"Gào
khản cổ" nhưng không ai bênh vụ tàu ngầm: Pháp nhìn lại mới thấy làm sai
điều này!
Mạnh
Kiên
04:38 PM 23/09/2021
Bất chấp việc bị Úc "đâm sau lưng", các đồng
minh châu Âu lại tỏ ra dửng dưng trước lời kêu gào đòi lại công lý của Pháp.
Cơn giận chưa
nguôi
Sự sụp đổ của thoả thuận tàu ngầm hàng chục tỷ
USD sau khi liên minh AUKUS ra đời đang trở thành tâm điểm tranh cãi giữa Pháp
và bộ ba Mỹ-Anh-Úc. Bất chấp những ồn ào hòa giải từ ba bên, cơn giận dữ của
Paris vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống.
Trong tranh cãi những
ngày qua, giới quan sát nhận thấy có sự mâu thuẫn trong lập trường của chính
Paris khi nhắc đến mục tiêu ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Việc Australia - quốc gia có mối quan hệ ngày
càng xấu đi với Trung Quốc - tìm cách liên kết với Mỹ thay vì Pháp được coi là
điều hợp lý trong bối cảnh hiện tại, đặc biệt khi tàu ngầm Pháp khó sánh bằng với
công nghệ tàu ngầm hạt nhân.
Nhưng Pháp đã để cảm xúc lấn át cả lý trí.
Trong vài tháng trở lại đây, chính quyền Tổng thống Emmanuel Macron đã xem nhẹ vai
trò của Mỹ khi nhấn mạnh rằng không thể kỳ vọng vào việc liên kết với
Washington để chống lại Bắc Kinh.
Thời điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh G7 mùa
hè năm nay, ông Macron đã lập luận rằng châu Âu phải được phép "độc lập khỏi
Mỹ khi nói đến chiến lược đối với Trung Quốc" vì cho rằng Washington không
đủ ý chí để đối đầu với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, Pháp lại
bất ngờ đổi giọng. Trong một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian lên
án định hướng đối đầu khốc liệt của Mỹ đối với Trung Quốc, biện minh rằng châu
Âu nên đi theo một "mô hình thay thế kiểu cạnh tranh bằng sức mạnh".
Nhưng bất chấp sự dẫn dắt châu lục trong các
chiến lược chống Trung Quốc mà không cần đến sự giúp sức của Mỹ, Pháp đã không
thành công ngay cả trong việc tập hợp các đồng minh cùng đồng lòng giải quyết một
vấn đề nhỏ hơn: Trả đũa Mỹ và Úc vì hợp đồng tàu ngầm bị lật kèo.
Pháp đã không nhận
được sự ủng hộ từ châu Âu liên quan đến liên minh AUKUS.
Vì sao Pháp gào
thét trong cô độc?
Paris đã coi những tranh cãi xoay quanh AUKUS
là một vấn đề chung của toàn EU, thế nhưng các nước châu Âu khác lại không nghĩ
vậy. Bất chấp sự tình bẽ bàng và lời kêu gọi của chính quyền Macron, đa phần
các thành viên EU đều đáp lại lời hiệu triệu một cách hời hợt.
Chính phủ Đức và Ý gần như hoàn toàn im lặng
trong những ngày sau khi công bố hiệp ước mới. Chỉ có một vài quốc gia thành
viên EU tỏ ra phản đối gay gắt hơn.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen thậm chí
bày tỏ sự khó hiểu với quan điểm của Pháp về hiệp ước AUKUS, nói rằng bà
"không thể hiểu được" Paris thất vọng vì điều gì.
Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và Đối ngoại
của EU Josep Borrell vào ngày 20/9 thậm chí còn nói rằng EU đã "bất ngờ
trước tuyên bố này".
Sự trả đũa của Brussel cho đến nay vẫn còn hạn
chế: EU mới tạm đình chỉ hội đồng thương mại và công nghệ được lên kế hoạch giữa
các đại diện của EU và Mỹ, vốn được coi là một bước tiến lớn trong quan hệ giữa
hai khối.
Trong khi một số quốc gia EU không cảm thấy
quá lo lắng về tranh cãi mà họ cho rằng chủ yếu là tổn thất đối với lợi ích quốc
gia của Pháp hơn là lợi ích của chính mình.
AUKUS đang phơi bày
sự cô độc của Pháp.
Lời đe doạ của Bộ trưởng Ngoại giao các vấn đề
châu Âu của Pháp Clément Beaune về việc làm trật bánh các cuộc đàm phán thương
mại EU-Australia đã nhận được sự ủng hộ rời rạc từ các thành viên, chẳng hạn
như Hà Lan và Thụy Điển, những nước được hưởng lợi lớn nếu thoả thuận thông
qua.
Rõ ràng, những điều trên đã thể hiện một vấn đề
khác nghiêm trọng hơn đối với Pháp, nước đang tìm cách cứu vãn sự ủng hộ về quyền
tự chủ chiến lược của châu Âu trong giai đoạn chuẩn bị cho nhiệm kỳ Chủ tịch Hội
đồng Liên minh châu Âu sẽ bắt đầu vào ngày 1/1/2022.
Trong khi Pháp nêu cao ngọn cờ châu lục, đa phần
các quốc gia châu Âu vẫn quyết định chính sách dựa trên lợi ích quốc gia của họ
nhiều hơn là sự đoàn kết giữa các thành viên hay những vấn đề chung của cả khối.
Nhưng bản thân Pháp cũng không thể trách cứ được
bất kỳ quốc gia thành viên nào. Bởi khi nhìn ở hướng ngược lại, điều đó cũng
đúng đối với Pháp khi nước này cũng đang vì lợi ích riêng của mình nhiều hơn.
Tầm nhìn của Paris về EU - với tư cách là một
tác nhân địa chính trị - đang tìm kiếm sự trả đũa làm thoả mãn lợi ích cá nhân
của mình hơn là đạt được một thỏa thuận thương mại có giá trị đối với phần đông
các quốc gia thành viên.
Rõ ràng, nếu mọi thứ đi theo đúng những gì Tổng
thống Macron mong đợi, khối này cũng chỉ hoạt động vì lợi ích của Pháp mà thôi.
Mạnh Kiên
No comments:
Post a Comment