Ba năm nay, từ mua điện thoại cho đến cái tai nghe
hay dây sạc...tôi đều đến với chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động.
Đến đó, tôi được anh giữ xe nở nụ cười thân thiện chạy
ra dắt dùm tôi cái xe vô chỗ đậu. Trưa nắng, anh cẩn thận đậy lên yên xe tôi tấm
bìa giấy để khi tôi quay ra leo lên xe không bị bỏng bướm vì nóng.
Vào tới cửa, tôi được hai em nhân viên khi thì nam
khi thì nữ mở cửa, hai tay chắp trước bụng cúi chào, cười tươi. Sau đó, một em
đưa tay mời tôi vào cửa hàng, ân càn chào hỏi và hướng dẫn tôi đến đúng gian
hàng mà tôi cần.
Khi loay hoay với các thiết bị không biết lựa chọn
thứ tốt và phù hợp cho mình, tôi cười, ngó quanh, lập tức có một em đến hỏi
thăm tôi cần gì và tư vấn. Tôi luôn chọn mua được thứ mình cần và hài lòng với
sản phẩm.
Quầy tính tiền lưu thông tin khách hàng, đôi khi tôi
được giảm giá. Có lần tôi mua một tai nghe, sau đó vài tháng tôi làm mất, tôi lại
ra mua cái mới. Khi thanh toán, em hỏi, "Hệ thống ghi nhận chị đã mua một
tai nghe vào ngày...ở...nay chị mua thêm hay cái tai nghe kia có bị trục trặc
gì không ạ? Vì còn hạn bảo hành, nếu có trục trặc chị đem cái tai nghe đó ra
chuỗi cửa hàng của chúng em chị nhé." Tôi cười, "Cảm ơn em, mình làm
mất, các em cung cấp dịch vụ rất tốt."
Lần nào mua bán xong, tôi cũng nhận được lời cảm ơn
và hẹn gặp lại từ các em. Và tôi cũng cảm ơn lại các em. Những nụ cười, lời cảm
ơn chân thật. Tôi bước vào bất kỳ cửa hàng thế giới di động nào ở đâu từ Hà Nội,
Nha Trang, Sài Gòn, Đồng Tháp...đều nhận được một cung cách phục vụ đi kèm chất
lượng sản phẩm y như vậy. Đã đôi lần tôi viết stt khen ngợi. Tôi hi vọng cách
buôn bán, phục vụ đó nhân rộng.
Thỉnh thoảng, ở nhà hàng này, quán cà phê kia, cửa
hàng nọ tôi cũng được phục vụ như vậy. Dĩ nhiên tôi luôn tìm đến với họ lần
sau, bởi ở đó tôi thấy mình được trở về là người Việt với hồn cốt người Việt
đúng nghĩa.
Người Việt
xưa với tiếng dạ lời thưa, với thái độ đón tiếp khách niềm nở hồn hậu thật thà,
với sự khiêm cung, tương kính mà không hề mất đi phẩm giá. Văn hoá người Việt
trong giao tiếp, trong đón khách đến nhà, trong mua bán, giao dịch không hề
thua kém văn hoá nước khác. Vì đâu mà giờ nền tảng văn hoá đó dần biến mất để
thay vào đó là thái độ ban phát, xin cho và trịch thượng kể cả với khách hàng?
Không có một sự nghi ngờ nào, tôi khẳng định do đảng. Với cái ý thức "đồng
chí" "đồng đẳng" cào bằng, các đồng chí ấy phá nát tiếng dạ lời
thưa trên dưới trong ngoài. Với cải cách ruộng đất, các đồng chí ấy phá nát sợi
dây tình yêu, nhân bản và tình nghĩa trước sau của văn hoá Việt. Với thời bao cấp,
các đồng chí phá nát sự khiêm cung và thật thà. Với sự ngông cuồng ngông muội
tham lam, các đồng chí phá nốt sự hồn hậu và tính chân thật. Các đồng chí biến
dân thành rô bốt, vô cảm, chỉ biết lợi ích của chính mình để có thể tồn tại như
một động vật cấp thấp, không phải là người đúng nghĩa.
Mấy ngày nay, người ta ồn ào với văn hoá Nhật ở một
cây xăng Nhật đầu tiên tại Việt Nam. Người ta ngợi khen ông tổng và nhân viên
cúi người chào khách, ngợi khen sự thật thà của họ khi họ cam kết bán hàng đúng
đủ. Tôi chợt buồn. Nỗi buồn khó có thể gọi tên.
Người Việt mình, cốt cách người Việt mình, tâm hồn
dân tộc mình đâu có tệ. Chúng ta khen văn hoá Nhật, thái độ thật thà của họ,
cung cách tôn trọng khách hàng của họ với sự ngưỡng vọng, mà chúng ta có nhận
ra chúng ta đã mất cái gì chăng? Làm sao để phục dựng?
Tôi cũng nhận ra qua việc khen cửa hàng xăng của người
Nhật, người dân mình đang tỏ rõ thái độ cho nhà cầm quyền biết người dân muốn
gì. Và cái sự muốn của người dân có bao giờ được chính phủ của độc đảng lắng
nghe? Chưa hề.
Lấy lại những thứ đã mất bằng cách nào? Xây dựng lại
tâm hồn dân tộc bằng cách nào khi chính phủ vẫn lãnh đạo đất nước và đưa dân tộc
đi về hướng vô định một cách duy ý chí, ngu xuẩn?
Những câu hỏi như những cái móc câu xoáy móc vào gan
dạ. Dĩ nhiên, gây đau.
Nguyễn
Thành Long "ĐẢNG CSVN NGƯỜI LÃNH ĐẠO VÀ TỔ CHỨC MỌI THẮNG LỢI
CỦA CÁCH MẠNG VN "
Khẩu hiệu nầy của Họ để tự phụ nhưng đồng thời xác lập trách nhiệm của Họ đối với những tệ hại trên đất nước nầy.
Khẩu hiệu nầy của Họ để tự phụ nhưng đồng thời xác lập trách nhiệm của Họ đối với những tệ hại trên đất nước nầy.
Nguyễn
Toàn Hậu quả của của " Trăm năm trồng người " của chủ tịch
HCM dzĩ đại đó !!!!
Nhật Tân Cái
thói buôn bán mất dạy là bắt đâu sinh ra từ hệ thống Mậu dịch quốc
doanh của chế độ cộng sản, nó phát triển cho đến tận nay và lây lan
ra đầy xã hội.
Giờ cứ đến bất kỳ nơi nào trực thuộc nhà nước là thấy được sự trịch thượng khốn nạn, thối nát của bọn chúng.
Giờ cứ đến bất kỳ nơi nào trực thuộc nhà nước là thấy được sự trịch thượng khốn nạn, thối nát của bọn chúng.
Võ Hồng Ly Đúng
vậy chị. TGDD cũng đã mở một cửa hàng ở Thảo Điền, quận 2 từ khoảng hơn một năm
nay. Vì luôn hài lòng với dịch vụ tận tình tại đây của các bạn trẻ mà lần nào
em cũng tìm cách típ cho các em ấy mà không thành công. Các em ấy lúc nào cũng
khéo léo từ chối và đều nói rằng các em ấy được trả lương để làm tốt công việc
của mình và sự hài lòng của khách hàng chính là món quà lớn nhất để giúp các em
ấy tự tin tiếp tục công việc của mình... Những lời nói đó làm em khá xúc động
vì thấy một lớp trẻ đã được đào tạo nghiêm túc, chuyên nghiệp, năng động và lịch
thiệp. Đâu đó nhiều người chê trách giới trẻ nhưng thật ra chúng cũng như tờ giấy
trắng vậy và trách nhiệm ban đầu luôn đến từ gia đình, nhà trường cho đến những
người chuyên viên về đào tạo, giáo dục, huấn luyện.... Em tin cũng như cái cây
được uốn nắn, chăm chút và được đặt niềm tin yêu ngay từ đầu thì các bạn trẻ của
VN cũng sẽ ko chịu thua kém các bạn trẻ nước khác đâu chị ạ.
No comments:
Post a Comment