Thursday, May 14, 2020

LÊ ANH HÙNG 1 - 0 NGUYỄN PHÚ TRỌNG (Phạm Đình Bá - VNTB)




Phạm Đình Bá  -  Việt Nam Thời Báo


15/05/2020

Những bloggers như anh Lê Anh Hùng đóng góp tiếng nói vào việc làm sạch xã hội và minh bạch tài chính trong việc quản trị tài nguyên quốc gia.

Lê Anh Hùng

Ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ở Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nhà nước là bình phong không thực quyền của đảng nên nói về trách nhiệm thì mọi chuyện dừng lại ở bàn làm việc của ông Trọng. Theo nhận định của những người ký vào bức thư gửi tới ông Trọng kêu gọi ông “hãy làm gương là người công khai ‘Bản kê khai tài sản’ của mình trên báo chí, cổng thông tin điện tử và Internet đầu tiên,’ ông Trọng không dám trả lời bức thư này (1). Vì sao? 

Dưới sự lãnh đạo của ông Trọng, Tổ chức Toàn vẹn tài chính toàn cầu ước tính thất thoát ra nước ngoài mỗi năm trung bình khoảng 10,6 tỷ đô la Mỹ liên tục từ 2006 đến 2015, và rất có thể vẫn tiếp tục cho đến nay, 2020 (2). Đây là một con số 0 khổng lồ cho dân nghèo và dân oan.

Khi ông Trọng không cẩn trọng với thất thoát, việc đòi hỏi trách nhiệm trong những vụ tham nhũng và  cán bộ cướp đất của dân lại rơi trên vai những nhà hoạt động xã hội. Thí dụ, blogger Lê Anh Hùng tích cực trong viết bài tố cáo tham nhũng và tiến trình Trung hóa Việt Nam bởi đảng cộng sản anh em của đảng của ông Trọng. Bởi vậy trong tâm tư những người thấp cổ bé miệng, việc anh Hùng làm là số 1.

Blogger Lê Anh Hùng bị đảng của ông Trọng bắt giữ bất hợp pháp vào ngày 5 tháng 7 năm 2018 và bị giam trong hơn 20 tháng mà không đưa ra tòa. Đây là vi phạm nhân quyền; chưa kể vi phạm luật lệ mà đảng của ông Trọng tự cho là đảng thì trên luật pháp. Tổ chức Ân xá Quốc tế lên án vụ bắt giữ và yêu cầu anh Hùng phải được trả tự do ngay lập tức (3). 

Trong bài tựa đề “Nỗi sợ của con người trước ác quỷ”, blogger Lê Anh Hùng viết “… nếu họ không giết chúng tôi thì còn có kẻ bán tín bán nghi, chứ họ xuống tay với chúng tôi rồi thì đến đứa trẻ cũng tin những gì chúng tôi tố cáo là sự thật” (4). Đây là cơ bản của đảng, chế độ và lãnh đạo của ông Nguyễn Phú Trọng.

Kể từ tháng 11 năm 2019, blogger Lê Anh Hùng đã bị buộc phải uống thuốc dành cho người bị bệnh điên tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương số 1, Hà Nội. Mẹ anh nói rằng anh thường xuyên bị nhức đầu, đờ đẫn và không ngủ được (5). Những người lạm dụng anh muốn dùng thuốc tâm thần để chặn vĩnh viễn những gì anh muốn viết và chôn vùi những gì anh có thể tiết lộ (6).

Khoa học về nghiên cứu chế độ lãnh đạo tham nhũng và lũng đoạn tài sản của dân và tài nguyên quốc gia để tẩu tán ra nước ngoài có các ứng dụng trong việc những người cầm quyền gian trá bắt giữ anh Lê Anh Hùng (7). Từ “chế độ lãnh đạo tham nhũng” có nghĩa đen, cai trị bởi những tên trộm và mô tả tham nhũng cụ thể xảy ra khi các nhà lãnh đạo nhà nước, thường xuyên cướp bóc hàng tỷ đô la từ kho bạc quốc gia của họ. Thường xuyên, tiền tẩu tán được chi tiêu hoặc cất giấu ở các nước giàu. 

Một chế độ lãnh đạo tham nhũng lũng đoạn tài sản của dân trông như thế nào? Hãy tưởng tượng một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên. Các công ty đa quốc gia tranh giành nhau để các hợp đồng của chính phủ khai thác các tài nguyên này và, khi năm tháng trôi qua, tiền – một khoản tiền lớn – bắt đầu đổ vào kho bạc nhà nước. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người tăng vụt cao tốc. Nhưng bí ẩn, dân số tiếp tục sống trong nghèo khổ. Dịch vụ nhà nước vẫn không có gì. Y tế công cọng khan hiếm. Chính phủ chỉ lo vơ vét và không màn đến quản trị giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng, và tạo chính sách để làm giảm thiểu ảnh hưởng tai hại của hủy hoại môi trường. 
Theo dõi nguồn tiền tham nhũng là một trong các cách tin cậy để đánh giá biểu hiện trộm cắp ở quy mô to không thể tưởng tượng được từ các chế độ lãnh đạo tham nhũng (7). Những nhóm nhỏ của các nhà hoạt động tiên phong trong việc điều tra nguồn tiền đã là xúc tác cho các cuộc điều tra có kế hoạch lớn. Điều chắc chắn là các chiến dịch phi chính phủ như Tổ chức Minh bạch Quốc tế và Nhân chứng Toàn cầu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc minh bạch các nguồn thất thoát, như trong trường hợp thất thoát từ Việt Nam (2).

