Friday, September 24, 2021

ĐẤU TRANH VÌ CÁI GÌ? (Nguyễn Đình Cống)

 


Đấu tranh vì cái gì?

Nguyễn Đình Cống

24/09/2021

https://baotiengdan.com/2021/09/24/dau-tranh-vi-cai-gi/

 

Lâu nay, do vụ đại dịch nên vụ án Đồng Tâm và Hồ Duy Hải bị lắng xuống. Bị lắng xuống nhưng xin hãy ghi nhớ và tiếp tục đấu tranh, đừng để tắt ngúm. Nhưng đấu tranh vì cái gì, vì mạng sống của mấy người con cụ Kình, của Hồ Duy Hải hay là vì để BẢO VỆ CÔNG LÝ, để không cho những kẻ lợi dụng quyền lực, dẫm đạp lên đạo đức và luật pháp, coi thường ý kiến của những người bảo vệ công lý , để “ỉa vào miệng” của số đông nhân dân đòi công bằng.

 

Gần đây Luật sư Trần Hồng Phong công bố những chứng cứ, chứng minh Hải hoàn toàn vô tội, rằng có rất nhiều chứng cứ xác thực Hải có mặt ở một đám tang trong suốt thời gian xảy ra vụ giết người ở Bưu điện Cầu Voi.

 

Thế rồi có người khẳng định: “Chứng cứ mạnh mẽ và vững chắc để có phiên tòa tái thẩm cho vụ Hồ Duy Hải”. Xin rất hoan nghênh tinh thần của tác giả lời khẳng định, nhưng nội dung lời đó có điều cần trao đổi về mục đích và điều kiện của tòa tái thẩm.

 

Về mục đích, như đã viết ở trên, phiên tòa tái thẩm là để xử lại vụ án Hồ Duy Hải, nhưng mục đích của những người đấu tranh phải đặt cao hơn là bảo vệ công lý. Phải đặt mục tiêu cao cả như vậy mới đủ dũng khí mà dấn thân, để quyết chí vượt mọi khó khăn, trở ngại, để nhận được sự ủng hộ rông rãi của nhân dân Việt Nam và của toàn thể nhân loại tiến bộ.

 

Chính quyền cộng sản, ngoài mồm thì nói “vì dân”, nhưng lại quen xem từng người dân như cỏ rác, thì họ chẳng xem mạng sống của những người như Lê Đình Kình, Hồ Duy Hải có gì đáng giá so với việc giữ chức vụ cho loại người như chánh án Nguyễn Hòa Bình. Họ chà đạp công lý nhưng không dám công khai công nhận điều đó. Vì vậy phải vạch trần cho được sự ngạo mạn của họ, phải làm cho toàn dân thấy đấu tranh giữ mạng sống cho Hồ Duy Hải là quan trọng, nhưng qua đó đấu tranh để giữ được công lý là quan trọng hơn nhiều.

 

Về điều kiện của tòa tái thẩm. Chứng cứ dù mạnh đến đâu thì cũng chỉ mới là để có ai đó dùng nó mà kiện ra tòa, mà yêu cầu Quốc hội xem xét. Nhưng nếu có người kiện mà tòa cứ im lặng, có người yêu cầu mà Quốc hội vẫn làm thinh thì làm sao đây. Họ sẽ trả lời rằng, họ nghe theo chỉ thị mồm của ai đó chứ không cần tuân theo luật pháp. Thế thì làm gì được nhau nào.

 

Vì vậy câu “Có phiên tòa tái thẩm” chưa thể xem là một khẳng định.




No comments: