Hiệp định Paris 1973: Trong lòng âm mưu bức tử nền cộng hòa
Tuấn Khanh -
Saigon Nhỏ
29 tháng 1, 2023
Câu chuyện “Hiệp định Paris” được nhìn lại ở nửa
thế kỷ, bất kỳ ai quan sát đủ, cũng có thể thấy đó là kế hoạch định trước từ
nhiều thành phần, mà nội dung của hiện rõ sự bức tử một nền cộng hòa. Người Mỹ
muốn phủi tay ở một cuộc chiến mà họ mệt mỏi theo đuổi với đồng minh của mình.
Chính quyền miền Bắc cũng bám vào một cơ hội ngừng bắn mà cuộc sinh tử lộ rõ những
thất cơ thuộc về mình, đồng thời toan tính bước hai của kế hoạch nếu có được một
chính phủ liên hiệp. Và Kissinger, tay cố vấn Do Thái đã khuynh đảo mọi thứ
theo toan tính riêng của mình. Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trở nên cô đơn hơn bao
giờ hết khi bị dí tay vào hiệp ước, buộc ký trong một tình thế chẳng đặng đừng.
Xung đột lớn nhất của hiệp ước này, là cuộc
tranh cãi không ngớt giữa TT Nguyễn Văn Thiệu và cố vấn – Bộ trưởng ngoại giao
Hoa Kỳ Henry Kissinger. Trong mọi suy tính của ông Kissinger, là ép VNCH phải
ngồi lại đàm phán với thế yếu, cùng chính quyền Bắc Việt – Việt Nam Dân Chủ Cộng
hòa (VNCDCH). Có thể ông Kissinger hình dung nếu VNCH đủ sức lèo lái, thì nước
Việt Nam sẽ tự vật lộn với nhau trong 20 hay 30 năm, nước Mỹ sẽ rảnh tay lo
chuyện khác về cuộc bắt tay mới Mỹ – Trung, mà nạn nhân tiếp theo, lịch sử được
chứng kiến chính là Đài Loan vào Tháng Một 1979.
Nhưng TT Nguyễn Văn Thiệu đã nhìn rõ âm mưu ấy,
và cô đơn chống lại một cách quyết liệt. Điều này khiến năm 1972 là năm mà mối
quan hệ Mỹ – Việt lúc đó hết sức căng thẳng. Khởi đầu, khi bản thảo của hiệp ước
mang tên Hội đồng Hòa giải Dân tộc (Committee of National Reconciliation) được
Kissinger soạn thảo và đưa cho TT Thiệu, ông Thiệu đã chỉ ra ngay đó là âm mưu
trá hình của chính phủ liên hiệp – mà lại liên hiệp với những thành phần chỉ
mang khát vọng vô cớ muốn ăn tươi nuốt sống nền cộng hòa miền Nam. Chiến cuộc Bắc
Nam lúc đó đang vào thế rất cam go, vì dường như có tin bắn đi phía Mỹ – hoặc
Kissinger – nên VNDCCH tổ chức các đợt tấn công lớn và liên tục, không ngại tổn
thất, có vẻ như một cách để phô trương thanh thế và tạo thế thượng phong cho việc
bước vào hội nghị của hiệp định đang soạn thảo.
Ít ai biết, chiến thắng Quảng Trị vào Tháng
Chín 1972 có những giá trị đặc biệt quan trọng trong thời điểm đó. Điều này ảnh
hưởng đến các lý lẽ ép buộc VNCH phải ngừng chiến của Kissingger. Thiếu vũ khí,
thiếu sự hợp tác của Hoa Kỳ, quân miền Nam vẫn anh dũng chứng minh sức kháng cự
của mình khiến mọi người kinh ngạc. Ngay cả Hà Nội cũng phải hạ giọng. Ngay vào
ngày Quảng Trị được tái chiếm, ông Lê Đức Thọ vội đưa ra kế hoạch 10 điểm, gửi
cho Kissinger về “Chính Phủ Hòa Hợp và Hòa Giải Dân Tộc Lâm Thời”, mục đích để
tạo ra một chính quyền Trung ương cho toàn cõi miền Nam. Kế hoạch này được
Kissinger hậu thuẫn và sắp xếp để Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) ngồi đối
trọng ngang hàng với chính phủ VNCH. Điều bất thường là những tính toán này,
VNDCCH và Kissinger biết trước, còn ông Thiệu chỉ biết sau.
Khi TT Thiệu yêu cầu được đọc văn bản này với
cả hai thứ tiếng Việt và Anh, ông chú ý ngay cụm từ mà Kissinger mô tả chính phủ
liên hiệp rất mơ hồ là ‘Administrative Structure’, còn trong văn bản tiếng Anh
có nghĩa như ‘Cơ cấu Quản trị hành chính’. Khi TT Thiệu chất vấn và đòi làm rõ
về cụm từ này, thì Kissingger trả lời rất mập mờ rằng những thứ này chỉ là mô tả
một tổ chức không thực quyền, và còn nhấn mạnh với TT Thiệu rằng “đây chỉ là một
hội đồng đáng thương. Nó chẳng có quyền hành gì. Nó chỉ là một cơ quan tư vấn
thôi (It is a miserable little council. It has no power. It is only a
consultative body). (Tâm tư Tổng Thống Thiệu – Nguyễn Tiến Hưng, tr.278).
Dĩ nhiên với một người thông minh như TT Thiệu,
chuyện không thể đơn giản ngừng ở đó. Các cuộc tranh cãi gay gắt lại diễn ra.
Khi ông Kissinger đơn phương họp báo và ca ngợi kế hoạch này với tuyên bố
“Peace is at hand” như chuyện đã rồi, TT Thiệu đã gửi điện tín thẳng cho TT
Nixon để phản đối. Lúc đó, cách giải thích của Kissinger với chính phủ VNCH
không khác gì lời chào đón ở các trại hơi ngạt của Phát xít Đức dành cho dân Do
Thái, với câu cửa miệng là “các bạn sẽ được sắp xếp để ổn định cuộc sống”.
Nhưng kết quả là gì, thì gần nửa thế kỷ sau, nhân loại đã rõ. Tương tự vậy, câu
chuyện Kissinger đứng sau bức màn của cuộc bức tử một nền cộng hòa non trẻ,
cũng đã rõ sau vài thập niên đau đớn và thế giới trắng mắt chứng kiến.
Tuy nhiên, câu hỏi là làm sao TT Mỹ Nixon có
thể bị Kissinger xỏ mũi như vậy? Henry Kissinger muốn bảo vệ chủ thuyết
chính trị chinh phục thế giới của mình nên tự biến mình xảo biện như là một ban
tuyên giáo tuyên truyền, vô cùng tráo trở. Ông ta mô tả với Nixon về TT Thiệu
và các tướng lĩnh thân cận là một tập thể diều hâu và hiếu chiến – và điều này
sẽ buộc Mỹ phải gánh vác vô chừng hậu quả chiến phí. Diễn giải với Nixon,
Kissinger nói ông Thiệu dù được giới thiệu nhiều giải pháp hòa bình, nhưng “ông
ta (Thiệu) vẫn chưa sẵn sàng để ngưng chiến”. Còn để thuyết phục TT Nixon đồng
ý về kế hoạch chính phủ ba thành phần, Kissinger cũng nói mơ hồ là “Chỉ là một
phương cách giữ thể diện cho cộng sản để che đậy sự thất bại của họ”.
Tin vào Kissinger và đồng thời chịu nhiều áp lực
từ Quốc hội Hoa Kỳ, TT Nixon đã từng ép TT Thiệu phải chấp nhận một chính phủ
liên hiệp như vậy, đến mức gần như đe dọa. Ngày 21 Tháng Mười, Kissinger tự
mình đọc điện thư của TT Nixon cho TT Thiệu nghe như một tối hậu thư “Quyết định
(phản đối) của ngài sẽ mang đến những hậu quả nghiêm trọng nhất về việc yểm trợ
ngài và chính phủ miền Nam Việt Nam”. Nói với tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Tổng
trưởng Kế hoạch của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa kiêm cố vấn, TT Thiệu đã lo âu
nói rằng nếu một chính phủ liên hiệp như vậy được lập ra như vậy, thế yếu sẽ
thuộc về VNCH, và trong tương lai, việc bầy sói liên kết nuốt chửng miền Nam Việt
Nam là điều chỉ là sớm muộn mà thôi.
Và rồi điều lo lắng nhất của Tổng thống Thiệu
cũng đã đến. Ngày 27 Táng Một năm 1973, Hiệp định Hòa bình Paris đã được ký kết
với nhiều giằng co và bất mãn từ chính quyền của TT Thiệu. Tuy gọi là hiệp định
hòa bình. Nhưng chiến tranh chưa bao giờ ngừng ở đó. Không có người dân Việt
nào được chứng kiến một nền hòa bình thực sự trên bàn cờ sinh mệnh của một dân
tộc tự do ấy, cho đến sự sụp đổ vào Tháng Tư 1975. Chỉ duy nhất có một nỗ lực
ngày càng mạnh hơn, từ phía những phía muốn thủ tiêu hoàn toàn Việt Nam Cộng
Hòa.
Kết thúc Hiệp định Paris, điều được các bên
cùng ký xác quyết “Ngày 28-1-1973, ngừng bắn trên toàn miền Nam Việt Nam. Hiệp
định Paris chính thức được thi hành”. Và sự thật lịch sử đã diễn ra như thế
nào, thì những ai quan tâm cũng đã biết. Báo Nhân Dân của đảng CSVN nhân kỷ niệm
50 ngày ký kết Hiệp định Paris, đã có bài viết với tựa lớn đầy tự hào “Hiệp định
Paris 1973-Đỉnh cao nghệ thuật vừa đánh, vừa đàm”. Nghệ thuật mà bài báo ấy nhắc
đến, chắc chắn không thể thiếu bóng tối của Henry Kissinger.
No comments:
Post a Comment