‘‘Đánh
cá lướt vét’’ ô nhiễm ngang "hàng không": Điều ít được biết
Trọng
Thành - RFI
Đăng ngày: 05/09/2021 - 10:04
https://www.rfi.fr/vi/x%C3%A3-h%E1%BB%99i/20210905-danh-ca-luoi-vet-o-nhiem-ngang-hang-khong
Hàng chục nhà thể thao ván lướt sóng biểu tình trên
bờ biển thành phố Marseille sáng 03/09/2021. Mục tiêu là để tiếp thêm tiếng nói
cho 15.000 người ký kiến nghị yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu siết chặt kiểm soát nghề
đánh cá « đánh cá lưới vét », bị cáo buộc tạo ra lượng khí thải
ngang với ngành hàng không.
Ảnh minh họa : Nghề
đánh lướt vét. © Wikimedia
Trên bãi biển Marseille, nữ vô địch Brazil về
môn ván lướt sóng kêu gọi : « Hãy tôn trọng đại dương ! ».
Nữ vận động viên Brazil Maya
Gabeira là một trong số khoảng 30 nhà thể thao có mặt tại đây, ngày
hôm sau buổi khai mạc Hội nghị Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên, do liên minh
UICN tổ chức tại thành phố cảng nổi tiếng miền nam nước Pháp. Sự kiện quan trọng
với giới bảo vệ môi trường thế giới này sẽ kéo dài đến ngày 11/09. Cuộc biểu
tình trên bãi biển do bốn hiệp hội bảo vệ môi trường đại dương phối hợp tổ chức
(gồm Our Fish, Seas at Risk, Oceana và WeMove Europe).
Tại sao lại nhắm đến
nghề "đánh cá lưới vét" ?
Tại sao nghề đánh cá lưới vét lại là
đối tượng bị nhắm đến của các nhà thể thao ván lướt sóng ? Một nghiên
cứu công bố trên tạp chí Nature hồi tháng 3/2021 cho
hay nghề đánh cá lưới vét tạo ra hàng trăm triệu tấn CO2 hàng năm trong
các đại dương, mức phát thải ngang với ngành hàng không, vốn được coi là nguồn
gây ô nhiễm hàng đầu thế giới.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, dựa
trên các dữ liệu của tổ chức phi chính phủ Global Fisheries Watch, đúc kết
là hoạt động đánh cá lưới vét xả ra biển khoảng từ 0,6 đến 1,5 Gigatonne CO2, tức
khoảng 2,8% tổng lượng khí thải toàn cầu. Nghiên cứu nói trên cũng cho biết, việc
khai thác theo kiểu này chỉ tập trung vào diện tích của 4% đại dương. Trong số
các thủ phạm chính có Trung Quốc, Nga và nhiều quốc gia Liên Hiệp Châu Âu,
trong đó có Pháp.
https://s.rfi.fr/media/display/879b53c8-0dca-11ec-ac72-005056a90284/Overfishing.webp
Các nhà thể thao
ván lướt sóng biểu tình bên bờ Địa Trung Hải, chống nghề đánh cá luới vét,
Marseille, ngày 03/09/2021. AFP - NICOLAS TUCAT
Đại dương lại nơi hấp thu đến một phần ba lượng
khí thải toàn cầu. Nếu cơ chế hấp thu khí thải của đại dương bị đảo lộn, lượng
khí thải toàn cầu sẽ gia tăng nhanh chóng, khiến Trái đất nóng vọt lên. Ông
Nicolas Fourier, thành viên tổ chức phi chính phủ Oceana, giải thích bốn tổ chức
bảo vệ môi trường muốn nhân dịp hội nghị của UICN, để báo động về các hậu quả
khủng khiếp đối với khí hậu của nghề đánh cá nước sâu này. Nghề đánh cá lưới
vét rất thịnh hành tại châu Âu, khi khai thác hải sản đã vét lên rất nhiều trầm
tích dưới đáy biển, giải phóng rất nhiều khí thải CO2 vào nước.
Gần 150.000 người ký tên vào kiến nghị nói
trên yêu cầu Liên Âu cấm nghề đánh lưới vét, bắt đầu bằng việc cấm loại hình
đánh cá này tại « các không gian biển được bảo vệ », điều vẫn
được cho phép cho đến nay. Những người ký tên hy vọng Liên Âu sẽ đạt được nhiều
bước tiến trong việc soạn ra một chương trình hành động vì đại dương, dự kiến
công bố trong những tháng tới.
Chương trình vì Đại
dương của Liên Âu, hội nghị ‘‘One Ocean’’ Pháp tổ chức
Trả lời AFP, ông Virginijus Sinkevicius, ủy
viên Môi Trường của Liên Âu có mặt tại chỗ, khẳng định, nếu nỗ lực hành động
theo hướng đúng (tìm được nguồn đầu tư, các cơ sớ khoa học vững chắc), « chúng
ta có thể thực sự tìm ra được một mô hình đánh bắt cá không xâm phạm đến các
không gian được bảo vệ ». Ủy viên Môi Trường Liên Âu cố tìm cách dung
hòa việc tiếp tục khai thác hải sản với việc hạn chế khí thải. Theo chính trị
gia này, cần phải đưa các chủ nhân của ngành đánh cá vào nỗ lực chung này, bởi
nghề khai thác hản sản vẫn « rất phụ thuộc vào kỹ thuật đánh bắt
này », vấn đề là chú ý đến « tác động xã hội ».
Hôm 03/09, tổng thống Pháp Emmanuel Macron hứa
sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế chuyên về đại dương tại Pháp, vào cuối năm
2021 hoặc đầu năm 2022. Hội nghị One Ocean có mục tiêu « đưa ra
các sáng kiến về nghiên cứu khoa học, về luật pháp quốc tế, để bổ sung cho hệ
thống luật quốc tế » cho phép bảo vệ đại dương.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
GIEC
cảnh báo :« Cứu đại dương để cứu nhân loại »
.
Không
gian và đại dương : Mặt trận mới về khai thác khoáng sản
.
Trung Quốc, quốc gia đánh cá lậu số 1 thế giới: Quốc tế làm gì để đối phó ?
No comments:
Post a Comment