13/04/22
https://thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/24652-ba-i-ho-c-ukraine
Đinh Quang Anh Thái giới thiệu Giáo sư Nguyễn
Mạnh Hùng và bài viết về "Bài học Ukraine"
VIDEO :
Đinh Quang
Anh Thái | Bài học Ukraine
https://www.youtube.com/watch?v=AFtF-jNWE8U
Trâu chậm uống nước
đục
Năm 1991 khi Liên bang Xô Viết tan rã, một số
thành viên của Liên Xô tuyên bố độc lập trong đó có Lithuania và Ukraine.
Lithuania theo chính sách thân Tây phương ngay
từ đầu, và gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong đợt mở rộng NATO lần
thư hai năm 2004, nhưng không bị Nga phản ứng.
Trong khi ấy, Ukraine bắt đầu bằng chủ trương
trung lập, thiết lập quan hệ đối tác quân sư giới hạn với Nga và khối Thịnh Vượng
Chung thuộc Liên Xô cũ (Commonweath of Independent States), và đến năm 1994 mơi
bắt đầu có quan hệ đối tác với NATO. Năm 2012 Ukraine ký tắt hiệp ước gia
nhập Liên Hiệp Âu Châu (Ukraine-European Union Association Agreement. Nhưng năm
2013 Tổng thống thân Nga Yanukovych lại ngưng thi hành hiệp ước ấy và chủ
trương cộng tác kinh tế với Nga. Hành động này đưa đến cuộc nhiều cuộc biểu
tình và bạo loạn khiến ông phải bỏ xứ sang Nga tỵ nạn. Năm 2014, Tổng thống
mới Poroshenko ký phần hợp tác kinh tế vơi EU. Nga phản ứng bằng việc chiếm
đóng Crimea, và giúp phe ly khai ở Donetsk và Luhansk tuyên bố độc lập. Năm
2019, Ukraine tu chính án Hiến pháp xác định mục tiêu chiến lược là gia nhâp
NATO và EU, nhưng chưa được NATO thu nhận thì năm 2022 bị Nga tấn công.
https://live.staticflickr.com/65535/52001775214_d6c3e77434.jpg
Commonweath of Independent States
Sự quan trọng của
lãnh đạo
1. Lãnh đạo chia rẽ làm quốc
gia mất thời cơ : Phần mô tả trên cho thấy sự chia rẽ giữa Yanukovych và phe
chống đối khiến Ukraine mất cơ hội gia nhập EU và tiến hành hợp tác kinh tế rồi
chính trị với EU, thắt chặt quan hệ với NATO mà không bị Nga phản ứng mạnh.
2. Lãnh đạo thống nhất và
có tài làm tăng sức mạnh quốc gia và lôi kéo sư trợ giúp của thê giới : Sư can
đảm, quyết tâm, và khả năng của Tổng thống Zelensky huy động toàn dân và
quân đội chiến đấu kiên cường khiên thế giới cảm phục và muốn trợ giúp. Trong
khi ấy, Tổng thống thất cử Yushchenko đang bị tố cáo tham nhũng không bỏ chạy
mà còn mặc áo giáp đứng giữa thủ đô Kyiv với quân đội, tuyên bố đoàn kết quốc
gia và kêu gọi thế giới giúp Ukraine.
Già néo đứt
giây
Năm 2014, Nga theo đuổi mục tiêu giới hạn,
chiếm Crimea (như kiểu Do Thái chiếm đỉnh Golan của Syria) và giúp Donetsk và
Luhansk tuyên bố độc lập với Ukraine (như trương hợp Abkhazia và Nam Ossetia
sau cuộc chiến tranh Georgia năm 2008) mà không bị Tây Phương phản ứng mạnh.
Nhưng năm 2022, Nga đi xa hơn, muốn biến
Ukraine thành một thuộc quốc, tái lập phần nào liên bang ba nước cũ là
Nga-Belarus-Ukraine nên bị cả Ukraine lẫn NATO chống đối mãnh liệt.
https://live.staticflickr.com/65535/52000504047_18fc9c42ef.jpg
Bản đồ khu vực Miền Đông Ukraine
Hậu quả bất lường (unintended
consequences)
Khi Nga xâm lăng Ukraine, Tổng thống Putin
có thể cho rằng Nga có khả năng chế ngự Ukraine môt cách dễ dàng, biến nước này
thành một nước thân hữu nếu không phải là một chư hầu dưới sự chi phối của
mình, làm suy yếu NATO, và gây chia rẻ giữa Mỹ với các đồng minh Âu Châu. Ông
không ngờ vấp phải sư chống trả kiên cường của Ukraine và khả năng của Tổng
thống Zelensky vận động đươc sự trợ giúp cụ thể và hữu hiệu của NATO và Hoa
Kỳ.
Điều không lường thứ nhất là khả năng lãnh đạo của Zelensky và sự tranh đấu cuơng cường của
quân đội và nhân dân Ukraine khiến Nga không thực hiện được mục tiêu tiên khởi
của mình.
Điều không lường thứ hai là phản ứng mạnh của Mỹ-NATO khiến Nga thiệt hại nặng vì bị chế tài
kinh tế, cô lập chính trị, và biến nhà lãnh đạo Nga thành môt mẫu người tàn bạo,
đáng ghét, và khó chơi trên thế giới, ít nhất là ở Âu Châu.
Điều không lường thứ ba là, thay vì làm suy yếu Âu Châu, hành động của Nga lại có hậu quà cảnh
tỉnh các nước dân chủ Âu Châu về hiểm họa Putin khiến NATO đoàn kết hơn, chống
đối Nga mãnh liệt hơn, và khuyến khích Mỹ can dư trở lại. Thay vì tiệp tục rút
bớt quân, Mỹ đã gửi thêm 5.000 quân đến Ba Lan và 7.000 quân đến Đức. Tổng số
quân Mỹ ở Âu Châu tăng từ 60.000 đến 100.000. Tổng Tham mưu Liên Quân của Mỹ
còn đề nghị lập thêm các "căn cứ thường xuyên" (permanent bases) ở
các nước Baltic và Ba Lan, ngay sát nách Nga. Trong khi ấy, NATO quyết đinh
khai triển Lục lương Phản ứng nhanh (Rapid Response Forces) đến các nước Đông
Âu, đặc biệt là Slovakia. Liên Hiệp Âu Châu dự tính cắt ngắn thủ tục để cho
phép Ukraine gia nhập EU trong "vài tuần tới". Đức đổi ngược chính
sách từ hòa hoãn với Nga sang chống đối, ngưng dư án ống dẫn khí đốt Nord
Stream 2, gửi vũ khí cho Ukraine, và gấp rút tăng ngân sách quốc phòng.
Điều không lường thứ tư là cuôc xâm lăng trắng trợn và thô bạo của Nga đã khiến Phần Lan và Thụy
Điển, những nước có truyền thống phi liên kết, phải tính đến chuyện gia nhập
NATO tạo ra triển vọng một đợt nới rộng NATO lần thứ ba, môt điều mà Nga muốn
tránh và đã lên tiếng cảnh báo.
https://live.staticflickr.com/65535/52001515291_d86564919a.jpg
Thân phận nhược tiểu
Những nước nhược tiểu lọt vào vùng tranh chấp
giữa các cường quốc, nhất là lại ở cạnh môt nước lớn thường khó có khả năng chọn
lựa đường lối ngoại giao theo ý muốn. Phần Lan (giáp biên giới với Nga) và
Áo (giáp ranh với các nước thuộc khối Warsaw Pact) đều theo chính sách trung lập
trong thời Chiến Tranh Lạnh để xoa dịu Liên Xô.
Ukraine ngay lúc tuyên bố độc lập năm 1991 củng
theo đuổi chính sách trung lập. Năm 1994, để đổi lại việc cùng với Belarus và
Kazakhstan chuyển nhượng cho Nga số vũ khi nguyên tử đang có trên nước họ, ba
cường quốc nguyên tử --Nga, Anh, Mỹ-- qua Bản Ghi Nhớ Budapest (Budapest
Memorandum), cam kết tôn trọng chủ quyền và vẹn toàn lãnh thổ của ba nước ấy.
Tuy nhiên, đây chỉ là môt cam kết lỏng lẻo. Sư thay đổi chính sách của Ukaine
từ trung lập sang mục tiêu gia nhập NATO vào thời điểm không thuận lợi là một
trong những lý do khiến Nga xâm lăng Ukraine.
Khi cuộc chiến trở nên bất phân thắng bại và
Ukraine bị tàn phá, Zelensky phải ngỏ ý chấp nhận theo chính sách trung lâp,
không gia nhập NATO với điều kiện một số thành viên NATO phải cam kết bảo vệ
sự trung lâp ấy và cho phép Ukraine gia nhập EU.
https://live.staticflickr.com/65535/52001515301_484188a072.jpg
Kịch bản nào
cho Ukraine ?
Kịch bản tệ hại nhất cho cả Ukraine lẫn Nga là Tổng thống Putin, hoặc vì xác tín hoặc vì tự ái bị tổn thương,
áp dụng chính sách "lấy thịt đè người", tiếp tục xâm lăng và chiếm
giữ Ukraine cho bằng được. Ukraine có thể bị chiếm nhưng khó giữ, cuộc chiến đấu
của người Ukraine sẽ tiếp tục với sự trơ giúp của Tây phương. Nước Ukraine sẽ
bị tàn phá, dân Ukraine chịu cảnh chết chóc, Nga sẽ bị hao mòn, phải lệ thuôc
và đóng vai đàn em của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ và
Trung Quốc, một điều mà dân tộc Nga khó chấp nhận.
Kịch bản nguy hiểm cho thế giới, hay it nhất cho Âu
Châu, là chiến tranh leo thang. Khi Putin dọa có
thể dùng vũ khí sinh học và vũ khí nguyên tử chiến thuật (loại bom nhỏ cỡ
kiloton có sức phá hủy nhỏ hơn cỡ megaton, tầm bắn ngắn hơn, có khả nặng thay đổi
trận đánh chứ không có khả năng thay đổi chiến tranh. Vũ khí này, trên lý thuyết,
thường chỉ được bên yếu dùng để bù đắp cho thế yếu của mình chống lại một lực
lượng quy ước áp đảo), lập tức Mỹ và NATO răn đe sẽ có "hậu quả trầm trọng".
Nếu vì bị dồn vào chân tường mà Putin dùng đến những loại vũ khí này, cuộc chiến
Ukaine có thể sẽ leo thang từ chiến tranh quy ước sang chiến tranh nguyên tử
chiến thuật, lên đến chiến tranh nguyên tử chiến lược và chiến tranh tận diệt,
kéo theo cả Trung Quốc.
Kich bản tương đối thực tiễn là tình hình chiến sư buộc Nga thay đổi mục tiêu, chỉ giới hạn vào việc
buộc Ukraine theo chính sách trung lập và đứng ngoài NATO để đổi lấy việc Nga
rút quân và chấp nhận nền độc lập của Ukraine. Về đòi hỏi toàn vẹn lãnh thổ thì
Crimea đã là "việc đã rồi" (fait accompli). Ukraine tiếp tục đòi.
Nga tiếp tục giữ như trường hợp đồi Golan (Golan heights) mà Do Thái chiếm của
Syria năm 1967. Tại hai địa phương Donetsk và Luhansk thuộc vùng Donbas ở phía
đông Ukraine thì quân đội Ukraine vẫn có mặt, tuy nhiều phần lãnh thổ đã bị Nga
và phe ly khai chiếm giữ. Giải pháp dung hòa là chấp nhận chủ quyền của chính
phủ Ukraine trên hai địa phương đó nhưng cho họ hưởng quy chế tự trị, như trường
hợp của Công hòa Srspka (Republica Srpska) trong Liên bang Bosnia-Herzegovina
qua hiệp ước Dayton 1995. Tuy nhiên, mức độ tự trị hay độc lâp của địa phương
này sẽ tùy thuộc kết quả của cuộc thư hùng sắp tới khi Nga tái phối trí quân đội
để tấn công Donbas nhằm tách vùng này ra khỏi Ukraine.
https://live.staticflickr.com/65535/52001515286_3362cbf9fa.jpg
Bản đồ Donbas
Giải pháp này chấm dứt chiến tranh nhưng không
chấm dứt khả năng Nga tiếp tục xâm nhâp và khuynh đảo chính trị Ukraine. Nó
cũng tạo ra môt tiền lệ xấu là dung dưỡng và tưởng thưởng cho việc sử dụng vũ lực
để chiếm đất và tàn sát dân lành một cách man rợ, một việc chưa từng xảy ra ở
Âu Châu từ gần 80 năm qua. Các nước Âu Châu, nhất là những nước thuộc Liên Xô
cũ ở sát biên giới với Nga sẽ luôn cảm thấy bất an. Putin đã bị các đồng nhiệm
Tây Âu cáo buộc là vi phạm tội ác chiến tranh và trở thành hiện thân cho một
nước Nga hung hăng, thô bạo, và khó chơi đối với khối NATO và Liên Hiệp Âu
Châu.
https://live.staticflickr.com/65535/52001582028_4b270916a7.jpg
Làm sao các nguyên thủ Tây Phương có thể gặp gỡ
và trao đổi với Putin mà không khỏi ngỡ ngàng và lúng túng ? Làm sao Nga thôi
khỏỉ bị cô lập ? Làm sao các nước dân chủ Âu Châu có thể an tâm khi Putin vẫn
nuôi dưỡng giấc mơ phục hồi đế chế của ông ấy ?
Tìm một giải pháp hòa bình lâu dài cho Âu
Châu, bỏ chế tài kinh tế, bình thường hóa quan hệ giữa NATO và Mỹ với Nga là
điều mong muốn. Nó đòi hỏi sự bình tĩnh tính toán của lý trí. Nhưng thực hiện
được mục tiêu này trong bầu không khí chiến tranh, khi lòng hận thù và cảm xúc
làm mờ lý trí, không phải là việc dễ.
Chiến tranh giữa Nga và Ukraine đang ở thế vừa
đánh vừa đàm. Và cuộc chiến đang tiếp tục. Kết quả cụ thể trên chiến trường sẽ
quyết đinh mức độ thỏa hiệp trong cuộc đàm phán ngoại giao và sự tương nhượng
cuối cùng.của hai bên.
Nguyễn Mạnh Hùng
Nguồn : Facebook, 13/04/2022
No comments:
Post a Comment