Monday, January 30, 2012

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM : CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI TRONG CUỘC (Nguyễn Văn Trị)



Nguyễn Văn Trị
Củ nhân Kinh tế học  - Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh
Viet-studies 29-1-12

1. Vài lời đầu tiên
Trong bài viết này, tác giả đánh giá dựa trên cảm nhận của chính tác giả về chất lượng giáo dục Đại học Việt Nam. Bởi vì chúng ta biết rằng khoa học công nghệ bắt nguồn từ giáo dục và đào tạo, một chất lượng giáo dục tồi thì sẽ có một nền khoa học công nghệ tồi, đến lượt nó, khoa học công nghệ tồi sẽ không thể phá vỡ “tính dừng” trong dài hạn và ảnh hướng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

2. Con đường vào Đại học
Tác giả không so sánh con đường vào Đại học của sinh viên Việt Nam với các nước khác. Thay vào đó, tác giả chỉ nói lên sự khó khăn và gian truân của sinh viên khi có được tấm vé vào cổng trường Đại học. Ở Việt Nam, để có được “giấy vào cổng” các sinh viên phải trải qua một kỳ thi tuyển sinh quốc gia được tổ chức vào tháng 7 hàng năm cho khối A thi vào các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, sư phạm, kinh tế và quản trị kinh doanh, khối B cho sinh và y học, khối C cho khoa học xã hội nhân văn, Khối D cho khoa học xã hội.

Giai đoạn trước 2002: Tất cả các trường Đại học Việt Nam tự tuyển sinh theo chỉ tiêu từ Bộ giáo dục và đào tạo. Đề thi là riêng hay nói cách khác là các trường tự ra đề thi riêng của họ. Có thể nói rằng, trong giai đoạn này, phần lớn các đề thi của các trường điều nằm trong bộ sách có tên là “Bộ đề thi” của Bộ Đại học Việt Nam. Tuy nhiên, những năm 1999-2002, thì các câu hỏi trong đề thi của các trường có xu hướng ít nằm trong sách “bộ đề thi”. Giai đoạn này, các thầy giáo luyện thi tập trung huấn luyện sinh viên các đề thi trong bộ sách. Chỉ cần nắm tất các dạng bài tập và trong bộ đề thi thì xác suất cầm vé vào cổng là tương đối cao. Giai đoạn này, các sinh viên thường chỉ tập trung ôn luyện các môn thi vào Đại học (khối A là toán, lý, hóa, khối C là Văn, sử, địa, khối B là toán,hóa, sinh) và thường không tập trung vào các môn học khác, hoặc học chỉ mang tính đối phó và khi thi thường “quay cóp” vì phải học thuộc lòng một khối lượng kiến thức rất lớn (thường vượt quá khả năng ghi nhớ của sinh viên).

Giai đoạn sau 2002: Các trường không tự tổ chức thi tuyển theo đề riêng, mà lần đầu tiên, Bộ Đại học quy định các trường tự tổ chức thi nhưng với đề thi chung do Bộ tự ra đề (đề thi có xu hướng dễ hơn so với giai đoạn trước). Sau đó, các trường công bố điểm chuẩn và lấy từ trên xuống dưới cho đến khi đủ chỉ tiêu. Ngoài ra, nếu một sinh viên đăng ký thi vào một trường Đại học nào đó, nhưng không đủ số điểm, thì có thể đăng ký nguyện vọng 2 vào một trường Đại học khác, nếu trường đó còn chỉ tiêu. Theo thống kế thì con số này tương đối thấp, chưa tới 0.2%. Trong trường hợp sinh viên rớt nguyện vọng 1 (là nguyện vọng đăng ký lần đầu khi nộp đơn thi Đại học) và cũng không đủ điều kiện hoặc các trường khác hết chỉ tiêu nguyện vọng 2, thì có thể đăng ký vào các trường Đại học dân lập, có rất nhiều trường Đại học không tổ chức thi, mà chỉ xét tuyển. Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều trường Đại học dân lập và các chương trình đào tạo liên kết với các Đại học nước ngoài (thường các chương trình đào tạo này không tổ chức thi tuyển), do vậy, cánh cửa vào Đại học của sinh viên tương đối dễ dàng hơn so với giai đoạn trước.

3. Tuần đầu tiên ở Đại học
Sau khi có được “tấm vé” vào cổng, các tân sinh viên phải tham gia khóa học một tuần, gọi là tuần sinh hoạt công dân sinh viên. Nội dung của khóa này chủ yếu là tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam, các chính sách của Đảng và Nhà nước, các nghị quyết của Đảng từng thời kỳ. Tuy nhiên, khóa học này chỉ mang tính hình thức, vì hầu hết của sinh viên thường không chú trọng và quan tâm. Hầu hết chỉ học mang tính đối phó. Sau khóa học một tuần, sinh viên phải làm bài thu hoạch về kết quả học được, nếu không đạt thì phải tham gia học lại (vì nếu thiếu khóa học này sinh viên sẽ không được tốt nghiệp trong năm cuối). Khóa học này được duy trình liên tục trong vòng 04 năm học ở trường, nội dung chủ yếu cũng là những vấn đề được đề cập.
Có một vài ý kiến cho rằng không nên bắt buộc sinh viên theo học khóa học này, mà thay vào đó, tuần lễ đầu tiên nên giúp sinh viên làm quen với môi trường mới, môi trường học thuật và chuyên môn, giúp sinh viên tiếp cận với phương pháp học ở Đại học và các thông tin về chương trình học cũng như cách thức tìm kiếm tài liệu học tập, tốt hơn là nhồi nhét những đường lối và chính sách của Đảng vì đây là tân sinh viên. Ngoài ra, các nội dung này sẽ được học ở các môn học về chính trị và tư tưởng trong chương trình học.

4. Thời gian đào tạo
Việt Nam chia chương trình học Đại học thành hai giai đoạn: đại cương và chuyên ngành. Trong giai đoạn đại cương hầu như các môn học phần lớn là giống nhau cho tất cả các chuyên ngành, tuy nhiên tùy chuyên ngành, một vài môn học có thể khác nhau. Tổng đơn vị học trình (tín chỉ) trong giai đoạn này khoảng 88. Sau khi sinh viên hoàn thành và dựa trên kết quả học tập hai năm đại cương, sinh viên bắt đầu lựa chọn chuyên ngành. Thời gian học cho giai đoạn này là 1.5 năm, với tổng cộng khoảng 78 đơn vị học trình (tín chỉ). Sau đó, sinh viên thực tập tại một cơ quan phù hợp với chuyên đề tốt nghiệp. Nhìn chung, thời gian trung bình để sinh viên tốt nghiệp trong các ngành thuộc về kinh tế và quản trị kinh doanh khoảng 4 năm.

5. Số lượng sinh viên trên một lớp học và phương pháp học
Do số lượng tuyển sinh hằng năm rất lớn so với đội ngủ giảng viên hiện có, vì vậy, một lớp học Đại học ở Việt Nam thường dao động từ 100-150 sinh viên. Tùy chuyên ngành đào tạo và số lượng sinh viên theo học, trong giai đoạn chuyên ngành, sĩ số lớp có thế thấp hơn. Tuy nhiên, số lượng sinh viên nhìn chung là tương đương với giai đoạn đại cương. Với số lượng sinh viên lớn như vậy, nên hầu như trong lớp học giảng viên chỉ giảng và sinh viên chỉ việc chép bài, các cuộc tranh luận giữa giảng viên và sinh viên là rất khiêm tốn, có thể nói là rất khiêm tốn. Mặc dù cũng có một vài giảng viên thường đặt những câu hỏi để gợi mở cho sinh viên tranh luận.
Giai đoạn đại cương, phương pháp học tập của sinh viên là gần như thụ động, phụ thuộc phần lớn (gần như 100%) vào giảng viên. Giai đoạn này, cũng có một vài môn học làm bài tập nhóm, nhưng nhìn chung chất lượng hoạt động của nhóm là tương đối không hiệu quả và mang tính ăn theo. Với số lượng sinh viên lên đến 100-150 và thường chia thành 10-15 nhóm, tương đương 10-15 người/nhóm. Vì vậy, thường hay xãy ra hiện tượng ăn theo (free rider), nghĩa là chỉ 1-3 thành viên trong nhóm làm việc, các thành viên còn lại là người “ăn theo”. Tuy nhiên, chất lượng của việc làm nhóm và bài tập thường không là thấp, do phần lớn sinh viên chưa biết cách viết bài luận và kỹ năng làm việc nhóm chưa tốt. Giai đoạn chuyên ngành cũng gần như giai đoạn đại cương về phương pháp học, mặc dù giai đoạn này giảng viên thường cho sinh viên chuẩn bị và thuyết trình nhiều hơn.

6. Chất lượng các môn học
Theo cảm nhận của tác giả, hầu như (khoảng 80%) số lượng môn học không có tính thực tiễn cao. Điều này được thể hiện qua các yếu tố sau đây:
(1) Chất lượng giáo trình môn học có thể nói là tương đối thấp, đa phần là dịch từ sách nước ngoài, “chất lượng bản dịch” tương đối kém. Tại Khoa kinh tế học, Đại học kinh tế Hồ Chí Minh, nơi tác giả theo học thì hầu như chưa có giáo trình đúng nghĩa, giảng viên dạy theo tài liệu của chính họ hoặc tài liệu tham khảo từ các sách được chuyển ngữ.
(2) Chất lượng giảng viên có thể nói là rất yếu, con số lên đến 80%. Tác giả dám chắc khoảng 90% giảng viên tại trường chưa thể thực hiện một nghiên cứu khoa học đúng nghĩa. Có nhiều sinh viên cho rằng, các thầy giáo của họ chưa hiểu được vấn đề nên không thể truyền đạt một cách thấu đáo cho sinh viên. Về vấn đề này, tác giả hoàn toàn đồng ý với cảm nhận của các bạn sinh viên. Để minh chứng cho vấn đề tác giả xin nêu hai ví dụ nhỏ sau đây cho thấy sự yếu kém của giảng viên:
Ví dụ 1: Học kỳ cuối cùng năm 2006, tác giả có học môn Thị trường chứng khoán, nhưng theo cảm nhận của riêng tác giả thì giảng viên thật sự chưa hiểu rõ bản chất, cơ chế vận hành, đặc điểm của thị trường, tại thời điểm đó thị trường chứng khoán Việt Nam đã tròn 6 tuổi.
Ví dụ 2: Khi tác giả học môn Luật lao động, giảng viên luật của tác giả nói rằng khi một chủ thể nào đó nào đó tham gia một hợp đồng được soạn sẵn mà chủ thể đó có 2 lựa chọn, một là ký hai là không ký và giảng viên đáng kính đó nói rằng tình huống đó không được xem là sự thỏa thuận. Tác giả tranh luận với giảng viên khả kính của mình rằng, đấy thật sự là một thỏa thuận, nhưng là một thỏa thuận đặc biệt gọi là thỏa thuận mặc định. Ví dụ khi một cá nhân đến ngân hàng vay, ngân hàng đưa ra một hợp đồng mẫu với lãi suất định sẵn, khách hàng chỉ việc ký vào hợp đồng, trường hợp này là thỏa thuận mặc định, vì khách hàng có thể không tham gia vay hoặc thương lượng lại các điều khoản của hợp đồng.
(3) Tính thực tiễn của môn học chưa cao, giảng viên thường không thể đưa ra những ví dụ mang tính thực tiễn để minh họa cho sinh viên, mà hầu hết ví dụ được lấy từ các sách được chuyển ngữ, nên thường không phù hợp với đặc cảnh của Việt Nam. Ngoài ra, chương trình môn học thường chỉ mang tính lý thuyết và thiếu tính ứng dụng, thật vậy khi sinh viên hoàn tất môn học đó, như môn toán cao cấp thì không thể ứng dụng vào việc giải quyết một vấn đề nghiên cứu giản đơn, chẳng hạn thực hiện hồi quy và tính độ co giản của các nhân tố trong mô hình solow. Một giáo sư toán kinh tế tại Đại học kinh tế nói với tác giả rằng, chính giáo sư cũng chưa hiểu được học các môn học toán cao cấp có ứng dụng gì. Tuy nhiên sau khi giáo sư đọc các sách về toán cho các nhà kinh tế thì mới hiểu được tính ứng dụng của toán đối với kinh tế như thế nào.
(4) Nội dung của các môn học thường là trùng nhau, vì vậy thực chất sinh viên không hiểu sâu vấn đề một cách thấu đáo. Độ trùng lắp này ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng đào tạo. Ví dụ các môn học tại chương trình đào tạo cử nhân kinh tế học của trường kinh tế thì các môn học trùng nhau rất nhiều như môn tài chính quốc tế trùng với môn kinh tế quốc tế 2, kinh tế công trùng với môn kinh tế phát triển và kinh tế vi mô, kinh tế môi trường. Thậm chí ngay cùng một môn học cũng có sự trùng nhau, như môn kinh tế công 2, giảng viên của tác giả dạy như nội dung của kinh tế công 1 mà tác giả đã từng học ở đại cương.

