Wednesday, September 22, 2021

JOE BIDEN và TẬP CẬN BÌNH ĐỐI ĐẦU TẠI LIÊN HIỆP QUỐC (RFI)

 


Joe Biden và Tập Cận Bình đối đầu tại Liên Hiệp Quốc

Thụy My|Minh Anh  -  RFI

Đăng ngày: 21/09/2021 - 12:04

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210921-biden-v%C3%A0-t%E1%BA%ADp-c%E1%BA%ADn-b%C3%ACnh-%C4%91%E1%BB%91i-%C4%91%E1%BA%A7u-t%E1%BA%A1i-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-qu%E1%BB%91c

 

Hai nhà lãnh đạo Joe Biden và Tập Cận Bình hôm nay 21/09/2021 sẽ đối đầu tại Liên Hiệp Quốc : Tổng thống Mỹ đến phát biểu trong ngày khai mạc cuộc họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, và sau đó chủ tịch Trung Quốc lên tiếng qua video thu sẵn được gởi đến.

 

https://s.rfi.fr/media/display/5e0f215c-1ac1-11ec-919d-005056a90284/w:900/p:16x9/AP21263828893315.webp

Tổng thống Joe Biden trong buổi tiếp tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres tại khách sạn Intercontinental Barclay, New York, Hoa Kỳ, ngày 20/09/2021. AP - Evan Vucci

 

Theo phát ngôn viên Jen Psaki, ông Biden trong lần đầu tiên dự họp Liên Hiệp Quốc, sẽ tuyên bố « không tìm cách tiến hành một cuộc chiến tranh lạnh với bất kỳ nước nào », và quan hệ với Trung Quốc không phải là xung đột, mà là cạnh tranh. Bắc Kinh cũng phản đối ý tưởng « chiến tranh lạnh mới », nhưng đây là điểm giống nhau duy nhất giữa hai đại cường, mà quan hệ đang rất căng thẳng.

 

Đối với tổng thống Dân Chủ, diễn đàn đa phương này là cơ hội để nhấn mạnh đến « sự trở lại » của nước Mỹ sau bốn năm dưới thời Donald Trump. Tuy nhiên, việc rút quân trong hỗn loạn khỏi Afghanistan mà không phối hợp với các đồng minh, và khủng hoảng với Pháp trong thương vụ tàu ngầm Úc, đang làm mờ đi thông điệp của Biden, trong bối cảnh phương Tây tìm phương cách đối phó với Bắc Kinh.

 

Tổng thống Biden coi việc so găng với Trung Quốc là ưu tiên lớn nhất của nhiệm kỳ, nhấn mạnh sự đối đầu giữa các nền dân chủ và chế độ độc tài. Sự thành lập liên minh AUKUS nằm trong chiến lược này. Về phía Paris và một số nước châu Âu muốn có thái độ mềm dẻo hơn.

 

 

Ngày khai mạc không như dự kiến của Biden

 

Bài diễn văn của Joe Biden hôm nay là một trong những phát biểu được chờ đợi nhất tại cuộc họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, thế giới muốn hiểu thêm về việc rút quân khỏi Afghanistan và dự định tiếp theo của Hoa Kỳ. Tổng thống Mỹ cũng muốn đặt vấn đề khí hậu làm tâm điểm. Tuy nhiên, từ bốn ngày qua mọi sự đã thay đổi, và không khí ngày khai mạc sẽ không như dự kiến, theo giải thích của thông tín viên Carrie Nooten tại New York :

 

« Trước hết, chương trình đọc diễn văn vốn được xếp theo một số quy tắc lẫn thứ tự tình cờ, chừng như dành ưu tiên cho tổng thống Mỹ, không có diễn giả nào được qua mặt.

Tuy nhiên có sự thay đổi : Tập Cận Bình gởi đến một thông điệp sẽ được phổ biến trong buổi sáng, nên bỗng dưng hai cường quốc chia sẻ diễn đàn. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres sẽ đề cập đến sự đối đầu giữa hai lãnh đạo Mỹ-Trung, mà theo ông « nguy hiểm hơn cả Chiến tranh lạnh ».

 

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo châu Âu mà ông Joe Biden sẽ gặp gỡ bên lề hội nghị rất tức giận với Washington. Ngoại trưởng 27 nước châu Âu tại New York hôm qua đã phản đối cách xử sự với Pháp, nạn nhân của liên minh AUKUS. Tóm lại, đó là một công chúng rõ ràng ít ủng hộ tổng thống Mỹ hơn dự kiến. Cuối cùng, Iran từ chối một cuộc họp ở New York nhằm tái thúc đẩy đàm phán về hồ sơ hạt nhân.

 

Thế nên, dù có tin là tổng thống Mỹ sẽ loan báo đóng góp khoản tiền rất lớn cho vấn đề khí hậu, lời hứa của ông có nguy cơ bị thời sự địa chính trị nhấn chìm ».

 

 

Phiên họp Đại Hội Đồng : Bước tiền trạm cho COP26 

 

Biến đổi khí hậu cũng là một chủ đề trong chương trình nghị sự của khóa họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần này, khi chỉ còn sáu tuần nữa là diễn ra Hội nghị Khí hậu COP26 tại Glasgow, Scotland ( 31/10-12/11/2021 ).

 

Mọi sự chú ý dồn vào bài phát biểu hôm nay, 21/09/2021, của tổng thống Joe Biden, dự trù sẽ thông báo những « tin tốt lành » về tài trợ cho những nước nghèo chống biến đổi khí hậu.

 

AFP cho biết, hôm qua, một cuộc họp kín đã được tổ chức giữa tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, thủ tướng Anh Boris Johnson và đặc phái viên về khí hậu của tổng thống Mỹ John Kerry.

 

Năm 2009, tại hội nghị Copenhague, các nước phát triển đã cam kết đóng góp 100 tỷ đô la cho giai đoạn 2020 – 2025, hỗ trợ các nước phía nam thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

 

Tuy nhiên, ông Guterres lấy làm tiếc rằng kế hoạch tài trợ, dự trù sẽ được thông báo trong hội nghị COP26, đã bị chậm trễ. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh : « Năm 2019-2020, chúng ta đã thất bại, những tính toán từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE) cho thấy vẫn còn thiếu đến 20 tỷ đô la. » Lãnh đạo định chế cao nhất của thế giới cảnh báo nguy cơ « xói mòn niềm tin giữa các nước phát triển và đang phát triển ».

 

Liên Hiệp Quốc cho rằng để thuyết phục giới chính khách, cần phải đánh động công luận. Năm nay, Liên Hiệp Quốc đã triển khai nhiều phương tiện lớn và cho mời BTS, nhóm nhạc pop nổi tiếng của Hàn Quốc. Năm rồi, màn trình diễn của ban nhạc này đã làm quá tải trang mạng Internet của Liên Hiệp Quốc.

 

                                                         ***

 

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

.

Thái Bình Dương : Liên minh Mỹ-Anh-Úc làm thay đổi tương quan trước Trung Quốc

.

Hợp đồng tầu ngầm Úc - Mỹ làm liên minh phương Tây chống Trung Quốc rạn nứt?

.

Liên minh AUKUS: Trung Quốc đổi kế hoạch dự Đại hội đồng LHQ





No comments: