Monday, June 1, 2015

Mười bài học từ Singapore của Lý Quang Diệu (Prashanth Parameswaran - The Diplomat)





Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Jun 1, 2015

Liệu sẽ có những bài họccác nước khác có thể rút ra từ kinh nghiệm của một quốc gia nhỏ bé hay không?

----------------

Đa số mọi người đều đồng tình rằng Singapore đã đạt được những thành công đáng kể trong việc chuyển mình từ một nước thế giới thứ ba nhỏ bé thành một quốc đảo thuộc thế giới thứ nhất. Khi đất nước kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, chuẩn bị để tổ chức bầu cử trong năm tới hoặc lâu hơn, thương tiếc sự ra đi của Thủ tướng sáng lập Lý Quang Diệu, đã có một số nỗ lực thú vị nhìn lại kinh nghiệm của đất nước này cho đến nay.

Theo mạch ý tưởng này, tháng trước, một trong những nhà ngoại giao nổi tiếng nhất (và gây tranh cãi) của Singapore, Kishore Mahbubani, bây giờ chủ nhiệm khoa giáo sư thực hành tại Viện Chính sách Công Cộng Lý Quang Diệu tại Đại học Quốc gia Singapore, chuyển giao một bài giảng ở Đông Timor về những bài học các nước đang phát triển khác - bao gồm cả Đông Timor - có thể rút ra từ thành công của quốc đảo. Ngoài những bài học, bài giảng này thú vị bởi vì cho thấy những điều mà giới lãnh đạo của Singapore như Mahbubani chọn để nhấn mạnh và, cũng quan trọng không kém, không nhấn mạnh khi sàng lọc ra những thứ nước khác có thể học hỏi từ kinh nghiệm của họ.

Mahbubani cực kỳ thích tạo danh sách trong phát biểu của mình, vì vậy ông đã tập trung sự chú ý vào mười lý do tại sao Singapore đã thành công.

Đầu tiên, Mahbubani thừa nhận, Singapore đã gặp may. Như được sắp đặt bởi số phận, Singapore đã may mắn có những người cha sáng lập tốt như Lý Quang Diệu, S. Rajaratnam Goh Keng Swee để dẫn dắt quốc gia khi mới bắt đầu.

Thứ hai, quốc đảo là một vườn ươm văn hóa nhân tài. Singapore đảm bảo rằng nhân viên được tuyển dụng và thăng cấp bằng thực lực được trả lương đầy đủ. Mahbubani trích lời ngài Lý khi nói,Một lãnh đạo chính trị mạnh mẽ cần có một sự phục vụ dân sự trung thực, hiệu quả, trung tính".

Thứ ba, các nhà lãnh đạo của đất nước sử dụng chủ nghĩa thực dụng như triết lý soi đường của họ. Mahbubani lưu ý rằng Goh Keng Swee đã nghiên cứu Duy Tân Minh Trị rất cẩn thận, rằng các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã dành thời gian đáng kể để cố gắng nghiên cứu, sao chép và điều chỉnh cách áp dụng thực tế tốt nhất vào Nhật Bản từ các mô hình khắp nơi trên thế giới. Singapore hướng tới áp dụng một cách tiếp cận tương tự.

Thứ tư, Singapore tối đa hóa khả năng linh hoạt trong chính sách đối ngoại của mình. Nhận thấy rằng các quốc gia nhỏ không đủ khả năng để tạo kẻ thù, Singapore quản lý các mối quan hệ của mình một cách khéo léo để duy trì hòa bình và thịnh vượng. Mahbubani trích lời S. Rajaratnam nói vào năm 1965 trong một bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc rằng: Chúng tôi muốn sống trong hòa bình với tất cả các nước láng giềng chỉ đơn giản bởi chúng tôi sẽ mất rất nhiều thứ nếu có chiến tranh với họ. Vì vậy, tất cả những gì chúng tôi yêu cầu được yên bình để định hình lại xây dựng đất nước theo cách người dân muốn.

Thứ năm, các nhà lãnh đạo Singapore tập trung vào việc bắt đầu với các thành công nhỏ. Ban đầu, Mahbubani nói, đạt được sự phát triển có thể không chỉ cải cách sâu rộng mà còn là các bước nhỏ hơn có một tác động rất lớn đến đời sống hàng ngày của người dân như đào một cái giếng trong làng để cung cấp nước.

Thứ sáu, Singapore không chỉ dựa vào viện trợ nước ngoài mà còn dựa trên thương mại và đầu tư để đạt được các mục tiêu phát triển của mình. Mahbubani cho rằng một phần lớn viện trợ của phương Tây thường quay lại cho các quốc gia tài trợ dưới hình thức chi phí hành chính, chi phí tư vấn và các hợp đồng. Như vậy, có thực sự rất ít giao dịch thực tế của viện trợ tới được các nước đang phát triển. Ông nhấn mạnh sự thành công của Hội đồng Phát triển Kinh tế của Singapore trong việc giúp mang về các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thứ bảy, Singapore đã có một chính sách toàn diện về các dân tộc thiểu số. Để phù hợp với các nhóm dân tộc trong cả nước - trong đó bao gồm Trung Quốc, Malay và Ấn Độ - đất nước có bốn ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Mã Lai và tiếng Tamil. Ngoài ra còn có một sự cân bằng trong trường học giữa tiếng Anh như một ngôn ngữ hướng dẫn chung để phục vụ cho giao tiếp cho phép các nhóm học tiếng “mẹ đẻ” của riêng họ.

Thứ tám, các nhà lãnh đạo Singapore tin vào các suy nghĩ dài hạn. Ở đây, Mahbubani lấy ví dụ về nhu cầu của Singapore để đảm bảo nguồn nước. Mặc dù quốc đảo đã ký kết một thỏa thuận nước 100 năm với Malaysia vào năm 1961, các lãnh đạo vẫn thừa nhận điểm yếu cố hữu khi dựa vào hàng xóm của mình với một nguồn tài nguyên quan trọng như vậy. Vì vậy, họ đầu tư vào những cách để có được các nguồn nước riêng, bao gồm thông qua các hồ chứa, nhà máy khử muối và các cơ sở cải tạo nước.

Thứ chín, Singapore tránh các biện pháp dân túy. Ví dụ, Mahbubani lưu ý về các lo ngại của các nhà lãnh đạo đất nước liên quan đến hệ thống phúc lợi, tin rằng bố thí làm suy yếu khả năng tự lực và nuôi dưỡng một sự phụ thuộc vào nhà nước. Tuy nhiên, ông cho biết, quốc đảo đã đầu tư vào phúc lợi của người dân theo những cách khác, bao gồm thông qua giáo dục chất lượng cao và chăm sóc sức khỏe; nhà ở công cộng giá cả phải chăng và giao thông công cộng; và một quỹ tiết kiệm bắt buộc đối với người lao động.

Thứ mười, các lãnh đạo của Singapore trung thực không tham nhũng. Mahbubani thừa nhận rằng đây có thể là điều khó đạt được nhất trong danh sách của mình. Trung thực trong một quốc gia làm cho mọi người cảm thấy tự tin vào các nhà lãnh đạo của họ khiến cho các nhà đầu tư yên tâm để làm kinh doanh.

Sau khi đi hết danh sách, Mahbubani đã thừa nhận vào cuối bài giảng của mình rằng một số những bài học có thể sẽ khó nhân rộng, và rằng bất kỳ nguyên tắc nào cũng cần được điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh địa phương bao gồm ở Đông Timor.

Tóm tắt:
10 bài học của Singapore trong phát triển được liệt kê lần lượt như sau: đầu tiên, may mắn. Thứ hai, tạo một vườn ươm văn hóa nhân tài. Thứ ba, áp dụng đúng đắn chủ nghĩa thực dụng. Thứ tư, tối đa hóa khả năng linh hoạt trong chính sách đối ngoại. Thứ năm, tập trung vào việc bắt đầu với các thành công nhỏ. Thứ sáu, không chỉ dựa vào viện trợ nước ngoài mà còn dựa trên thương mại và đầu tư để đạt được các mục tiêu phát triển. Thứ bảy, có một chính sách toàn diện về các dân tộc thiểu số. Thứ tám, cần các suy nghĩ dài hạn. Thứ chín, tránh các biện pháp dân túy. Thứ mười, trung thực không tham nhũng. Các nguyên lý này cần được điều chỉnh để áp dụng phù hợp cho từng nước.

© 2007-2015 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info







No comments: