08/01/2018
Tính
chất, mức độ phản kháng đối với chuyện thu phí cho những công trình giao thông
được đầu tư theo hình thức BOT càng lúc càng mãnh liệt và có khuynh hướng lan rộng
trên toàn quốc. Sau Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Khánh
Hòa, Bình Thuận, giờ tới lượt giới chủ đầu tư cho các công trình giao thông
theo hình thức BOT ở Cần Thơ, Sóc Trăng đối diện với rủi ro phải nhấc barrier
lên để các loại xe qua lại miễn phí.
Phương
thức phản đối lạm thu của người điều khiển các loại phương tiện tham gia giao
thông ở Việt Nam đã khác hẳn trước. Cách nay vài năm, phản kháng lạm thu chỉ ngừng
lại ở mức xếp hàng, treo các banner bên hông xe, diễu hành qua các trạm thu phí
cho những công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT. Năm ngoái, phản
kháng lạm thu tiến thêm một bước - dùng các loại tiền lẻ để biến các trạm thu
phí BOT trở thành tác nhân khiến giao thông rối loạn. Hai tuần vừa qua, nhiều
người dân tiến thêm một bước, thôi trả tiền lẻ, dừng xe để chất vấn tại sao
không sử dụng những công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT mà vẫn
phải trả phí (?), tại sao phải trả phí cho những công trình giao thông mà chất
lượng giống như… mèo mửa (?)…
Thái
độ của hệ thống công quyền đối với các hành động phản kháng cũng đã khác hẳn.
Trước,
thay vì trả lời hàng loạt thắc mắc như: Trong khi mục tiêu của các công trình
giao thông được đầu tư theo hình thức BOT là phát triển thêm hạ tầng giao thông
thì tại sao hệ thống công quyền lại chọn nhiều công lộ, giao cho các “nhà đầu
tư” sửa chữa chút đỉnh rồi thu phí? Tại sao hệ thống công quyền không theo các
qui định hiện hành, tùy tiện thay đổi qui mô để các “nhà đầu tư” có cơ hội thu
phí cao hơn và lâu hơn? Tại sao hệ thống công quyền lại dễ dàng chấp nhận cho
các “nhà đầu tư” thực hiện dự án BOT ở một nơi rồi đặt trạm thu phí ở một nơi
khác, ép tất cả các phương tiện phải trả phí, bất kể có sử dụng những công
trình được đầu tư theo hình thức BOT hay không? Tai sao Kiểm toán Nhà nước,
Thanh tra Chính phủ đã thu thập đủ chứng cứ cho thấy 100% dự án BOT về cầu đường
có vấn đề: Không tổ chức đấu thầu mà chỉ định “nhà đầu tư”, gần như tất cả các
“nhà đầu tư” đều không đủ vốn, đủ năng lực thi công, thiếu kinh nghiệm và khả
năng quản trị, vốn liếng đổ vào các dự án BOT cầu đường chủ yếu là tiền vay của
các ngân hàng, khiến cả hệ thống ngân hàng lẫn an ninh tài chính quốc gia bị biến
thành “con tin”… mà không có ai bị truy cứu trách nhiệm? – thì đầu tháng 12 năm
ngoái, cả ông Trịnh Đình Dũng, Phó Thủ tướng lẫn ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng
Giao thông – Vận tải, vẫn khẳng định, tất cả các dự án BOT cầu đường đều đúng
pháp luật, đúng qui trình, các bộ hữu trách, trong đó có Bộ Công an phải phối hợp
với chính quyền địa phương, bảo đảm an ninh, an toàn giao thông, điều tra – xử
lý nghiêm các hành vi gây rối trật tự, tuyên truyền – thuyết phục nhân dân ủng
hộ!
Giờ,
ngoài ông Võ Thành Thống, Chủ tịch thành phố Cần Thơ, nhận định, các hoạt động
phản kháng là tự phát, không có tổ chức hay cá nhân nào kích động và kêu gọi
dân chúng bình tĩnh, đại diện Bộ Giao thông – Vận tải, cũng đã đổi giọng nài nỉ
“tài xế tiếp tục chia sẻ vì chủ đầu tư đã bỏ tiền ra để làm đường, nếu khu vực
nào cũng đòi giảm 100% (miễn phí) sẽ rất khó và không bảo đảm phương án tài
chính (thu tiền để trả cả vốn lẫn lãi cho các ngân hàng)”. Sau hàng chục năm
dân “kêu như bọng”, lần đầu tiên, chủ tịch hệ thống công quyền của một địa
phương trực thuộc trung ương, trực tiếp chỉ trích một “nhà đầu tư” dự án BOT cầu
đường “không hợp tác” (mở barrier cho các loại phương tiện qua lại miễn phí).
Thậm chí ngày 5 tháng 1, ông Võ Thành Thống, Chủ tịch thành phố Cần Thơ còn dọa,
nếu “nhà đầu tư” tiếp tục “không hợp tác” thì “sẽ có biện pháp xử lý”.
Khi
hệ thống công quyền bị đẩy vào thế phải đứng về phía lợi ích, thái độ các “nhà
đầu tư” cũng khác, tháng trước, các “nhà đầu tư” còn vời đủ loại công an, cảnh
sát, kể cả cảnh sát cơ động đến bảo vệ hoạt động của mình, đòi công an phải xử
lý những phần tử chống đối, kích động gây rối thông qua việc dùng tiền lẻ trả
phí thì tháng này, Công ty BOT Đèo Cả Khánh Hòa – “nhà đầu tư” dự án BOT Ninh
An – chủ động tổ chức “đối thoại” với giới chủ doanh nghiệp vận tải và tài xế ở
thị xã Ninh Hòa. Tổng Công ty 319 của Bộ Quốc phòng – “nhà đầu tư” dự án BOT
Sông Phan ở Bình Thuận – phân bua, một ngày trước khi BOT Sông Phan “thất thủ”
đã “chủ động” xin Bộ Giao thông – Vận tải cho giảm mức phí đối với các doanh
nghiệp vận tải và phương tiện ở huyện Hàm Thuận Nam,…
***
Hối mại quyền thế vốn là “phương thức” biến nhiều “áo vải” thành “đại gia” song dường như thời thế đã khác. Nhiều “đại gia” đã, đang hoặc sẽ có cơ hội chiêm nghiệm điều này. Chẳng riêng lĩnh vực cầu đường. Trường hợp ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu, Phó Giám đốc Công ty Long Sơn là một ví dụ. Khi được chính quyền tỉnh Đắk Nông giao 1.079 héc ta đất để thực hiện “dự án nông - lâm nghiệp”, khi vũ trang cho “công nhân” bằng dao, rựa, gậy gộc, khiên, đá củ đậu,… khi xua “công nhân” tràn tới hủy diệt nhà cửa, ruộng vườn của những nông dân ở xã Quảng Đức, huyện Tuy Đức để thu hồi đất hết đợt này, tới đợt khác mà không việc gì, ông Sửu không dè sẽ có những nông dân tự vũ trang bằng súng tự chế, liều chết để bảo vệ mái ấm, bảo vệ tương lai của con cái họ, nên các anh từ Hai tới… Út buộc phải lôi ông ra xử và phạt ông… sáu năm tù.
Đồng
loại, đồng bào không phải gà, vịt, trâu, chó… thành ra không phải lúc nào cũng
có thể nhận ủy quyền để vặt lông, cắt tiết. Kính thưa các “đại gia” và những cá
nhân đang nỗ lực trở thành “đại gia”! Những kẻ có thể mang công quyền ra bán sỉ
và bán lẻ chẳng bao giờ có “thân hữu” cả. Lúc “giun” quằn, chắc chắn “gia” sẽ
trở thành “da” trước.
No comments:
Post a Comment