầy một tháng trước khi nó được sử dụng lần
đầu trong chiến đấu trên đất Nhật Bản.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/03/Fat_man.jpg
Quả bom nguyên tử
có tên Fat Man thả xuống Nagasaki ngày 9 Tháng Tám 1945 giết chết lập tức
226,000 người và di hại nhiều thập niên sau đó. Ảnh Wikipedia.org
Chỉ có hai quả bom nguyên tử được ném xuống
trong lịch sử, và ảnh hưởng của chúng rất nặng nề về thương vong và sự tàn phá.
Vào ngày 3 Tháng Tám năm 1945, quả bom nguyên
tử mang tên Little Boy được chiếc Boeing B-29 Superfortress Enola Gay thả
xuống thành phố Hiroshima, gây ra một vụ nổ có công suất 15 kiloton TNT, tức
tương đương với 15 ngàn tấn thuốc nổ TNT.
Một quả bom nguyên tử thứ hai, có biệt danh Fat
Man, được thả xuống thành phố Nagasaki ngày 9 Tháng Tám 1945.
Quả Little Boy dài 10 feet (3.0 mét), đủ nhỏ để
vừa với một máy bay ném bom B-29 và có tổng trọng lượng là 9,700 pound (4,400
kg). Quả Fat Man nặng 10,300 pound (4,670 kg), chiều dài 128 inch (3.3 m). Nó
được thả ở Nagasaki với sức công phá 21 kiloton, gần gấp rưỡi Little Boy.
Sức tàn phá khủng khiếp của hai quả bom nguyên
tử ở Hiroshima và Nagasaki đã khiến chính quyền quân phiệt Nhật Bản nhanh chóng
đầu hàng vô điều kiện chỉ một tuần sau đó, chấm dứt Thế Chiến II tại khu vực
Thái Bình Dương.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/03/US_and_USSR_nuclear_stockpiles.svg.png
Số lượng đầu đạn hạt nhân của Nga (màu đỏ) và
Mỹ (màu xanh) qua các năm. Ảnh Wikipedia.org
Bom hạt nhân
Bom hạt nhân hoặc bom khinh khí gây ra một vụ
nổ lớn hơn bom nguyên tử – và các sóng xung kích, phát ra sức nóng và bức xạ
cũng có phạm vi lớn hơn.
Quả bom hạt nhân đầu tiên được phát triển dưới
sự lãnh đạo của Edward Teller ở Mỹ và phát nổ lần đầu tiên ở Thái Bình Dương
năm 1952. Điều may mắn là cho đến nay, chưa có quốc gia nào sử dụng bom khinh
khí trong chiến tranh.
Các loại bom hạt nhân cũng khác nhau về sức
công phá.
Một quả bom hạt nhân như bom Sa hoàng (Tsar’s
Bomba) của Liên Xô có sức nổ 50,000 kiloton (tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ),
mạnh hơn hàng trăm lần so với 15 kiloton của quả bom mà Mỹ ném xuống Hiroshima
năm 1945. Nó được thử nghiệm vào ngày 30 Tháng Mười năm 1961, như một cuộc biểu
dương sức mạnh quân sự tại một quần đảo của Nga nằm ở Biển Barents. Nó được
phóng bằng máy bay ném bom Tupolev Tu-95 và sức nổ của nó có sức công phá xấp xỉ
58 megaton (58,000 kiloton) TNT.
Cho đến nay Tsar Bomba là vụ nổ nhân tạo lớn
nhất thế giới. Do kích thước khổng lồ, quả bom này được coi là không thể sử dụng
trong thực tế và được tạo ra chỉ nhằm mục đích nghiên cứu khoa học và tuyên
truyền.
Vì bom hạt nhân tạo ra vụ nổ có sức công phá lớn
hơn bom nguyên tử ít nhất 1,000 lần nên chúng không được sử dụng như một vũ khí
trong chiến tranh nhưng chỉ là một chiến lược quân sự răn đe đối phương.
Tuy nhiên, vài thập niên gần đây các nước sở hữu
vũ khí hạt nhân (Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Bắc
Hàn) đã nghiên cứu chế tạo cái gọi là “vũ khí hạt nhân chiến thuật” (tactical
nuclear weapon) có kích thước rất nhỏ để gắn lên các loại hỏa tiễn liên lục địa
có thể bắn tới mọi nơi trên trái đất mà không cần dùng oanh tạc cơ cỡ lớn như
trước. Các vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ này đôi khi được gọi là “đầu đạn hạt nhân”
(warheads). Tuy kích thước nhỏ nhưng các đầu đạn hạt nhân vẫn có sức tàn phá lớn
gấp nhiều lần so với bom nguyên tử. Có lẽ ông Putin muốn nói tới các loại đầu đạn
này khi đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân ở châu Âu.
Kho dự trữ vũ khí hạt nhân của thế giới hiện
khổng lồ đến nỗi chỉ cần một phần nhỏ trong số chúng được kích nổ, thì thế giới
và nhân loại sẽ đi đến chỗ diệt vong.
No comments:
Post a Comment