7. Thiếu các môn kỹ năng và nặng các môn chính trị
Giáo dục Đại học Việt Nam hoàn toàn không trang bị cho sinh viên các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp thông thường, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu (trong một vài năm gần đây, các trường có đưa môn học này vào những chất lượng có thể nói là cực thấp (tác giả sẽ đề cập vấn đề này ở bài viết trong một vài tuần tới: với tựa đề “Giáo dục sau Đại học Việt Nam: cảm nhận từ người học”), kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, kỹ năng giao tiếp trong môi trường đa văn hóa, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng quản lý công việc, kỹ năng cần thiết đối với các lễ hội truyền thống: như ma chay, cưới hỏi, thật sự là như vậy, chẳng hạn khi một người thân của tác giả qua đời, tác giả không biết cách cúng bái và lạy như thế nào).
Tuy thiếu các môn kỹ năng cần thiết, nhưng chương trình học lại rất nặng các môn học chính trị của chủ nghĩa Mác Lê, tổng số đơn vị học trình của các môn học chính trị này chiếm khoảng gần 14% tổng đơn vị học trình (tín chỉ) trong trường trình đào tạo Đại học Việt Nam, một con số khá nặng so với chương trình đào tạo của các trường Đại học ngoài lãnh thổ Việt Nam như Đại học Chulalongkorn của Thái Lan. Tác giả không đánh giá về vấn đề này là tốt hay xấu, vì cách đây rất lâu, tác giả có nghe nói là một “cựu ông lớn” nào đó nói là một con người trước hết phải là một con người chính trị. Tác giả cũng không tranh luận rằng quan điểm của “cựu ông lớn” đó là sai hay đúng, bởi vì cái đó thuộc về quan điểm.
Cách đây không lâu, tác giả cũng nghe một quan điểm sau đây, tại sao không dạy cho học sinh, sinh viên Việt Nam cách làm người đạo đức, cách yêu thương (đồng loại và môi trường), cách sống, cách tôn trọng mà lại toàn nhồi nhét những kiến thực chính trị tư tưởng khá nặng nề (có thể là do quan điểm phải là một con người chính trị trước). Một quan điểm khác mà tác giả có dịp nói chuyện với một tài xế xe ôm (đi xem ôm về quê, ông ấy là từng là sĩ quan quân đội của Việt Nam cộng hòa đệ nhị), ông ấy nói là bây giờ chính trị nặng quá, mà đạo đức lại được xem nhẹ. Với cách giáo dục này thì hiểu một cách ngây thơ thì dù một người nào đó tàn ác, nhưng lại trung thành với chế độ chính trị thì hắn ta sẽ “sống”. Thật là tai hại thay!.

8. Thử so sánh chương trình đào tạo cử nhân kinh tế học của Đại học kinh tế Hồ Chí Minh và Đại học Chulalongkorn của Thái Lan
Sau khi tham khảo chương trình đào tạo của Đại học Chulalongkorn Thái Lan (http://www.eba.econ.chula.ac.th/program/courses.php) tác giả rút ra một nhận xét như sau: chương trình đào tạo chú trọng đến kiến thức lý thuyết và thực tiễn cao, các môn học rất có tính ứng dụng và đặc biệt là ngoài các môn học bắt buộc theo yêu cầu của chương trình đào tạo thì có rất nhiều môn học cho sinh viên lựa chọn phù hợp với sở thích, khả năng cũng như nhu cầu của mình. Và điều rất đặc biệt hơn nữa khác với chương trình Việt Nam là không chú trọng đến môn học chính trị mà chú trọng đến môn học kỹ năng như môn kỹ năng giao tiếp cho nhà kinh tế, kỹ năng viết lách, phương pháp nghiên cứu cho nhà kinh tế, kỹ năng phân tích vấn đề, văn hóa và truyền thống. Các bạn cho thể xem chương trình đào tạo ở phần bên dưới.
Các môn học màu đen là giống nhau hoặc gần giống nhau, NA là không tồn tại môn học tại Đại học kinh tế.

Chương trình cử nhân Kinh tế học
Đại học Chulalongkorn
Đại học kinh tế HCM


Multidisciplinary Study for Rural Development
Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn
Philosophy and Logic
Triết học
Science Today
NA
Government and Politics of Thailand
Pháp luật đại chương
Society and Culture
NA
Essential English for Economics II
Tiếng anh
Writing for Economics
NA
Plus 3 subjects (9 credits) electives

Financial Accounting
Nguyên lý kế toán
Intermediate Accounting I
NA
Sufficiency Economy and Buddhist Economics
NA
Economic Changes and Life of Local People
NA
Introduction to Computer Application for Economists
Tin học đại cương
Oral Communication for Economics
NA


Economics Core Courses (32 Credits)

Principles of Economics
NA
Microeconomic Theory I
Kinh tế vi mô 1
Macroeconomic Theory I
Kinh tế vĩ mô 1
Microeconomic Theory II
Kinh tế vi mô 2
Macroeconomic Theory II
Kinh tế vĩ mô 2
Mathematics for Economists I
Toán giải tích
Mathematics for Economists II
Đại số tuyến tính
Statistics for Economists
Lý thuyết thống kê


Compulsory (27 Credits)

Thai Economy
Kinh tế Việt Nam
Economics of International Trade
Kinh tế quốc tế
Economics of International Finance
Tài chính quốc tế
Economics of Money and Financial Markets
NA
Monetary Theory and Policy
Lý thuyết tài chính tiền tệ
Introduction to Econometrics
Kinh tế lượng
Corporate Finance for Economists
NA
Senior Research
NA


Electives (26 Credits)

Academic Report Writing for Economists
NA
History of Economic Thought
Lịch sự học thuyết kinh tế
Economics of War and Peace
NA
Business Economics and Modern Practice
NA
Economics of Sport
NA
Financial Report and Analysis for Economists
NA
Behavioral Economics
NA
Industrial Organization
NA
Economics of Legal Issues
NA
Comparative Economic Systems
NA
Economic Development
Kinh tế phát triển
Labour Economics
Kinh tế lao động
East Asian Economies
Kinh tế châu á thái bình dương
Chinese Economy and Politics
NA
Russian and European Economies
NA
Economic Diplomacy
NA
World Trading System
Chính sách thương mại và công nghiệp
Public Economics
Kinh tế công
Natural Resources and Environmental Economics
Kinh tế tài môi trường và tài nguyên
Political Economy
Kinh tế chính trị Mác Lê
Urban Economics and Policy
NA
Urban Planning for Economists
NA
Applied Data Analysis
NA
Econometric Theory
NA
Real Analysis for Economists
NA
Advanced Mathematics for Economists
Mô hình hóa (trùng lập với môn kinh tế lượng)
Differential Equations and Optimization in Economics
Tối ưu hóa tuyết tính
Principles of Investment and Security Analysis
Thị trường chứng khoán
Economics of Derivative Securities
NA
Economics of Good Governance
NA
Managing Human Capital in Global Economy
NA
Current Major Economic Issues
NA
Microeconomic Theory III
NA
Macroeconomic Theory III
NA
Introduction to Game Theory
Lý thuyết trò chơi (mới đưa vào)
Experimental Research in Economics
NA
Special Topics in Macroeconomics
NA
Special Topics in Microeconomics
NA
Special Topics in Economic Development
Kinh tế phát triển 2
Advanced International Trade
Kinh tế quốc tế 2
Advanced International Finance
NA
Special Topics in International Economics
NA
Policy Management
NA
Advanced Monetary Economics
NA
Topics in Econometrics and Applied Econometrics
NA
Micro Econometrics
NA
Econometrics of Time Series
NA
Computable General Equilibrium Modeling
NA
Special Topics in Managerial Economics
NA
Seminar on Economics of Thai Industries
NA
Economics of Corporate Reform
NA
Negotiations in the Global Economy
NA
Special Topics in Financial Institutions
NA
Special Topics in Financial Instruments
NA
Topics in Financial Economics
NA
Topics in Financial Economics
NA
Financial Engineering and Innovations
NA
Advanced Corporate Finance for Economists
NA
Independent Study
NA
Linear Algebra
NA
Business Law
Luật kinh tế
International Business Law
NA

9. Kết luận
Nhìn chung con đường vào Đại học của sinh viên Việt Nam là khá gian truân và chương trình học lại rất nặng tính lý thuyết và thiếu tính ứng dụng do nhiều nguyên nhân.

10. Kiến nghị
Loại bỏ các môn chính trị ra khỏi chương trình học, vì Đảng muốn sinh viên thấm nhuần tư tưởng Mác Lê, nên tác giả đưa ra giải pháp sau: Không đưa các môn chính trị vào chương trình học, thay vào đó tiến hành cấp chứng chỉ chính trị cho sinh viên, nếu có chứng chỉ này sinh viên mới có thể tốt nghiệp. Điều này hàm ý là các sinh viên có thể hoàn tất các môn học chính trị bất cứ lúc nào và sau khi hoàn tất thì được cấp chứng chỉ chính trị. Ngoài ra, không nên tiến hành thi cử các môn chính trị mà thay vào đó cho sinh viên viết bài luận về một chủ đề nào đó, với độ dài khoảng 4-7 trang, như vậy sẽ đỡ áp lực cho sinh viên hơn và sinh viên lại thấm nhuần tư tường chủ đạo của Đảng Cộng Sản. Ngoài ra, tùy từng ngành học mà đưa vào các môn học kỹ năng cho phù hợp như kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội.

.
.
.

No comments: