Monday, May 11, 2020

THƯ NGỎ GỞI CHỊ NGUYỄN THỊ LOAN, MẸ HỒ DUY HẢI (tổng hợp)




NỘI DUNG :

Phạm Nhân
.
.
Nguyễn Hoàng
.
Thảo Ngọc
.
Đan Thương
.


Phạm Nhân
10/05/2020

Thưa Chị Loan, cháu Thu Thủy, gia đình, và LS Trần Hồng Phong. Cho phép tôi đi thẳng vào vấn đề.

Nếu tôi là chị, thì tôi không xin ân xá. Nếu chủ tịch nước có tự ban ân xá cho Hải thì cũng không nhận. Bởi vì, nếu xin hoặc nhận ân xá là đồng nghĩa với Hồ Duy Hải phạm tội giết người và cướp tài sản. Tôi chỉ xin, hoặc nhận ân xá nếu Hồ Duy Hải là thủ phạm.

Chỉ có hai lựa chọn: Hoặc trắng án, hoặc tử hình. Nếu không trắng án, thì chọn tử hình để bảo vệ thanh danh và lẽ phải. Đây là một quyết định nghe tàn nhẫn nhưng nên làm.

Chị là người mẹ Việt Nam kiên cường mà tôi từng thấy trong đời. Một thân một mình, thân cô thế cô, ít chữ nghĩa, không quyền lực, ít tiền bạc, không mưu lược, bền bỉ, không mệt mỏi chống chọi với cả một bầy sói độc ác nhất nhì hành tinh.

Xin Chị đừng bảo tôi ngoa ngôn. Mức độ độc ác, lươn lẹo, ma giáo, nham hiểm, tham lam, tàn bạo, vô liêm sỉ thì công an và tòa án Việt Nam có lẽ chỉ thua Trung Quốc.

Một cọng tóc, một giọt máu, một mảnh da, của hung thủ để lại hiện trường đem thử DNA thì kết quả gần như chắc chắn. Thêm vào những dấu vân tay, khó ai mà cãi nổi.
Thế nhưng họ không làm. Họ đi mua dao thớt. Họ bảo để nhận dạng. Chỉ có một cái thớt thì nhận dạng cái nào? Hơn nữa, nhận dạng không phải là tang chứng.

Giám đốc thẩm Tòa Tối cao bảo: Nhân chứng thấy. Có người ngồi trong bưu điện, tóc rẽ đôi. Hải có mái tóc rẽ đôi nên trở thành nghi phạm. Ông Đỗ Mười cũng có tóc mái rẽ đôi. Tóc Kim Jong Un cũng ná ná, hao hao.

Tất cả những điều này, các luật sư đã nói cả rồi. Tôi nhắc lại để Chị hiểu: Họ quyết tâm giết Hải, dùng Hải vào những ván cờ chính trị.

Đây là cuộc chiến pháp lý đẫm máu giữa công lý và phi lý. Đây cũng là một cuộc chiến đạo đức giữa ác và thiện. Đã chiến tranh thì có hy sinh. Đấng Tạo Hóa đã chọn gia đình Chị là những người ở tuyến đầu. Hãy chấp nhận, đón lấy sứ mạng của lịch sử giao phó. Hoặc chết hoặc vô tội. Không xin, cho cũng không nhận ân xá.

Bản án tử hình Hải và tấm gương của Chị vĩnh viễn đi vào lịch sử, vĩnh viễn đi vào ký ức của hàng triệu người Việt Nam, với sự tôn trọng, nể phục, cảm thông và chia xẻ. Chị đã làm nhiều người bừng tỉnh. Chị đã đánh thức mọi lương tâm.

Ở chiến tuyến bên kia, mười bẩy gương mặt tiến sỹ luật cũng vĩnh viễn đi vào lịch sử của sự khinh miệt, ô nhục, bẩn thỉu, và hèn hạ.

Nếu chị van nài, khấn vái, đập đầu xin xỏ ân xá và nhận ban phát ơn mưa móc. Chị mặc định Hải là hung thủ giết người và cướp tài sản. Gia đình nạn nhân, và xã hội sẽ nhìn Chị và Hải dưới một con mắt khác.

Thêm vào, nếu Hải nhận ân xá và trở thành người tù chung thân khổ sai. Hải bị đối xử như súc vật trong nhà tù cộng sản, độc ác và tàn nhẫn, tăm tối và vô vọng, đớn đau và ô nhục. Ở ngoài, Chị và cháu Thu Thủy phải vắt kiệt sức, đánh đổi cả cuộc đời, kiếm tiền, mòn mỏi thăm nuôi, qụy lụy, chạy chọt, cầu cạnh bọn cai tù, bọn chúa ngục. Có đáng để đánh đổi?

Chị là nhà phẫu thuật tài ba. Chị đã bóc tách ra một khối ung thư tư pháp Việt Nam nhếch nhác, thảm hại, di căn tràn lan, đang ở giai đoạn suy tàn.

Chị là tác giả viết vở hài kịch kiệt xuất. Hung thủ là một gã tỉnh lẻ, gà mờ, không kinh nghiệm, bỏ lại hiện trường nguyên vẹn, với muôn vàn chứng cứ. Thế nhưng cả một nền khoa học hình sự Việt Nam với nhiều giáo sư và tiến sĩ, với nhiều tướng và tá, với nhiều học viện và đại học lại chạy ra chợ mua dao mua thớt.

Khoa học hình sự  Việt Nam là đi chợ mua dao thớt. Hỡi các danh hài nước nhà, có ai dám đóng vai? Hỡi các nhà văn viết tiếng Việt, sao cứ say mê bia rượu mà không viết về thân phận Chị Loan, về con dao, cái thớt.

Chị là một nhà báo lão luyện. Chị đã tố cáo, phơi bày cho toàn dân thấy hệ thống tòa án của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ sơ thẩm, phúc thẩm, đến giám đốc thẩm, thối nát đến cỡ nào.

Chị là một trạng sư giàu kinh nghiệm. Chị đã chứng minh 17 kẻ ngồi trên ghế thẩm phán không có não, không biết tư duy, suy diễn tùy tiện, cả vú lấp miệng em, và vô đạo đức.

Suy ra, Chị là người chiến thắng. Từ ngày ông Hồ Chí Minh lập ra Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay, bao nhiêu bi thương, bao nhiêu cảnh ngộ, bao người lừng danh chịu oan khuất. Đã mấy ai làm được như Chị.

Cỡ bà Nông Thị Xuân ăn nằm với ông Hồ, đẻ con trai “Nguyễn Tất Trung” dòng dõi nhà “Nguyễn Tất – Nguyễn Sinh’’ mà còn phải chết âm thầm, tức tưởi, không điều tra, không xét xử, không cả mộ chí, gia đình im tiếng, thì Chị thành công lắm rồi.

Từng đó là đủ tầm “Vĩ đại” cho một người mẹ ít học quê mùa. Thôi đi Chị! Đủ rồi! Chị đã hoàn thành nhiệm vụ. Chị dành sức lực và năng lượng vào việc khác có ích hơn. Chị đã mất hết cả rồi, còn gì để mất thêm.

Thưa Chị Loan, đã có hàng triệu bà mẹ Việt Nam mất con, mất chồng oan nghiệt, nhưng mấy ai cất tiếng? Đã có nhiều người lựa chọn cái chết vinh quang hơn sống nhục. Thua keo này, bày keo khác. Trong cái rủi, có cái may.

Chúa bảo “Hỡi những kẻ mệt mỏi, hãy đến cùng ta’’. Tôi sẽ cầu nguyện cho Hải, Chị, cháu Thu Thủy, gia đình và luật sư Phong.

Kính thư,

Hà Nội, Chúa Nhật 10/5/2020
Phạm Nhân

---------------------------------------------


Để kêu oan cho con trai, suốt 12 năm qua, người mẹ này đã không hề ngại làm bất cứ chuyện gì.

Chỉ cần thấy một cơ hội mỏng manh, một chút ánh sáng hy vọng lập loè, hay dù chỉ là một lời dẫn giải mơ hồ nào đó thôi, cô Loan cũng cố gắng vươn tay với lấy những cơ hội mỏng manh ấy, để được… kêu oan cho con trai. Không nhụt chí, vứt bỏ mọi sĩ diện, cô làm tất cả mọi chuyện, kể cả những chuyện điên rồ, miễn là không hại ai, để được kêu oan cho con trai trong suốt mười hai năm qua.

Trong video này, tôi đã đứng bên cạnh cô, đứng ngoài vỉa hè của khách sạn sang trọng bậc nhất Hà Nội, tôi đóng vai là một người dửng dưng chứng kiến cô Loan đang thể hiện các động tác kêu oan mà không lên tiếng, không nói một lời. Cô Loan, dù biết mình không phải là nghệ sỹ trình diễn (giống Đào Anh Khánh), dù biết nhiều người sẽ cho rằng cô bị điên khi đứng giữa đường khuơ tay, bó chân như thế này, cô vẫn làm, cô làm những động tác này để biểu đạt, để diễn tả những sự hành hạ mà con trai cô đang phải chịu oan trong tù từng ngày (Hải bị đánh đập dã man mỗi lần mở miệng nói ra chữ “oan” hay chữ “bị đánh”… chân Hải bị xiềng trói vào một gông cùm rất nặng…).

Cô thực hiện những hành vi này để anh Thịnh Nguyễn quay vì hy vọng rằng, biết đâu một người quyền lực nào đó xem được video này sẽ thấy động lòng và cách nào đó sẽ giúp cô kêu oan cho con trai cô. Mặc dù hy vọng này gần như không có lô-gic cho lắm, vì ít ai sẽ cảm thấy động lòng khi thấy những hành động kỳ quặc này, nhất là người nào đang có quyền lực thì càng ít khi cảm thấy động lòng. Trong video, người bảo vệ của khách sạn, các người khách đang ngồi trong quán cafe của khách sạn cũng đang nhìn cô Loan khuơ tay, bó chân, bịt miệng… làm những động tác kỳ quặc này, họ chỉ nhìn, chẳng hỏi gì, chẳng biết trong đầu họ có câu hỏi gì không…

Tôi chắc chắn các vị trong ngành tư pháp Việt Nam ai cũng biết đến vụ án này, nỗi oan này, người mẹ này. Hành vi kêu oan của một người mẹ ròng rã suốt 12 năm trời đã đi vào lịch sử. Các cơ quan nhân quyền quốc tế đã lên tiếng nhiều lần lên tiếng. Nhiều người dân và các nhóm xã hội dân sự đã biết đến và ra sức góp tiếng kêu oan cùng cô… Thế mà cuối cùng quyết định bác kháng nghị của 17 vị thẩm phán khép lại vụ án Hồ Duy Hải, đặt dấu chấm hết cho mọi hy vọng.

Hải đang chờ ngày bị xử tử. Hải là “vật hiến tế“ cho kẻ giết người đang được pháp luật Việt Nam bảo vệ che chở. Kẻ đó chắc phải có “ô dù“ lớn lắm.

Nếu ai chưa biết gì về vụ án Hồ Duy Hải thì có thể đọc lại đầy đủ các thông tin ở đây. Các bằng chứng mà công an điều tra đã nhập vào hồ sơ vụ án là mâu thuẫn và không có căn cứ. Một người bình thường khi đọc các bằng chứng này (đã được báo nhà nước đăng) cũng sẽ thấy rõ sự mâu thuẫn, ngu ngốc và giả dối của các thứ được gọi là “bằng chứng” mà đã được lưu vào hồ sơ vụ án.

Dù vụ án đã khép lại, nhưng ngay lúc này, tôi vẫn tin sẽ có một phép màu…

VIDEO:


---------------------------------------------
.
Nguyễn Hoàng
10/05/2020

Nguyễn Phú Trọng hô hào “Nhốt quyền lực vào lồng” chỉ là một vế của phương trình. Còn vế thứ hai ông Trọng quên không nhắc đến, đó là “và phải giao chìa khoá của cái lồng ấy cho nhân dân”. Thiếu “tam quyền phân lập”, phiên kháng nghị giám đốc thẩm tử tù Hồ Duy Hải biến thành màn bi hài kịch về nền tư pháp mù loà của Việt Nam.

_____________

Từ tháng 11/2019, sau nhiều năm im lặng khi án tử hình Hồ Duy Hải được tạm hoãn, Viện Kiểm sát Tối cao (VKSTC) đột nhiên loan báo kháng nghị bản án tử hình ấy theo hình thức giám đốc thẩm. Cơ quan này khẳng định, có đủ căn cứ để kháng nghị hai bản án (sơ thẩm, phúc thẩm) nhằm làm rõ những mâu thuẫn, thiếu sót trong tố tụng và việc tái điều tra là thật sự cần thiết. Tòa án Tối cao (TATC) tổ chức phiên giám đốc thẩm trong ba ngày (từ 6 – 8/5) nhưng rồi vẫn bác kháng nghị và tuyên y án.

Phiên giám đốc thẩm tuy thừa nhận có đến hàng chục lỗi (có tài liệu thống kê chính xác phạm tất cả đến 40 lỗi) về tố tụng, mà TATC vẫn khẳng định là không thay đổi bản chất vụ án thì thật là “bó tay chấm com!”. Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự (BLTTHS), điều 4 “Giải thích từ ngữ”, tại khoản 1 có tất cả 14 khái niệm được giải thích, không có khái niệm nào được định danh là “bản chất vụ án”.

Điều 15 trong Bộ luật thượng dẫn đã bác bỏ khái niệm “bản chất vụ án". Đúng thế, khi vụ án hình sự diễn ra, người có thẩm quyền phải “xác định sự thật của vụ án”, chứ không phải lo xoay xở định nghĩa “bản chất vụ án”. Dù có đổi hay không đổi cũng hoàn toàn sai, vì trong BLTTHS ấy không quy định. Như vậy, 17 người trong cái gọi là “Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao” (HĐTP) đã vi phạm vào mục o khoản 1 điều 4 và điều 15 của BLTTHS. Nói cách khác, kết luận “Sai sót tố tụng không làm thay đổi bản chất vụ án” là vô nghĩa, phi pháp và hoàn toàn không chuyên nghiệp của 17 người mang danh thạc sĩ – tiến sĩ luật.

Mọi khuất tất đáng ra phải hướng vào nghi can nghiện ma túy, kẻ hằn học thất tình và là nghi can rõ nhất, có tên là Nguyễn Văn Nghị (cháu của bà cựu phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa). Nhưng Nghị đã được cảnh sát điều tra cho cao chạy xa bay. Mọi bằng chứng đều gỡ tội cho Hồ Duy Hải. Căn cứ duy nhất buộc tội Hải là lời cung nhận tội của Hải. Lời cung nhận tội bởi nhục hình, ép cung ấy đã dẫn đến nỗi ô nhục của các quan tòa. Nay phiên giám đốc thẩm của TATC với Chánh án Nguyễn Hòa Bình cùng 17 cánh tay biểu quyết đã chuốc nỗi ô nhục đó khi 17 cái rô-bốt y án tử hình Hồ Duy Hải. Chỉ ở một nhà nước tận cùng thối nát mới diễn ra một phiên tòa điếm nhục như vậy!

Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng phát biểu: “Rất nhiều cử tri gọi tôi phản ánh và nghi ngờ tính vô tư, công tâm của Hội đồng thẩm phán Tòa Tối cao. Với hồ sơ, vật chứng ngụy tạo, dấu vân tay không phải của Hải, thớt dao mua ngoài chợ đem về, nghi can Nguyễn Văn Nghị là ai, tại sao mất dấu?... Vi phạm tố tụng như vậy mà kết tội là khiên cưỡng!”

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, đã có sự không vô tư và định kiến tư pháp khi ông Nguyễn Hòa Bình từng làm Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao đã không kháng nghị bản án đối với Hồ Duy Hải, mà nay ông Bình là Chánh án Toà án Tối cao lại ngồi ghế chủ tọa phiên giám đốc thẩm. Nghĩa là Viện trưởng Nguyễn Hoà Bình không đời nào lại tự vả vào miệng của Chánh án Nguyễn Hoà Bình! Và bản thân điều này cũng là một vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng! Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cũng nghi ngờ cả cái kết quả biểu quyết 100% của 17 vị Hội đồng thẩm phán là do “bị áp lực”.

Không thể thu gọn về đây các làn sóng phẫn nộ từ mọi loại lề trên các trang mạng xã hội đối với vụ giám đốc thẩm có lẽ là vô tiền khoáng hậu này. Trong mắt nhiều người, diện mạo công lý tại Việt Nam tuy nhơ nhuốc nhưng ít nhất lần này hy vọng được tẩy rửa một phần. Không thể thản nhiên giết một tử tù mà quá trình điều tra, truy tố, xét xử từng bộc lộ vô số dấu hiệu cho thấy hết sức phi pháp và vô nhân. Đó cũng là lý do phán quyết vừa qua của HĐTP của TATC gây phẫn nộ trong công luận.

FB Nguyễn Lân Thắng mỉa mai: Có sai sót nhưng không làm thay đổi bản chất khốn nạn của nền tư pháp xứ Đông Lào... Y án tử hình Hồ Duy Hải! Đồng bào đã sáng mắt chưa? Nghiêm Việt Anh ngao ngán gọi phiên giám đốc thẩm là “trò hề”! Còn Phùng Chí Kiên thì thấy tên mình có thể nằm trong danh sách tử tù dự bị nếu hệ thống xét xử vẫn theo nền tư pháp mọi rợ này. Trương Huy San nhận xét: Công lý và số phận của Hồ Duy Hải có phải đã là ưu tiên quan trọng nhất? “Y án” không đơn giản chỉ để giải cứu uy tín chính trị của Chánh án Nguyễn Hòa Bình (khi còn là viện trưởng VKSTC ông đã từ chối kháng nghị). Bằng phán quyết này, thành tích “phá trọng án” của cơ quan điều tra 12 năm trước được bảo vệ, nền tư pháp không phải ghi thêm một án oan vào sổ đen…

Dư luận sẽ còn tố cáo nhiều về quá trình điều tra, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật về tố tụng hình sự. Đặc biệt là vai trò “ba trong một” của Nguyễn Hòa Bình: i) Là phó giáo sư, tiến sỹ luật, thiếu tướng, phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an: Nguyễn Hòa Bình đã đào tạo, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra cho toàn ngành. ii) Là viện trưởng VKSTC, ngày 24/10/2011 Nguyễn Hòa Bình ban hành quyết định không kháng nghị vụ án. Và iii) là chánh án TATC, chủ tọa phiên giám đốc thẩm: Nguyễn Hòa Bình, tuyên bác kháng nghị, giữ nguyên án tử hình.

Nguyễn Hòa Bình với ba vai trò – điều tra, công tố, thẩm phán – trong một tư cách đảng viên. Vì đảng tính, 17 con người có quyền lực nhưng táng tận lương tâm buộc một thanh niên vào chỗ chết trong khi chưa có chứng cứ chắc chắn, có khả năng xảy ra oan trái, đã phạm một tội ác. Thật ra, con người như Nguyễn Hòa Bình không còn lương tâm để xúc động! Bởi cách đây 4 năm, y đã gián tiếp dính vào một vụ án chấn động cả nước khi bảo kê cho đàn em Lê Viết Chữ ở Quảng Ngãi gây ra một tội ác tày đình (Xem “Đốm lửa từ những hùng thần Quảng Ngãi” trong tài liệu tham khảo).

Đấy là chưa kể đến giả thuyết cuối cùng: Vụ giám đốc thẩm vừa qua là một sới vật trước Đại hội 13. Từ Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển, TS. Hoàng Ngọc Giao bình luận với BBC: “Bằng hành động này, người ta khẳng định rằng người ta hoàn toàn đúng và không ai phải chịu trách nhiệm cả. Điều này phải chăng để gỡ vấn đề trách nhiệm cho những người trong suốt quá trình tố tụng ở Long An, rồi sơ thẩm, phúc thẩm – gỡ được trách nhiệm của nhiều cá nhân hiện đang giữ chức vụ cao cấp”.

Một trong “nhiều cá nhân hiện đang giữ chức vụ cao cấp” mà ông Giao nói bóng gió ở đây chính là candidate Tổng bí thư cho Đại hội 13 Trần Quốc Vượng. Cách đây 12 năm, ông Vượng chính là tiền nhiệm của viện trưởng VKSTC Nguyễn Hoà Bình. Nghĩa là khởi thuỷ của vụ án Cầu Voi đầy bí ẩn hoá ra có liên quan đến một yếu nhân “to be” cầm đầu hệ thống lãnh đạo “triệt để và toàn diện” cái xã hội bê bết của Việt Nam hiện nay. Không chỉ vì quyền lợi cá nhân, mà vì uy tín của quan thầy, Nguyễn Hoà Bình dĩ nhiên không bao giờ dám “lật kèo” Trần Quốc Vượng./.

----------
Tài liệu tham khảo:






* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

-----------------------------------------------------------------------
.
Thảo Ngọc
10/05/2020

Nhìn lại diễn biến từ ngày xảy ra vụ án mạng giết chết hai cô gái nhân viên Bưu điện Cầu Voi vào tối 13/1/2008, là Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân, cho đến khi kết thúc phiên tòa Giám đốc thẩm ngày 8/5/2020, chúng ta thấy có một sự xuyên suốt như kịch bản của một vở tuồng hoàn hảo.

Ngay sau khi vụ án xảy ra một thời gian ngắn, chắc chắn các cơ quan chức năng của tỉnh Long An đã xác định được thủ phạm là ai. Theo Cáo trạng, hung thủ khi giết hai nạn nhân đã thực hiện hàng loạt đ̂ng tác bằng tay như: Bóp cổ, kéo xác, dùng dao, thớt, ghế đ̂p đầu, cắt cổ hai nạn nhân. Những nơi này sẽ để lại rất nhiều dấu vân tay của hung thủ. Ngoài ra họ đã thu được rất nhiều dấu vân tay ở các cảnh cửa, nhà vệ sinh v.v Đ̆c biệt là những vết máu nơi hiện trường và tại con dao, cái thớt.

Trong đêm xảy ra vụ án, cơ quan chức năng xác định có 3 người đã ghé vào Bưu điện Cầu Voi là anh Đinh Vũ Thường, anh Hồ Văn Bình và Nguyễn Văn Nghị. Trong đó, Nguyễn Văn Nghị là đối tượng đáng nghi ngờ nhất.

Báo Công an Nhân dân số ra ngày 16/1/2008, tức chỉ sau vụ án mạng xảy ra 3 ngày có bài: “Vụ 2 nhân viên bưu điện bị giết: Nghi can là bạn trai của nạn nhân”.

Theo đó: “Nghi can chính là Nguyễn Văn Nghị, ngụ tại huyện Cai Lậy (Tiền Giang), có dấu hiệu nghiện ma túy. Nghị là một trong hai bạn trai của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng. Vào đêm xảy ra vụ án, người dân địa phương thấy Nghị đi xe máy đến Bưu điện Cầu Voi gặp Hồng và Vân. Người dân địa phương còn miêu tả Nghị mặc quần Jean, khoác bên ngoài chiếc áo gió rộng.

Ngay trong ngày 14/1, cơ quan điều tra đã cử trinh sát đến tất cả những địa chỉ mà Nghị thường xuyên lui tới nhưng không gặp anh ta. Sau đó, cơ quan điều tra cử trinh sát mai phục tại nhà cha mẹ của Nghị ở Cai Lậy (Tiền Giang) đến nửa đêm thì nghi can xuất hiện, các trinh sát thực hiện biện pháp áp giải về cơ quan điều tra lấy lời khai”(1).

Vì sao Nghị phải bỏ trốn trong đêm xảy ra vụ án mạng? Vì sao có quan hệ tình cảm thân thiết với hai nạn nhân, mà sáng hôm sau khi nghe tin Hồng và Vân bị sát hại, Nghị lại phải bỏ trốn?

Và sau khi Nguyễn Văn Nghị được bố trí đi lánh nạn nơi an toàn, thì kịch bản bắt Hồ Duy Hải làm dê tế thần đđược vạch ra.

Người ta tìm từ những cuộc điện thoại gọi đi, gọi đến qua lại với 2 cô gái này, xác định được Hồ Duy Hải là người có quen biết với các nạn nhân. Vậy là Hồ Duy Hải bị bắt vào ngày 21 tháng 3 năm 2008, sau hơn 2 tháng công an mò mẫm tìm thủ phạm?!

Tất nhiên trong quá trình điều tra và hỏi cung, với nghiệp vụ của ngành công an được cho là giỏi nhất thế giới, với những đòn tra tấn rất nghiệp vụ đđược các chuyên gia huấn luyện thành thục, thì việc Hồ Duy Hải phải nhận tội giết người như Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long là lẽ đương nhiên. Và những lời khai của Hồ Duy Hải đã có kịch bản theo hướng dẫn của điều tra viên và cho khớp với hồ sơ vụ án.

Việc tang vật quan trọng nhất của vụ án như dao và thớt bị tiêu hủy và ngụy tạo chứng cứ, ghi thêm vào lời làm chứng của anh Đinh Vũ Thường từ không xác định người ngồi trong bưu điện Cầu Voi là ai, thành thấy Hồ Duy Hải tại hiện trường đêm xảy ra vụ án, không giám định máu tại hiện trường lúc ban đầu mà phải để sau 4 tháng chờ máu phân hủy, và không giám định dấu vân tay của Nguyễn Văn Nghị là nhằm mục đích bao che cho thủ phạm.

Những chứng cứ ngoại phạm của Hồ Duy Hải: Tại bút lục 53 nêu rõ Bản kết luật giám định số 158/KL-P21 ngày 11/4/2008 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An kết luận “các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải“.

Hồ Duy Hải không nhận tội 4 lần, là trong 1 lần lấy cung, tại 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, và lúc bà Lê Thị Nga, Chủ nhiêm Ủy ban Tư pháp QH vào nhà tù thăm Hồ Duy Hải.

Nhưng bút lục về dấu vân tay và cả 4 lần không nhận tội của Hồ Duy Hải đều bị rút ra khỏi hồ sơ vụ án?

Những câu hỏi xung quanh Nguyễn Văn Nghị:
Vì sao CQĐT không giám định vân tay của Nguyễn Văn Nghị?

Vì sao Nguyễn Văn Nghị không được đưa vào danh sách nhân chứng kể cả trong trường hợp Hồ Duy Hải là hung thủ?

Vì sao toàn bộ thông tin, tài liệu có liên quan đến Nguyễn Văn Nghị đều bị rút khỏi hồ sơ vụ án?

Ngay tại 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, luật sư Võ Thành Quyết được được tòa chỉ định làm luật sư cho Hồ Duy Hải Hải mà không chấp nhận luật sư do gia đình mời. Tại các phiên tòa, thay vì luật sư thì biện hộ cho thân chủ của mình là Hồ Duy Hải, nhưng ông Võ Thanh Quyết làm ngược lại, đứng về phía công tố và buộc tội bị cáo. Đó là câu trả lời vì sao có luật sư mà Hồ Duy Hải lại nhận tội?

Chính trong đơn kêu oan của bà Nguyễn Thị Loan, mẹ Hồ Duy Hải, được sự hỗ trợ của LS Trần Hồng Phong, đã tổng hợp tin tức qua các báo nhà nước, đã tố đích danh Nguyễn Văn Nghị chính là thủ phạm giết hại 2 cô gái này.

Nên biết vào năm 2008, khi vụ án xảy ra thì ông Trương Hòa Bình, người Long An là Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an. Ông Nguyễn Hòa Bình là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an. Năm 2011, người bác Kiến nghị Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải cũng là ông Nguyễn Hòa Bình với vai trò Viện trưởng VKSNDTC. Và năm nay người ngồi ghế chánh án chủ tọa phiên tòa Giám đốc thẩm vẫn là ông Nguyễn Hòa Bình với vai trò Chánh án TANDTC. Nghĩa là từ khởi tố vụ án, đến bác đơn kiến nghị Giám đốc thẩm và nay ngồi ghế chánh án vụ Giám đốc thẩm vẫn chỉ là 1 người, mà dư luận gọi là Ba trong Một.

Còn ông Trương Hòa Bình nay đang là Phó Thủ tướng thường trực phụ trách nội chính và rất có khả năng lên làm Thủ tướng sau Đại hội XIII. Nghĩa là cặp bài trùng song Bình này đạo diễn toàn bộ vụ án để cho Nguyễn Văn Nghị thoát án.

Năm 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bác đơn xin ân xá của Hồ Duy Hải. Việc ông Tư Sang có quan hệ như thế nào với Nguyễn Văn Nghị lại là việc nằm ngoài nội dung bản án.

Tại phiên Giám đốc thẩm, ông Nguyễn Hòa Bình đã đưa vào Biểu quyết không kháng nghị nội dung sau đây để cho Hồ Duy Hải hết đường hy vọng sống.

“Điểm 3. Quyết định số 639/QĐ-CTN ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực, Quyết định kháng nghị số 15/QĐ-VKSNDTC-V7 của VKSNDTC có đúng quy định pháp luật hay không?

Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết “Không đúng quy định pháp luật”.

Khi Quyết định bác đo
̛n xin giảm án tử hình của cựu CTN Trương Tấn Sang còn có hiệu lực, thì rất khó cho ông CTN đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng ký giảm án tử hình cho Hồ Duy Hải chồng lên quyết định cũ.

Và ngón đòn này còn nhắm vào để hạ uy tín ông Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí đang lăm le nắm chức Trưởng ban Nội chính TƯ khóa tới, vì kháng nghị này là “Không đúng quy định pháp luật” (2).

Nên biết thêm rằng, con số 17/17 tức 100% các vị Thẩm phán tán thành trên là một thủ đoạn của ông Nguyễn Hòa Bình. Vì 16 vị trong Hội đồng Thẩm phản phiên Giám đốc thẩm này là cấp dưới của ông, và biểu quyết bằng giơ tay thì có ai dám chống lại thủ trưởng của mình, khi mà cửa vào BCT tại Đại hội 13 đang hứa hẹn ghế Trưởng ban Nội chính, thậm chí là Phó Thủ tướng kiêm Trưởng ban nội chính cho ông Nguyễn Hòa Bình.
Vì vậy mà ông Nguyễn Hòa Bình phải đích thân ngồi ghế chánh án, Chủ tọa phiên Giám đốc thẩm vừa qua, để cho diễn biến phiên tòa phải theo đúng kịch bản và đúng quy trình.

                                                        ***

Vụ Đồng Tâm đêm 9/1/2000, chính quyền huy động một lực lượng rất hùng hậu với hơn 3 ngàn CSCĐ, được trang bị các loại xe thiết giáp, chó nghiệp vụ và đầy đủ súng ống các loại, chỉ để tiêu diệt một cụ già 84 tuổi đời, 57 năm theo đảng, được cho là chiến công vang dội, và ba CSCĐ chết thui được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Nhất.
Nay chính quyền huy động lực lượng cao nhất và ưu tú nhất của ngành tòa án gồm toàn là Giáo sư Tiến sỹ luật để giết oan một thanh niên vô tội là Hồ Duy Hải.

Đó là một chính quyền thối nát, mục rữa và băng hoại đến tận cùng.

Chính hai vụ nói tre
̂n và nhiều vụ khác đã làm thức tỉnh lương tri những người dân Việt Nam về một nền tư pháp đồi bại được cầm đầu bởi những người vô nhân tính như Nguyễn Hòa Bình.

Người dân Việt Nam đã phải dựng tóc gáy và lạnh xương sống khi nghe ông Nguyễn Hòa Bình ngậm máu phun người, lạnh lùng tuyên bố giữa phiên tòa rằng: Hồ Duy Hải đã có mặt tại hiện trường thời điểm xảy ra vụ án“.

Luật sư Tiến sĩ Trần Đình Triển cho rằng: “Ông Nguyễn Hoà Bình khi đương nhiệm là Viện trưởng VKSNDTC đã không chấp nhận kháng nghị đối với vụ án Hồ Duy Hải. Nhưng hiện tại, ông Nguyễn Hoà Bình, với tư cách Chánh án TANDTC làm Chủ toạ phiên toà Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, sẽ không vô tư khách quan, không được tham gia Hội đồng xét xử vụ án này, đó là việc vi phạm nghiêm trọng pháp luật” (3).

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Vụ Hồ Duy Hải cần phải xem lại tính độc lập của nền Tư pháp (4).

----------------------------

Chú thích:





-------------------------------------------
.
Đan Thương
10/05/2020

Chủ nghĩa Mác: Tư pháp nào cũng mang tính giai cấp
Chủ nghĩa Mác coi Tư pháp nói riêng, và Nhà nước nói chung, là định chế có chức năng đàn áp. Đó là công cụ của giai cấp thống trị, chống lại sự phản kháng của giai cấp bị trị.
Theo lý luận Mác-xít, Luật pháp và Tòa án phong kiến, tư bản được các giai cấp này lập ra để – kết hợp với cảnh sát, quân đội – đàn áp sự nổi dậy của giai cấp nông dân, công nhân.

Tóm lại, tòa án ở mọi xã hội – nếu còn tồn tại các giai cấp – đều là công cụ đàn áp, công cụ bạo lực.

Từ quan điểm trên, người CS không chấp nhận khái niệm công lý chung chung, phi giai cấp. Do vậy, nói “công lý”, phải hiểu: Đó là công lý của giai cấp nào. Nếu không, rất dễ rơi vào cái bẫy ngu dân của giai cấp tư sản (!).

Ở nước ta, ai muốn trở thành cán bộ nhà nước (dù chỉ là trung cấp) đều được học như trên. Được cái, nó cũng dễ hiểu, dễ thuộc. Xem lại cuốn sổ tay (chữ như con kiến, mực đã nhòe) của Cụ nội tôi để lại, tôi hiểu ngay những gì cụ ghi chép và nhập tâm khi cụ được chi bộ cho phép học lớp “cảm tình đảng”.


Tư pháp XHCN càng giống như vậy
Khi đảng CSVN làm cách mạng thành công, đương nhiên phải lập ngay ngành tư pháp XHCN – công cụ đàn áp các giai cấp bóc lột, khi chúng “không chịu cải tạo”, nhất là khi chúng âm mưu “ngóc đầu dậy”. Hai cụm từ này rất phổ biến trong thời gian Cải cách ruộng đất và Cải tạo tư sản ở miền Bắc. Chính nhờ hai cụm từ này mà địa chủ và tư sản thà bị tước đoạt toàn bộ gia sản, của cải… vẫn còn hơn là bị tước đoạt tự do (đi tù mút mùa) hoặc bị tước đoạt mạng sống.

Lớp U70 như Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình (sinh sau 1954), nếu không đủ ý thức tìm hiểu quá khứ, hoặc không được cha mẹ lương thiện bảo ban, sẽ không hình dung nổi cách xử án của ĐCS ngay khi đảng còn hoạt động cách mạng trong vòng bí mật, với chính đảng viên của mình.

Gần hơn là vụ án xử bà Nguyễn Thị Năm và xử hàng trăm ngàn địa chủ (1953-1955) và tư sản (1957-1960). Dám chắc, họ cũng mù tịt về các vụ án Nhân Văn – Giai Phẩm. Tất cả, chúng cùng một cách xử.