Chống lại lãnh đạo tham nhũng lũng đoạn tài sản của dân thông qua thu hồi tài sản được cho là đáng giá vì ba lý do chính: 1) nó cung cấp tiền mới để phát triển ở các nước nghèo; 2) nó có tác dụng ngăn cản các quan chức tham nhũng và rửa tiền; và 3) nó thỏa mãn mong muốn trách nhiệm giải trình giữa những người dân ở các quốc gia bị lạm dụng vì họ là nạn nhân của các chế độ tham nhũng này.

Nhiều chế độ đã bị lật đổ bởi tham nhũng, và thậm chí các chế độ chuyên chế như Trung Quốc và Nga rất lo ngại về sự bất mãn từ dân và rất lo ngại khi việc tham nhũng của họ bị tiết lộ và công khai hóa (7). Từ việc lập ra một danh sách những người bị cấm vào một quốc gia, đó chỉ là một bước ngắn đến một danh sách đen toàn diện hơn về các lãnh tụ và quan chức tham nhũng. 

Những bloggers như anh Lê Anh Hùng đóng góp tiếng nói vào việc làm sạch xã hội và minh bạch tài chính trong việc quản trị tài nguyên quốc gia. Chúng tôi bạn bè và đồng nghiệp của anh đòi hỏi an toàn chữa trị và tự do cho Lê Anh Hùng. Mặc dù không đủ lực và không có tiếng nói to, chúng tôi đồng hành với việc làm đẹp xã hội của những người tiên phong chống tham nhũng, chống lũng đoạn tài sản của đất nước và chống cướp đất của dân. 

Chúng tôi khẳng định lại về vấn đề của anh Lê Anh Hùng. Anh Hùng là người điềm đạm, mực thước, khá lành và người như thế không dễ “tâm thần” đến mức phải nhốt “chữa bệnh” (8). Những người lạm dụng anh muốn dùng thuốc tâm thần để chận vĩnh viễn những gì anh muốn viết và chôn vùi những gì anh có thể tiết lộ (6). Việc làm của anh Hùng và những người tiên phong trong nước là thống nhất với trào lưu trên thế giới về nguy hại của các chế độ lãnh đạo tham nhũng (7).

Chúng tôi xin cám ơn Ban Biên Tập Báo Tiếng Dân đã đóng góp ý kiến vào một bản đầu tiên của bài này. Các chỉ dẫn của Ban Biên Tập đã giúp chúng tôi sửa chữa lại bài viết cho hoàn chỉnh.

Chúng tôi nói với bạn đọc ủng hộ đội tuyển Lê Anh Hùng rằng trận đá banh giữa đội tuyển Lê Anh Hùng và đội tuyển những người giam cầm anh là trận đá không nhân nhượng. Chúng tôi hẹn gặp lại bạn đọc trong kỳ tới!

Chịu trách nhiệm: Phạm Đình Bá, Ph.D, University of Toronto


Danh sách. Đòi hỏi an toàn chữa trị cho anh Lê Anh Hùng
1.    Nguyễn Chí Trung- nhà hoạt động, đảng Dân Xã-Sài Gòn.
2.    Nhà giáo Đặng Đăng Phước- trung cấp sư phạm mầm non Đăk  Lăk.
3.    Nguyễn Tấn Quan- nhà báo tự do- Sài Gòn.
4.    Ngô Thị Hồng Lâm- nhà nghiên cứu lịch sử- Vũng Tàu.
5.    Nguyễn Xuân Lam-làm việc tự do- vương quốc Anh.
6.    Nguyễn Thị Hiền- giáo viên-Hà Nội.
7.    Vũ Văn Tuyển- kỹ sư-Sài Gòn.
8.    Võ Lê Diễm Thuý-giáo viên- Maryland, Hoa Kỳ.
9.    Nguyễn Vũ Bình- nhà báo-Hà Nội.
10. Nguyễn Đức Lão- tu sĩ tôn giáo-Bảo Lộc, Lâm Đồng.
11. David Tuan-giáo viên- Raleigh NC, Calirona, Hoa Kỳ.
12. Nguyễn Tường An- Lâm Đồng, Việt Nam.
13. Việt Hưng- lái xe- Đồng Nai, Việt Nam.
14. Nguyễn Đan Quế- cựu bác sĩ, giảng viên trường đại học y dược- Sài Gòn.
15. Nguyễn Thúy Hạnh-bà nội trợ- Sài Gòn.
16. Nguyễn Lê Tuấn, Kiến trúc sư, Lausanne, Thuỵ Sĩ
17. Lê Đoàn Thể- lao động tự do- Hà Nội.
18. Nguyễn thị Phụng-nội trợ- Sài Gòn.
19. Vũ Thư Hiên-nhà văn-Pháp.
20. Phạm Thành(Bà Đầm Xòe)- nhà văn- Hà Nội
21. Trần Nghi Hoàng, nhà thơ, nhà báo, Pennsylvania, Hoa Kỳ
22. Khánh Phương, nhà thơ, nhà báo, Pennsylvania, Hoa Kỳ
23. Hà Huy Toàn, nhà giáo, Hà Nội.
24. Nguyễn Tự Quyết-kỹ sư điện tử- Hoa Kỳ.
25. Hồng Phúc-ký giả-Nhà báo, Ký giả truyền thông tại  Wichita, Kansas, Hoa Kỳ.
26. Nguyễn Thy- kinh doanh tự do- Sài Gòn.
27. Bùi Văn Sơn- nhà hàng-Cộng hòa Áo.
28. Bùi Đình Sệnh- cựu sinh viên Đại Học Bách Khoa Hà Nội – Hải Phòng.
29. Trần Hải- giáo viên- Bình Thuận.
30. Đặng Thị Mười- giáo viên về hưu- Hà Tĩnh.
31. Nguyễn Tường Thụy-nhà báo- Hà Nội.
32. Huỳnh Ngọc Tuấn-nhà văn- Đăk Lăk.
33. Đàm Ngọc Tuyên-nhà báo- Quảng Ngãi.
34. Trương Quang Khánh- kỹ sư điện- Sài Gòn.
35. Phạm Viêm Phương-chuyên viên dịch thuật- Sài Gòn.
36. Nguyễn Thị Hà- Nghề tự do- Từ Sơn- Bắc Ninh.
37. Tăng Thị Thu Thảo- Bà nội trợ- An Giang.
38. Nguyễn Chiến-lao động tự do- Sài Gòn.
39. Nguyễn Anh Duy-Gia Lai-Việt Nam.
40. Phạm Lan-Australia.
41. Đỗ Thành Nhân- Tư Vấn Đầu Tư-Quảng Ngãi.
42. Nguyễn Kim Chi- Hà Nội.
43. Huỳnh Thị Kim Liên-nội trợ- Houston, Hoa Kỳ
44. Hoàng Hùng- Kỹ sư- Sài Gòn.
45. Nguyễn Thanh Nguyện, Vũng Tàu.
46. Trương Tiến Minh- công nhân- Cộng hòa liên bang Đức.
47. Nguyễn thanh Vinh-Kế toán- Sài Gòn
48. Trần Bảo Quốc- – Essen, Germany
49. Thanh Nguyen-Về hưu- Santa Anna, USA
50. Nguyễn Quang Vinh- SQQĐ nghỉ hưu- Đội Cấn, Hà Nội
51. Hồ Quang Huy- Ks đường sắt- Khánh Hòa, Việt Nam
52. Ngô Tuấn Quang- Hành nghề tự do- Thái Nguyên
53. Truong Tien Minh- Công nhân- Schwabach Cong Hao Lien Bang Duc
54. Huỳnh Thi Thu Vân-nội trợ-Sài Gòn.
55. Xuân Chiến- Lao động tự do- Thanh Hóa, Việt Nam.
56. Tôn Phi-  Liên đoàn ký giả Á châu- Sài Gòn.
57. Lê Mạnh Hà- Tiếng Dân Tivi Tuyên Quang- Việt Nam.
58. Tôn Nữ Thóc Nâu, Hưu trí, Oakland, CA, USA

Nguồn: 

Số 1. TBT Trọng sẽ ‘mất mặt’ nếu không công khai tài sản. https://www.voatiengviet.com/a/tbt-trong-se-mat-mat-neu-khong-cong-khai-tai-san/4389922.html

Số 2. Vietnam Tops List for World’s Illicit Financial Flows.

Số 3. Viet Nam: Blogger arrested for criticizing government must be freed. https://www.amnesty.org/en/latest/news/2018/07/viet-nam-blogger-arrested-for-criticizing-government-must-be-freed/

Số 4. Lê Anh Hùng. Nỗi sợ của con người trước ác quỷ. https://www.voatiengviet.com/a/noi-so-cua-con-nguoi-truoc-ac-quy/3235198.html

Số 5. Nguyễn Vũ Bình. Hãy cứu giúp người tù bị cưỡng bức điều trị tâm thần: Lê Anh Hùng.

Số 6. VNTB – Dự án Tự do cho Blogger Lê Anh Hùng.


Số 8. Thư của nhà nghiên cứu sức khỏe Bùi Đình Sệnh về trường hợp ký giả Lê Anh Hùng.

-------------------------------

Tin bài liên quan:






Top of Form






No comments: