Tuesday, January 31, 2023

VÌ SAO CHIẾN TRANH Ở UKRAINA SẼ KHÔNG TRỞ THÀNH ĐỆ TAM THẾ CHIẾN? (Thụy My / RFI)

 



Vì sao chiến tranh ở Ukraina sẽ không trở thành Đệ tam Thế chiến ?

Thụy My  -  RFI

Đăng ngày: 30/01/2023 - 19:32

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20230130-v%C3%AC-sao-chi%E1%BA%BFn-tranh-%E1%BB%9F-ukraina-s%E1%BA%BD-kh%C3%B4ng-tr%E1%BB%9F-th%C3%A0nh-%C4%91%E1%BB%87-tam-th%E1%BA%BF-chi%E1%BA%BFn

 

Nguy cơ chiến tranh Ukraina biến thành xung đột toàn cầu không phải là không có, nhưng vô cùng thấp. « Chúng ta đang tiến đến Đệ tam Thế chiến » - từ nhiều tháng qua, mối lo này vẫn được nhấn mạnh, chủ yếu từ những người muốn phương Tây giảm bớt ủng hộ Ukraina - nếu không phải trực tiếp từ Kremlin.

 

.

Thế giới thay đổi, nghiệp đoàn Pháp vẫn từ chối cải cách

 

Các nghiệp đoàn lại kêu gọi đình công phản đối cải cách chế độ hưu trí ở Pháp, chiến tranh Ukraina, căng thẳng ở Đông Jerusalem, bạo lực cảnh sát ở Mỹ, đó là các đề tài thời sự được đề cập nhiều nhất hôm nay. Les Echos chạy tựa trang nhất « Cải cách hưu trí : Những điều chỉnh cuối cùng », La Croix nhấn mạnh « Hưu trí : Phụ nữ bị bất lợi », Le Monde giải thích « Vì sao việc cải cách trở nên phức tạp ».

 

Xã luận của Le Figaro nhận định từ những ngày qua, phe ôn hòa tìm cách tránh cho phong trào đi quá xa, nhưng những người cực đoan nhất mà đứng đầu là nghiệp đoàn CGT vẫn đổ dầu vào lửa, mơ diễn lại kịch bản tổng đình công năm 1995. Nhưng nước Pháp năm 2023 với những rạn vỡ, khả năng làm việc từ xa, mạng xã hội, lạm phát…khác hẳn thời xưa. Thế giới đã thay đổi rất nhiều từ gần 30 năm qua, nhưng các nghiệp đoàn này vẫn luôn từ chối mọi cải cách, đối thoại, bắt chẹt công dân Pháp qua việc phong tỏa các nhà máy lọc dầu, và thường xuyên nhất là làm cho giao thông công cộng bị đình trệ.

 

.

Nga : Phạm đại tội vẫn được xóa án sau khi phục vụ Wagner

 

Le Monde chú ý đến sự kiện « Tại Nga, những tù nhân đầu tiên từ chiến trường trở về đời sống dân sự tự do ». Đó là những tội phạm hình sự đã hoàn tất sáu tháng hợp đồng với lực lượng đánh thuê Wagner. Một số phương tiện truyền thông khu vực và trang web Nga lưu vong thuật lại những câu chuyện này.

 

Chẳng hạn Alexandre Tioutine, doanh nhân ở Saint-Pétersbourg bị bắt năm 2008 khi đang chuẩn bị hạ sát cô cháu gái. Ông ta đã từng mướn người dùng búa giết chết một đối tác làm ăn cùng với vợ con người này. Bị lãnh án 23 năm tù vào năm 2021, Tioutine tham gia Wagner và nay tự do trở về Saint-Pétersbourg. Hay Kirill Neglin, bị kết án vì tội buôn ma túy và đánh đập vợ, trước tòa từng thề sẽ giết người vợ khi ra tù, nay cũng được tự do.

 

Sát nhân, trộm cướp, băng nhóm tội phạm...sau sáu tháng cầm súng tại Ukraina đều được xóa án. Ông chủ Wagner, Evgueni Prigojine thích nhắc đi nhắc lại : « Chỉ có ba người đưa được các bạn ra khỏi nhà tù : Allah, Thượng đế và tôi ». Trên thực tế, Vladimir Putin là người duy nhất có thể ân xá cho một tội phạm.

 

Prigojine kín tiếng một cách bất thường, từ chối trả lời khi Le Monde hỏi về Trung tâm Wagner mới khai trương ở Saint-Pétersbourg, cũng như tổng số tù nhân được trả tự do. Không ai biểt được sự thực ra sao, có vẻ như con số này rất thấp so với số lượng được huy động ồ ạt để làm bia đỡ đạn. Tờ báo ghi nhận một chi tiết : hôm 25/01, chủ tịch Douma Viatcheslav Volodine yêu cầu các dân biểu chuẩn bị một luật liên quan đến tội danh « làm mất uy tín những người tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt ». Dự luật được đo ni đóng giày để làm hài ong ông Prigojine, cấm nói cụ thể những tội ác đã phạm của một cựu lính đánh thuê.

 

.

Ai có lợi khi kéo dài chiến tranh Ukraina ?

 

Libération đặt vấn đề, ai có lợi khi chiến tranh kéo dài ở Ukraina ? Nếu Vladimir Putin chiến thắng, sẽ là cơn ác mộng cho Ukraina, cho châu Âu và thế giới. Một bức màn sắt mới sẽ buông xuống châu lục, độc tài thắng dân chủ. Nhưng tuy nhất thiết không thể để Putin thắng cuộc, toàn bộ quân Nga phải rút khỏi Ukraina, cũng không nên để cho thất bại của nhà độc tài ở điện Kremlin dẫn đến sự tan vỡ của Liên bang Nga. Do vậy các đồng minh của Kiev tự đặt ra những lằn ranh đỏ : không có cố vấn Âu Mỹ ở Ukraina, không tấn công vào các thành phố Nga, chỉ cung cấp vũ khí ở mức độ tương đương với Nga chứ không hơn. Cho đến nay, Putin vẫn chưa thấy trả đũa.

 

Quyết định chuyển giao xe hem hạng nặng vừa được đưa ra, tổng thống Zelensky và cộng sự không để mất một giây nào, đề nghị xin hỗ trợ chiến đấu cơ và bom thông minh, để duy trì ưu thế trước một nhà độc tài chọn lựa cuộc chiến kéo dài, nhằm làm kiệt quệ người Ukraina và khiến dư luận châu Âu chán nản. Vladimir Putin sẽ huy động hem hem hem ngàn tân binh để đè bẹp đối thủ, theo truyền thống biển người xô-viết. Giai đoạn mới này sẽ phục vụ cho việc tranh cử tổng thống năm 2024 của ông ta. Những ngày, những tháng càng trôi qua, đất nước Ukraina càng bị phá hủy, hem nhiều người chết, và thời gian chừng như đứng về phía Putin.

 

.

Độc tài, dân túy không hứa hẹn tương lai mà quay về quá khứ

 

Về mặt chính trị, Les Echos ghi nhận « Lòng hoài nhớ phục vụ cho các nhà dân túy và bạo chúa ». Để chinh phục, họ không còn hứa hẹn một « tương lai huy hoàng », mà là việc quay lại với một « quá khứ vẻ vang ». « Make America Great Again » (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) là câu khẩu hiệu hết sức thành công của ông Donald Trump năm 2016, nhất là đối với những người « cổ xanh » hay lớp trung lưu, vốn cảm thấy bị « xuống cấp » trong một nước Mỹ ngày càng bớt « trắng ». « Take Back Control » (Nắm lại việc kiểm soát) là câu châm ngôn đắc thắng của những người ủng hộ Brexit tại Anh. Lá phiếu của họ ẩn chứa sự nuối tiếc về thế giới của ngày hôm qua, một thế giới mà đế quốc Anh làm bá chủ đại dương. Không chỉ phe dân túy, mà các nhà độc tài như Vladimir Putin cũng lợi dụng. Tuy tỏ ý nuối tiếc Liên Xô cũ, nhưng thực ra ông ta tự coi là người kế tục của Pie đại đế, dù với sự hoang tưởng ngày càng tăng, Putin giống Stalin hơn.

 

Làm thế nào mà ở thế kỷ 21, hoài niệm quá khứ lại vượt lên trên niềm hy vọng về tương lai ? Phải chăng có yếu tố biến đổi khí hậu, đại dịch và nay là chiến tranh quay lại châu Âu ? Les Echos nhắc nhở, bên cạnh quá khứ huy hoàng còn có quá khứ đáng xấu hổ. Thái độ ngần ngại của thủ tướng Đức Olaf Scholz phải chăng có phần nào từ sự ân hận : trong Đệ nhị Thế chiến, những xe ang Panzer Đức đã gây khốn đốn cho người xô-viết. Tác giả bài viết cho rằng nên suy nghĩ ngược lại, chính vì vậy mà nước Đức ngày nay càng phải làm mọi cách để khống chế nước Nga của Putin – là bản sao của Hitler thời trước.

 

.

Gieo hoang mang về nguy cơ đại chiến chỉ có lợi cho Nga

 

Nhìn chung về địa chính trị, Les Echos giải thích « Ukraina : Vì sao đại chiến thế giới lần thứ ba sẽ không xảy ra ». Theo tờ báo, nguy cơ chiến tranh Ukraina biến thành xung đột toàn cầu không phải là không có, nhưng vô cùng thấp.

 

« Chúng ta đang tiến đến Đệ tam Thế chiến » - từ nhiều tháng qua, mối lo này vẫn được nhấn mạnh, chủ yếu từ những người muốn phương Tây giảm bớt ủng hộ Ukraina - nếu không phải trực tiếp từ Kremlin. Theo họ, việc chuyển giao vũ khí cho Kiev nhất là các xe tăng hạng nặng, có thể gây ra phản ứng nguy hiểm của Nga. Hôm thứ Năm 26/01 Kremlin nói rằng phương Tây « trực tiếp liên can » đến xung đột, dù vậy vẫn không dùng chữ « đồng tham chiến » - khái niệm trong luật quốc tế, đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của những người lính trong các trận đánh. 

 

Liệu có thể dần dần gây ra cuộc xung đột thế giới 3.0, với nguy cơ tận thế vì bom nguyên tử ? Rất ít khả năng. Trước hết, thế chiến có nghĩa là cả thế giới đều liên can. Thời Đệ nhị Thế chiến, có khoảng 60 quốc gia cùng với thuộc địa trên cả năm châu tham gia. Trong khi nếu xung đột xảy ra giữa phương Tây với Nga, có đến ¾ nhân loại và 130 nước vẫn đứng ngoài, với thái độ nhập nhằng.

 

.

Hai cường quốc nguyên tử không khi nào trực tiếp đối đầu

 

Cũng trên Les Echos, chuyên gia Olivier Kempf của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược lưu ý là không còn những khối như trước, Nga không có được sức mạnh và ảnh hưởng như Liên Xô cũ. Phương Tây cũng không có khả năng lôi kéo phần lớn thế giới đứng sau lưng mình - như sự vắng mặt của nhiều nước châu Phi, châu Á, Nam Mỹ tại Liên Hiệp Quốc. Tiếp đến, là điều cấm kỵ từ 75 năm qua : không bao giờ một nước có bom nguyên tử lại đối đầu với một nước cũng sở hữu loại vũ khí đáng sợ này, kể cả trong chiến tranh quy ước. 

 

Lý do là một cuộc xung đột như vậy có thể không giới hạn ở việc bắn pháo qua lại ở cấp lữ đoàn và để không bị mất mặt, những kẻ hiếu chiến sẽ leo thang. Một hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật bắn đi có thể bị trả đũa bằng vũ khí chiến lược (một quả bom mạnh hơn), cho đến khi thế giới bị hủy diệt. Nói rõ hơn, nếu lính Nga và phương Tây đối mặt trên chiến địa, họ sẽ đi qua một ngã tư dẫn đến nhiều con đường, trong đó có ít nhất một ngả đường thảm khốc cho văn minh nhân loại. Chính vì coi là nghiêm túc, nên không chỉ tránh né kịch bản nguyên tử mà cả việc đối đầu cổ điển.

 

Nếu xung đột giữa Liên Xô và phương Tây luôn diễn ra theo kiểu ủy nhiệm, thông qua các chế độ đồng minh ở châu Phi, Mỹ la-tinh hay châu Á, phải nhìn nhận rằng những quân nhân Nga và Mỹ trên thực tế đã bắn nhau nhiều lần. Trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), ram ram MiG-15 Trung Quốc và Bắc Triều Tiên do phi công Liên Xô lái, nhưng được lệnh không được ram ngôn ngữ của Dostoïveski trong điện đàm. Họ đã bắn hạ ram ram phi cơ Mỹ, và cũng chịu thiệt hại tương đương. Những sự cố như vậy, dù hiếm hoi, cũng được ghi nhận tại Việt Nam. Nhưng về mặt chính thức không phải là đối đầu trực tiếp : Matxcơva và Washington đã ngầm thỏa thuận giữ bí mật, chỉ bị tiết lộ sau khi Liên Xô sụp đổ, nhờ vài nhà sử học kiên trì.

 

.

Tấn công NATO, quân đội Nga sẽ bị tiêu diệt

 

Không trực tiếp đối mặt giữa các cường quốc nguyên tử, điều cấm kỵ này vẫn nguyên vẹn trong 40 năm chiến tranh lạnh, và những căng thẳng khắp nơi trên thế giới. Rủi ro đầy dẫy, nhưng mỗi lần lý trí đều chiến thắng, có khi vào phút chót như khủng hoảng hỏa tiễn Cuba năm 1962. Các quốc gia có vũ khí nguyên tử khác cũng vậy, như Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc. Những người lính Ấn và Trung Hoa thỉnh thoảng lại giao tranh tại Himalaya bằng cách... ném đá và phang gậy. Súng ống để lại trong tủ ! 

 

Les Echos cho hay, chỉ có một ngoại lệ ít được biết đến, là cuộc chiến biên giới (200 đến 20.000 người chết) năm 1969 giữa Liên Xô và Trung Quốc trên đảo Damanski/Trân Bảo (Zhenbao) của một nhánh Hắc Long Giang. Nhà nghiên cứu Olivier Kempf coi đó là « một sự cố hạn chế giữa Liên Xô và một cường quốc nguyên tử còn phôi thai ».

 

Nếu điều cấm kỵ này bỗng chốc bị phá vỡ, vẫn khó thể diễn ra chiến tranh quy ước giữa Nga và NATO. Cũng theo ông Olivier Kempf, phương Tây không thể cùng Ukraina tấn công vì nhiều lý do. Về pháp lý, không được ủy nhiệm chính thức. Về hậu cần, rất khó khăn với một mặt trận dài đến 1.500 kilomet. Về hoạt động quân sự, sẽ chịu nhiều thiệt hại, về chính trị, không được dư luận ủng hộ. Và về chiến lược, vì mức trần nguyên tử. Còn nếu quân Nga - vốn đã tập trung sức lực cả tháng trời mới chiếm được ngôi làng hẻo lánh Soledar -  tấn công Ba Lan nay một quốc gia Baltic theo lệnh Kremlin để mở rộng xung đột, sẽ là thảm họa.

 

Quân đội Nga, đã mất phân nửa số xe tăng tại Ukraina và số binh sĩ tử trận gấp ba lần so với chiến trường Afghanistan trong suốt mười năm, sẽ bị tiêu diệt bởi không quân, hạm đội và các hỏa tiễn của NATO. Các tướng lãnh Nga từ nay đã hiểu được điều này.

 

 




No comments: