Đăng ngày 24-02-2015 Sửa đổi
ngày 24-02-2015 16:33
Khủng hoảng tại Ukraina đã kéo dài một
năm và dường như chưa có lối thoát. Trên trang nhất trong số ra ngày
24/02/2015, báo Le Monde nhận định : « Putin và mối nguy hiểm Nga : một năm nhẹ
dạ cả tin của phương Tây »
Bài báo lần lượt phân tích những
sai lầm của Liên Hiệp từ khi tổng thống Putin lên nắm quyền vào năm 2000. Tác
giả bài báo khẳng định từ lúc khủng hoảng tại Ukraina xảy ra, người châu Âu và
Mỹ đã đánh giá thấp quyết tâm và không giải mã được mưu đồ của Nga. Vì thiếu khả
năng đánh giá mà từ một năm nay, các nước thành viên Liên Hiệp liên tục bất ngờ
trước cách hành xử của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraina và biến nó thành cuộc
khủng hoảng nghiêm trọng nhất từ sau chiến tranh lạnh.
Sai lầm đầu tiên được bài báo
nêu lên là : « thiếu năng lực phân tích ». Thực vậy, từ 10 năm nay, nước Nga dần
dần xa dời quỹ đạo phát triển của châu Âu. Trong khi đó, Liên Hiệp Châu Âu
không hề mảy may quan tâm tới hướng đi của nước này, cũng như suy nghĩ tới hậu
quả.
Dẫn lại lời một chuyên gia phân
tích, báo Le Monde cho biết đây là do châu Âu đã mất « năng lực phân tích tập
thể ». Đây cũng là ý kiến của Ngoại trưởng Anh. Ông cũng cho rằng châu Âu trở
nên « tự phụ » và coi nước Nga không phải là một mối đe dọa hay bận tâm từ sau
hai đời tổng thổng Gorbatchev và Eltsin. Thái độ này trở nên phổ biến khắp Tây
Âu, ngay cả khi Vladimir Putin trở thành tổng thống Nga vào năm 2000. Những dấu
hiệu báo trước một cuộc đua từ phía Nga đã xuất hiện vào cuối năm 2000.
Tại thời điểm đó, Liên Hiệp
Châu Âu còn có quá nhiều việc phải làm, như : xây dựng ‘Eurozone’, mở rộng khu
vực sang các nước Đông Âu và Baltic.
Năm 2007, tại hội nghị an ninh
Munich, tổng thống Nga đã có một bài phát biểu rất cứng rắn, ám chỉ tới việc
bành trướng của Nga. Ngay năm sau, 2008, nước này can thiệp vào Gruzia. Tuy
nhiên, sự kiện này cũng chẳng ngăn cản việc tổng thống Pháp lúc đó là Sarkozy
bán hai tuần dương mẫu hạm Mistral cho Nga. Paris không coi đây là mối đe dọa
tiềm tàng.
Cũng vào năm 2008, tại Thượng đỉnh
Bucarest, Pháp và Đức chấm dứt việc mở rộng khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương
(NATO) để trấn an Nga, khiến Putin rất hài lòng.
Thế nhưng, Liên Hiệp Châu Âu
không đưa ra một chiến lược nào nhắm tới các quốc gia biên giới giữa khu vực
này và nước Nga, trong đó phải kể tới Ukraina. Cuộc khủng hoảng năm 2008 đã khiến
nước Nga chao đảo và chứng minh yếu điểm của nền kinh tế Nga. Chính vì thế, tổng
thống Putin buộc phải tăng cường nước Nga bằng cách tạo một liên minh kinh tế
và thương mại, được gọi là « Liên hiệp Á-Âu », mà Ukraina là một lá bài quan trọng.
Đánh giá sai lầm về vị trí của
Ukraina
Sai lầm thứ hai, được đánh giá
là nghiêm trọng, đó là việc Hoa Kỳ, vì quá lo ngại trước sự phát triển của
Trung Quốc, đã đề xuất nối lại quan hệ song phương với Nga trong những năm
2009-2011. Tuy nhiên, chiến lược này đã thất bại. Song song, Liên Hiệp Châu Âu
cũng tiến hành chiến lược « Đối tác phương Đông » vào đầu thập niên 2010 và
không nghĩ rằng Ukraina là láng giềng quan trọng đến thế nào đối với Nga.
Tái nhiệm vào năm 2012, tổng thống
Putin đã không ngần ngại hiện đại hóa quân đội Nga. Năm 2013, một cố vấn của tổng
thống cho biết : « Chính quyền Ukraina phạm một sai lầm lớn nếu nghĩ rằng Nga sẽ
có phản ứng trung lập » về quyết định thân phương Tây của Kiev. Sau đó, ông
cũng mập mờ nêu lên rằng : « Hiệp ước song phương về biên giới giữa Nga và
Ukraina sẽ bị xóa bỏ ».
Đòn trả đũa đầu tiên của Nga là
những biện pháp thắt chặt thương mại với Ukraina suốt mùa hè năm 2013. Thế
nhưng, dường như phương Tây chỉ ý thức được tình trạng trầm trọng khi hàng loạt
sự kiện lần lượt xảy ra tại đây, như : hủy bỏ chương trình hợp tác Á-Âu vào
tháng 11 năm này, « cuộc cách mạng Maidan », bán đảo Crimée bị sát nhập vào
Nga, chiến sự vùng Donbass và chuyến bay MH17 của Malaisia bị bắn hạ trong vùng
ly khai.
Đầu năm 2014, tổng thống Pháp vẫn
« ngây thơ » tin rằng : « Ông Putin không muốn sát nhập miền Đông Ukraina. Tôi
chắc điều này. Ông ấy đã nói với tôi thế. Điều ông ấy cần là muốn gây ảnh hưởng
». Còn thủ tướng Đức Merkel thì tỉnh táo hơn khi tuyên bố với tổng thống Mỹ rằng
ông Putin « đã mất đầu óc thực tế, ông ấy đang ở một thế giới khác ». Đây là
kinh nghiệm do bà tiếp xúc với tổng thống Nga từ hơn 10 năm nay và đã kinh qua
thời kỳ thống nhất với Đông Đức nên hiểu được nội tình của chủ nghĩa Xô Viết.
Sau một thời gian kiên nhẫn chờ
đợi, bà đã thay đổi thái độ, đặc biệt từ sau cuộc nói chuyện với tổng thống Nga
bên lề Thượng đình G20 tại Brisban (Úc). Đối với bà, từ nay trở đi, tồn tại hai
hệ thống và hai cách nhìn về trật tự quốc tế hoàn toàn đối lập nhau. Và đầu
tháng hai vừa qua, bà tuyên bố cuộc đấu đầu sẽ còn kéo dài.
--------------------------------------
Mai Vân - RFI
Đăng ngày 25-02-2015 Sửa đổi
ngày 25-02-2015 12:11
Theo tờ báo đối lập Nga Novaya
Gazeta, số ghi ngày hôm qua 24/02/2014, điện Kremly đã dự kiến một chiến dịch
gây bất ổn định ở Ukraina ngay từ trước khi cựu Tổng thống Ianoukovitch bỏ chạy. Tờ
báo của Anna Politkovskaia, nhà đối lập bị ám sát trước đây, khẳng định có được
một tài liệu mô tả ngay từ đầu tháng 2/2014, chiến lược mà điện Kremly đã áp dụng
sau đó ở Ukraina.
Thông tín viên RFI tại
Matxcơva, Muriel Pomponne cho biết chi tiết :
« Theo tờ
Novaya Gazeta, tài liệu dường như được chuyển đến phủ Tổng thống Nga trong khoảng
thời gian từ mùng 4/02 đến 12/02/2014, tức là một hai tuần trước khi chế độ
Ianoukovitch sụp đổ.
Tài liệu
nhận định rằng ông Ianoukovitch không còn kiểm soát được tình hình, trong lúc
mà Hoa Kỳ và Châu Âu tiến hành chiến dịch nhằm kéo Ukraina gia nhập Liên Hiệp
Châu Âu.
Theo các
tác giả của tài liệu, Nga phải can thiệp để tránh bị mất đi quyền kiểm soát việc
chuyển vận khí đốt. Cho nên phải giành được hậu thuẫn của nhiều vùng lãnh thổ
Ukraina cho đề án của Nga.
Tài liệu
mô tả cách thức Nga tổ chức các cuộc biểu tình chống chính quyền Kiev, đòi hỏi
thành lập Liên bang Ukraina, và gia nhập Liên minh Thuế quan, để đi đến việc
đòi hỏi độc lập và sáp nhập vào Nga.
Văn kiện
còn đề xuất việc những người biểu tình phải lên án ý định ly khai của miền Tây
Ukraina, xem đấy là hành động đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ. Họ cũng phải đòi hỏi
sửa đổi hiến pháp, tạo điều kiện dễ dàng cho trưng cầu dân ý. Đối với những người
soạn thảo tài liệu trên, hai vùng dễ chiếm nhất là Crimée và Kharkiv.
Ai đã soạn
thảo tài liệu này ? Tờ Novaya Gazeta nêu tên doanh nhân Constantin Malofeev,
người bị Châu Âu tố cáo là đã tài trợ cho phiến quân ly khai. Bộ phận báo chí của
ông đã bác bỏ những lời tố cáo của tờ Novaya Gazeta và đe dọa kiện vụ này ra
tòa. »
No comments:
Post a Comment