Sài
Gòn ngày phong tỏa thứ sáu mươi
06/09/2021
https://baotiengdan.com/2021/09/06/sai-gon-ngay-phong-toa-thu-sau-muoi/
Tiếp theo phần 1 — phần 2 — phần 3 — phần 4 — phần 5 — phần 6 — phần 7 — phần 8 — phần 9 — phần 10 — phần 11 — phần 12 — phần 13 — phần 14 — phần 15 — phần 16 — phần 17 — phần 18 — phần 19 — phần 20 — phần 21 — phần 22 — phần 23 — phần 24 — phần 25 — phần 26 — phần 27 — phần 28 — phần 29 — phần 30 — phần 31 — phần 32 — phần 33 — phần 34 — phần 35 — phần 36 — phần 37 — phần 38 — phần 39 — phần 40 — phần 41 — phần 42 — phần 43 — phần 44 — phần 45 — phần 46 — phần 47 — phần 48 — phần 49 — phần 50 — phần 51 — phần 52 — phần 53 — phần 54 — phần 55 — phần 56 — phần 57 — phần 58 — phần 59
*
Thế là đã tròn hai tháng Sài Gòn bị phong toả
từ giãn cách theo chỉ thị 16, rồi 16+ và siết chặt giới nghiêm. Gần cả ngàn điểm
bị cách ly, rào chắn, giăng dây, dựng khung kẽm nhưng người nhiễm vẫn nhiều, tử
vong vẫn cao. Người dân có tiền cũng ngao ngán, lo âu mà người lao động nghèo lại
càng bế tắc, đang thấy rõ cái đói đang đe doạ. Nhà nước cũng tìm mọi cách
để trấn an dân chúng bằng nhiều cách, cũng đề ra nhiều biện pháp để không có ai
phải đói trong mùa dịch.
Nhưng các kế hoạch lại không thực hiện được trọn
vẹn vì hệ thống lãnh đạo ở địa phương thiếu khả năng và óc tổ chức, thiếu trách
nhiệm và không sâu sát địa bàn mình phụ trách. Kết quả là dân kêu, nhiều nơi
dân liều mình ra đường kéo nhau đi bộ đến cơ quan, trụ sở phường, xã để kêu cứu.
Chủ trương không để sót ai, không ai thiếu ăn nhưng thực tế lọt tên, sót tên
quá nhiều gây căm phẫn trong dân. Trách nhiệm này do đội ngũ cán bộ phường xã
không có khả năng làm việc.
Lâu nay chỉ là viên chức hành chánh, quản lý
nhân dân địa phương chứ không có óc tổ chức, điều hành nhân sự và tổ chức công
việc. Từ đó đưa đến hậu quả khiến dân ta thán. Đó là chưa kể thành phần vô
trách nhiệm và ăn chận, chia chác những hỗ trợ của nhà nước cho thân nhân và
phe cánh của mình.
Phong toả, cách ly, giãn cách quá dài khiến
cho dân đuối sức, các doanh nghiệp cũng cùng đường phá sản. Ngay những người
buôn bán nhỏ bằng những cửa hàng, quán nhỏ cũng cạn vốn, buông xuôi. Những sạp
hàng ở các chợ sau thời gian dài không hoạt động, hàng hoá hư hỏng, mốc thiu
đành phải đổ bỏ, xem như vốn liếng chẳng còn.
Hôm qua nghe phong phanh sẽ sớm giảm giãn cách
từ 15.9, cũng vội mừng. Nhưng rồi cũng ngay chiều hôm qua, ông Đức Hải thông
báo đó là tin giả. Và sáng nay Ông Phan Văn Mãi, Phó bí thư Thường trực Thành ủy
đã phát biểu hiện nay tình hình dịch bệnh tại thành phố đang diễn biến phức tạp,
số ca nhiễm vẫn còn cao, hệ thống điều trị quá tải, công tác tiếp nhận điều trị
có lúc có nơi chưa đáp ứng kịp, tỉ lệ tử vong chưa giảm. Các tỉnh lân cận có số
ca nhiễm tăng nhanh, nguy cơ tái bùng phát mạnh hơn, khốc liệt hơn nếu mất cảnh
giác, chủ quan. Do đó, thành phố sẽ phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội
thêm một tháng để từng bước đưa TP.HCM trở về trạng thái bình thường mới.
Thế là xong, mong đợi sớm được thoát tù hãm,
được ra đường kiếm sống, được có cuộc sống bình thường sẽ không thực hiện được,
đành chờ thêm thời gian nữa. Thì chờ thôi, cũng như phải chờ mũi vaccine thứ 2
vậy. Tất cả đều thụ động trong tư thế nước đến chân thì nhảy, chẳng có một kế
hoạch chuẩn bị dài hơi nào. Lãnh đạo thành phố cho rằng bảo đảm tỉ lệ tiêm chủng
vắc xin có ý nghĩa quyết định chiến lược phòng chống dịch.
Nhưng theo ông Mãi, mặc dù thành phố đã chủ động
tìm mua vắc xin từ sớm và được Chính phủ chấp thuận nhưng hiện nay vẫn rất khó
khăn về nguồn cung. Biết rõ vũ khí có thể chống được kẻ thù nhưng lại không được
trang bị thì lấy đâu mà chiến đấu. Thua thôi! Biết sắp hết đạn dược mà không có
kế hoạch chuẩn bị để tiếp ứng thì đánh nhau bằng tay không và nước bọt à. Thế
là lỗi chủ quan chứ gì nữa. Cả một thời gian khá dài, các nước bị bùng phát dịch.
Lẽ
ra những người biết lo xa, có tầm nhìn đã chuẩn bị vũ khí là vaccine hầu đáp ứng
khi dịch đến. Đằng này lại tự mãn với thành tích, khi thế giới rần rần sử dụng
vaccine để giảm dịch thì mới lập quỹ kiếm tiền mua vaccine. Tiền thu được lại bỏ
ngân hàng khi vaccine đang là mặt hàng nóng cả thể giới săn tìm. Cho nên khi cần
chẳng còn nơi bán, chỉ chờ rồi chạy vạy xin khắp nơi. Ai cho lấy nấy chẳng có một
kế hoạch gì được nữa vì chẳng có thế chủ động.
Và thế là trong tình hình dầu sôi lửa bỏng, cần
vaccine để cứu thì lãnh đạo bùi ngùi mà bảo rằng cũng đang tiếp tục đàm phán để
mua vaccine trong đó có 5 triệu liều vaccine của Moderna. Tuy nhiên, hiện nay
nhu cầu trên thế giới muốn có vaccine Moderna rất cao, nên việc đàm phán mua loại
vacine này rất khó khăn, nhất là việc đưa vaccine về trong tháng 10-2021.
Người chích Moderna từ cuối tháng 7, hạn 28
ngày và tối đa 42 ngày, giờ tận tháng 10 mới có thể có thuốc thì xem như chuyện
tiêm chủng thành công cốc. Đối tượng chích Moderna là nhóm người dễ nhiễm bệnh
và đưa đến tình trạng nặng nhất. Đó cũng là nhóm dễ tử vong khi bị nhiễm. Thế
giới ưu tiên tiêm chủng và theo dõi kỹ lứa tuổi này, nhưng ở ta thì chỉ làm được
nửa đường rồi đành để đó.
Nghe đồn sẽ chích trộn với Pfizer, báo chí bắt
đầu đưa tin một số nước đã thực hiện kiểu đấy nhưng hậu quả thế nào thì cũng chẳng
ai đoán được vì tất cả đều là thử. Ngay vaccine đang được chích lan tràn khắp
nơi cũng chỉ là thử để đối phó kịp thời cơn bùng phát của dịch. Di chứng của nó
đối với tế bào, với ADN, với Gen của người được chích cũng chưa có báo cáo rõ
ràng vì tất cả đều mới quá, chưa có báo cáo cụ thể.
Cho nên đám khoa học gia Antivaccine, tức chống
vaccine như TS Mike Yeadon hay Bác sỹ Dr. Vladimir Zelenko người Do Thái người
đã tự hào chữa trị hàng ngàn bệnh nhân nhiễm virrus Vũ Hán trong đó có cả Tổng
thống Donald Trump, luật sư Rudy Giuliani, Lizman, tổng thống Brazil Bolsonaro…
cũng là những bệnh nhân của ông. Các ông này và nhiều người nữa lên án vaccine
và cho đó là một âm mưu. Nhưng những người xứ nghèo như Việt Nam thì cần
vaccine để thoát khỏi cơn đại dịch. Ai cũng mong được hai mũi để an tâm và để
mong được sống, những lập luận của các ông đành để ngoài tai, chẳng cần biết ai
âm mưu và mục đích để làm gì, cứ nghe xong rồi bỏ. Điều đó cho thấy dân ta thực
tế, chấp nhận để sống đã, mọi chuyện tính sau.
Vấn đề bây giờ của chúng ta là bao giờ dịch giảm?
Hiện nay ở Mỹ phải đối mặt với làn sóng dịch lần thứ 4, trước bối cảnh chiến dịch
tiêm chủng quốc gia bị trì trệ và biến chủng Delta lây lan mạnh. Số ca mắc mới,
nhập viện và tử vong tại nước này ngày càng tăng.
Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh điểm, số ca trên sẽ giảm dần. Tại Anh, nơi Delta là
biến chủng thống trị, số ca mắc mới mỗi ngày giảm từ 60.000 vào giữa tháng 7 chỉ
còn 30.000 chỉ trong hai tuần.
Ở Ấn Độ, số ca mắc mới mỗi ngày đã chạm đỉnh
điểm 400.000 ca vào mùa xuân. Các chuyên gia ước tính trên thực tế con số này
cao hơn gấp 20 lần. Tuy vậy, vào tháng 6, số ca nhiễm đã giảm mạnh.
Các nhà khoa học đang nỗ lực tìm hiểu nguyên
nhân những đợt bùng dịch do biến thể Delta ở hai điểm nóng này có thể đi tới hồi
kết, dù chỉ mang tính tạm thời.
Thế còn ở Việt Nam, đặc biệt là ở thành phố
này, bao giờ mới đến thời điểm giảm. Những con số người nhiễm trong những ngày
gần đây vẫn không thấy giảm, có lúc còn cao hơn bình thường và lãnh đạo bảo đó
là con số đã đoán trước được nên nhân dân không phải lo. Chết thế mà bảo không
lo sao được. Cứ trở nặng là tiêu vì thiếu thiết bị, thiếu nhân lực, thiếu giường
nằm, sao mà không lo. Con virus lo âu nhiều khi ám ảnh còn hơn con virus Vũ
Hán.
Con số tử vong tuy có giảm nhưng thật sự vẫn
còn cao so với các nước, đó là điều người ta lo lắng nhất. Nếu giảm giãn cách
mà vẫn tụ tập đông người, vẫn tổ chức lễ lạc, vẫn còn những buổi tương tác xã hội
thì chắc chắn không thể giảm dịch. Nói sống chung với virus không có nghĩa là
chúng ta trở lại cuộc sống bình thường mà khi con virus còn tồn tại, cuộc sống
và sinh hoạt của con người sẽ khác đi, không còn như xưa nữa. Thế giới đã phải
đổi thay vì con virus đó.
Nhà nước ta đã bỏ qua mất cơ hội để có thể có
những biện pháp và chuẩn bị để chống dịch hiệu quả hơn. Thế nhưng rồi tất cả đều
quá trễ và loay hoay với mọi kế hoạch. Tình trạng bi đát của thành phố HCM
trong cơn đại dịch với nhiều mất mát, đau thương đúng ra là bài học lớn để rút
ra nhiều kinh nghiệm. Tiếc thay, nhà nước chưa làm được điều đó. Cách tập trung
đến 13.000 người và dự trù lên đến 27.000 người trong khu cách ly, điều trị ở Bệnh
viện điều trị dã chiến Thới Hoà, Bình Dương khiến cho nhiều người lo ngại.
Giường bệnh kê sát nhau như những chiếc ghế
trên bờ biển lúc đông người. Người chen chúc nhau trong cái mênh mông của căn
nhà rộng mà không thấy một thiết bị y tế nào. Đã quá tải. Kiểu đông đúc như thế
này chắc chắn điều kiện vệ sinh không được đảm bảo và sự lây nhiễm chắc là khó
tránh khỏi và khi bệnh nhân trở nặng cũng chẳng có nhân viên y tế nào có mặt kịp
thời để cứu họ. Đã diễn ra cảnh giành giật nhau hộp cơm, tranh nhau nước uống.
Tình trạng như thế thì không bao giờ giảm được dịch.
Giáo sư Warren Bennis từng cố vấn an ninh cho
4 đời tổng thống Mỹ trong đó có Tổng thống John F. Kennedy và Ronald Reagan.
Ông đã có một câu nói rất hay về sự khác biệt giữa khả năng lãnh đạo và khả
năng quản lý mà ta cần suy ngẫm như sau: Quản Lý là làm việc cho đúng và Lãnh Đạo
là làm cho đúng việc. (Management is doing things right. Leadership is doing
the right things). Hình như ở ta đang có tình trạng giẫm chân nhau, không phân
biệt ai là lãnh đạo và ai là quản lý.
Chúng ta mong lãnh đạo làm đúng việc và quản
lý làm việc cho đúng để mọi chuyện được đi đúng đường, cơn dịch sớm qua đi và mọi
người được trở lại cuộc sống. Kéo dài mãi thế này có thể không chết vì dịch mà
chết vì túng đói và cùng quẫn. Sau cơn dịch này, mọi người chắc là sẽ sang chấn
tâm lý cả. Thành phố sẽ lắm kẻ tưng tưng.
6.9.2021
Sài Gòn ngày lockdown thứ sáu mươi.
DODUYNGOC
No comments:
Post a Comment