Tuy nhiên, nếu nhờ may mắn (hay bất hạnh?) họ rơi vào ngành Tư Pháp, họ vẫn đương nhiên tiếp nhận cái chức năng đàn áp của ngành này do đám tiền nhiệm truyền lại. Những án tử hình “oan thấu trời” dưới thời mà chính hai người này (Nguyễn Hòa Bình và Trương Hòa Bình) giữ vị trí cao trong Tư Pháp (như Công An điều tra, Kiểm sát, Tòa án) đều mang tàn tích các vụ xử tàn bạo cách nay trên 60 năm. Ví dụ: Không có tranh tụng đúng nghĩa, không suy đoán vô tội, quan tòa không đóng vai trọng tài…

Một thành tích lớn của Nội Chính là từ nửa thế kỷ nay đã kết nạp đủ đảng viên để đảm nhiệm cả những vị trí thấp nhất trong tư pháp.

Trong bất cứ phiên tòa nào (dù tí hon), các vị trí nằm trong quy định đều phải do đảng viên chiếm giữ. Thể hiện tính giai cấp rõ rệt nhất, đó là hình tượng đám người xét xử ngồi dưới cái quốc huy hình tượng Công Nông (lúa, bánh xe răng cưa). Do vậy, các phiên tòa xử bất cứ ai bị quy tội danh “chống nhà nước do ĐCS lập nên”, quan tòa đều nhân danh nước CHXHCN để tuyên những bản án rất nặng. Chống án, dường như 100% vẫn bị y án ở tòa phúc thẩm.


Tới lúc buộc phải hòa nhập
Không thể không hòa nhập với 195 nước (khu vực) trên thế giới, dù Việt Nam vẫn khăng khăng kiên định nằm trong 5 nước còn lại theo chế độ XHCN.

Nếu đã đọc phần trên, đến đây chúng ta hiểu ngay: Vì sao hòa nhập Tư Pháp với thế giới là khó khăn nhất, trầy trật nhất và muộn màng nhất… ở nước ta. Không phải ngẫu nhiên mà Tuyên Giáo của ĐCS tưởng tượng ra đủ thứ “thế lực thù địch”, đủ thứ mưu mô chống lại thể chế XHCN ưu việt…

Chẳng qua, chốt lại một câu: Đó là do ngần ngại hòa nhập, trước hết là hòa nhập Tư Pháp. Hòa nhập tư pháp, sau 24 giờ nước ta sẽ không còn ai là “tù nhân lương tâm”.

Kỷ luật nội bộ càng khe khắt, càng chứng tỏ sự yếu kém
Chính nhờ sự hấp dẫn của lý tưởng CS mà đảng này ra đời ở VN. Đảng viên ban đầu đều là trí thức, dám coi nhẹ tài sản, tính mạng để thực hiện lý tưởng đẹp đẽ mà mình đã giác ngộ. Đảng rất ít đảng viên, phát triển chậm, mà một nguyên nhân khiến đảng tồn tại là nhờ kỷ luật sắt, nhưng tự giác của những người có lý tưởng cao cả.

Nhưng để cướp được chính quyền đang do thực dân Pháp nắm giữ, ĐCS phải đánh đuổi được chúng – mà điều này liên quan tới độc lập dân tộc. Nói khác, người dân sợ hãi hai chữ “cộng sản” (nghĩa là xung công tài sản cá nhân) nhưng lại hưởng ứng nhiệt liệt phong trào Việt Minh (do đảng Cộng sản bí mật lãnh đạo), bởi thật sự, nó có mục tiêu số 1 là giành lấy độc lập cho dân tộc.

Tai sao, ngày nay đảng viên vẫn bị cấm không được làm rất nhiều điều? 
Lấy ví dụ: Cấm ký đơn tập thể. Thật kỳ quái. Một lá đơn do 20 người ký (một người đại diện), việc giải quyết vẫn dễ dàng và nhanh gọn hơn, nếu giải quyết 20 lá đơn cá nhân, nhưng lại cùng một vấn đề. Thế nhưng, họ bị cấm ký đơn tập thể.

Cứ phân tích những điều đảng viên bị cấm làm (kỷ luật sắt như cái thời xa xưa) nói lên ĐCS không còn mạnh về chính trị như cái thời huy động mọi nguồn lực cho chiến tranh. Nhưng nó sẽ mạnh lên, nếu có mục tiêu mới khiến được người dân ủng hộ, như cái thời Việt Minh đánh đuổi thực dân. Ví dụ, nếu bỗng đảng quyết “thoát Trung” toàn diện, hoặc quyết ngăn dịch Covid-19.

Cần làm gì?
Chẳng cần những mục tiêu chính trị khiến một đảng suy yếu phải cảnh giác. Chỉ cần chứng minh để toàn Dân và Đảng cầm quyền đều thấy được Hồ Duy Hải bị kết án bằng 3 phiên tòa (Sơ, Phúc và Giám đốc thẩm) có nhiều vi phạm. Oan hay không, chưa cần nói, mà cần xử lại sao cho minh bạch, công bằng.




No comments: