16/02/2015
Cuối
năm, có kẻ phát hiện ra nồi bánh chưng ngon nhất VN được chụm bằng củi chẻ từ
kèo/cột/rui/mè… của hội trường Ba Đình.
Chưa
biết đúng sai. Chỉ có thể nói leo: Và trong lúc trông bánh, những câu chuyện
rôm rả nhất, hẳn phải là chuyện “người ta”?
Hãy
bắt đầu bằng hai câu danh ngôn của cố chủ tịch và đương kim phó chủ tịch nước,
nói về “người ta”:
·
“Muốn
hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực
thước cho người ta bắt chước” – Hồ Chí Minh (Di
chúc, tháng 5, 1965).
·
“Người
ta ăn của dân không từ một cái gì” – Nguyễn Thị Doan (Giám
sát thực hiện chính sách, 11/9/2013).
*
Khoan
bàn về chuyện “mục thước” là “ăn của dân không từ một cái gì”, trong suốt nửa
thế kỷ 1965-2015.
Hãy
coi thử khúc giữa của nó còn những thứ “người ta” nào khác?
·
“Nhiều
lần tôi nói rồi, người
ta nghĩ thế này nhưng người ta nói thế khác…” – Nguyễn Phú Trọng (Mỗi
người một hướng, làm sao con đò sang sông, 10/01/2013)
·
“Minh
bạch, rõ ràng, muốn thế phải bằng quy chế, luật pháp, quy định, trước
hết là con người ta trong sáng, công tâm. Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự
thật, nói thật” –Nguyễn Phú Trọng (Cần làm rõ có hay không
việc chạy chức, chạy quyền, 29/01/2015)
·
“Chúng
ta không ngăn và cũng không cấm được đâu các đồng chí, quan trọng nhất là đưa
thông tin đúng, chính xác kịp thời để
người ta có lòng tin đúng, ai nói thì nói trên mạng nhưng đây là thông tin
chính thống của Chính phủ” – Nguyễn Tấn Dũng (Không thể
ngăn cấm thông tin trên mạng, 15/01/2015).
·
“Trước
đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu
hổ, không lẽ cứ để hoài như vậy. Mai
kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được”
– Trương Tấn Sang (Tiếp xúc cử tri Sài Gòn, tháng
5-2011).
·
“Bởi
vì trong thực tế có những vụ việc người ta ‘chạy’ dữ lắm,
người ta ỷ thế, ỷ quyền, ỷ tiền, ỷ bạc mà ‘chạy’ để thoát tội và gây
ra tội lỗi mới” – Trương Tấn Sang (Trả lời phỏng vấn của
TTXVN về nạn tham nhũng, 03/02/2015).
·
“Người
ta có thể trù úm một người, một nhóm ngườinhưng không thể trù úm cả dân tộc
này” – Trương Tấn Sang (Sợ trù úm khi tố cáo tham nhũng
thì đất nước này ra sao? 17/10/2012).
·
“Xin
nói thật là làm thủ trưởng thì nó khác, cho ai nói thì nói, không cho nói thì
thôi, người
ta nói mình nghe thì nghe mà không nghe thì quên” – Nguyễn
Sinh Hùng (Tôi không ngồi nhầm vai – 07/8/2011).
·
“Người
ta có thẻ nhà báo rồi tại sao lại cần phải giấy giới thiệu?” – Nguyễn
Sinh Hùng (Lề luật vào dự các phiên toà, 22/12/2014).
·
“Nếu
người ta căn cứ 312 văn bản này để mà tổ chức thực hiện thì gay go rồi.
Mà nếu không tổ chức thi hành thì lại là vi phạm pháp luật” – Nguyễn
Sinh Hùng (Hậu quả 312 văn bản sai luật, 11/6/2014).
·
“Nhiều
khi đang biểu quyết cùng một dự án luật, nhưng số lượng đại biểu tham gia biểu
quyết thay đổi liên tục: lúc thì 480, lúc bốn trăm bảy mấy, lúc cao hơn năm người,
lúc tụt xuống ba người… Có nghĩa là người
ta biểu quyết hộ người khác nên lúc bấm nút, lúc thì quên” – Nguyễn
Thị Kim Ngân (Nhiều đại biểu vào QH để hỏi mồi và vỗ tay,
25/7/2015)
·
“Trong
hoàn cảnh hiện nay, muốn đồng thuận, nhất trí,không
phải ‘ép người ta mà được’, không phải chúng ta cứ ‘khư khư áp đặt’mà được”
– Đinh Thế Huynh (Hội Nghị báo cáo viên miền Bắc, các
cơ quan đảng uỷ trực thuộc TW, 16/8/2012).
·
“Việc
luân chuyển theo yêu cầu của hội nghị TƯ 4 đã được làm bài bản, không phải theo
cách cũ làm ào ạt khiến
người ta nghĩ là chạy được” – Tô Huy Rứa (Tôi cũng
trăn trở, 29/01/2015).
·
“Còn
nếu không chuẩn bị, cứ để anh trẻ này làm phó phòng, ra bỏ phiếu chung với ông
giám đốc thì ai
người ta bỏ phiếu cho anh phó phòng” – Tô Huy Rứa (Bố
trí các chức danh lãnh đạo, 21/8/2014).
·
“Nhà
người ta trị giá 10 tỉ mà ông nhân viên tín dụng định giá lên đến
50-70 tỉ, rồi lãnh đạo ngồi ở nhà không nắm được giá trị thật cứ gật gù ký…”
– Nguyễn Bá Thanh (Báo cáo láo quen rồi, 20/3/2013).
·
“Muốn
phát triển mạnh để đuổi
kịp và vượt người ta thì chủ tịch xã phải có tầm chủ tịch huyện, chủ tịch
huyện phải có tầm chủ tịch tỉnh” – Vũ Đức Đam (Chuyện
chưa biết về PTT trẻ nhất, 13/11/2013).
·
“Mỗi
khi có tệ nạn mới phát sinh, người
ta lại đổ tội cho giáo dục” – Phạm Vũ Luận (Làm
bộ trưởng giáo dục khó hay dễ, 01/12/2014).
·
“Chúng
ta không thể vì một hiện tượng cá lẻ mà suy rộng ra một nền khoa học vô dụng…Công
bằng mà nói chúng ta cũng đã có rất nhiều sáng tạo, nghiên cứu khoa học được ứng
dụng thành công. Đơn cử như Việt Nam là 1 trong 4 nước trên thế giới làm được vắc-xin
Rota. Điều này không phải nước nào cũng làm được. Đây là những nghiên cứu
khoa học được đánh giá cao nhưng lại không được nhắc tới nhiều bởi lẽ người
ta cho rằng đó thuộc trách nhiệm của nhà khoa học. Trong khi đó những sáng
chế của người dân bình thường lại được được nhiều người đánh giá cao cũng là
chuyện dễ hiểu” – Nguyễn Quân (Bộ trưởng KH-CN nói về
Hai Lúa chế tạo xe bọc thép, 10/12/2014).
·
“Cách
đặt câu hỏi, nội dung thăm dò chung quá, đại khái quá, chỉ
cho người ta hài lòng, không hài lòng hoặc rất hài lòng” – Vũ
Mão (Vì sao người dân chưa hài lòng, 24/8/2014)
·
“Người
ta đang ốm đau không nên nói nọ nói kia” – Phạm Thế Duyệt (Người
ta đang ốm, 09/01/2015).
·
“Đó
là chuyện của người ta. Không có chuyện giải trình gì cả. Mình là dân biểu,
họ cứ nhầm lẫn…” – Đỗ Văn Đương(trả lời phỏng vấn của TNO về
việc Liên đoàn Luật sư phản đối nhận định của đương sự là luật sư chỉ bào chữa
cho người có tiền, 01/11/2014).
·
“Tôi
cho rằng người
ta vẫn cứ im lặng để người ta hiểu như rằng đây cũng coi nó như một bức
thư nặc danh vậy” – Phạm Quý Thọ (Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Trả lời phỏng vấn của BBC Việt ngữ về trang CDQL)
*
Với
ngần ấy những danh ngôn nội bộ vừa tạm liệt kê, người nghe sẽ tức khắc nhận ra
ngay cái thứ “người ta” đó là ai.
Không
chỉ trong đảng, mà cả người ngoài đảng; không chỉ người trong nước mà cả người
ngoài nước; không chỉ người VN, mà cả người nước ngoài (như Carl Thayer)… cũng
đều thấy cái thứ “người ta” đó là ai:
·
“Với
tiêu chí hạn chế tuổi lãnh đạo ở ngưỡng 65 tuổi, thìngười
ta luôn mở ra đặc lệ với ghế Tổng Bí thư Đảng. Có nguồn nói thậm
chí người ta sẽ mở ngoại lệ ra cho hai cá nhân đợt này” – Carl
Thayer (Trả lời phỏng vấn của BBC về Hội Nghị TW 10, 05/01/2015).
Không
phải đảng viên CSVN, không phải đảng viên cao cấp của CSVN, thì cách nào mà
“người ta” có thể mở ra đặc lệ hay ngoại lệ cho dăm ba chóp bu giữ ghế?
Thế,
vì sao đảng viên nói về đảng viên mà phải xa gần bóng gió?
Có
phải vì tất cả đều cần tránh va chạm thẳng mặt, giữa cá nhân với cá nhân; giữa
cá nhân với nhóm lợi ích; hay giữa nhóm lợi ích với nhóm lợi ích?
Hoặc
giả, đơn giản chỉ vì nỗi ám ảnh rằng tai hoạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, có
khi không chỉ 1 lần/1 người, như kinh nghiệm năm con ngựa này có 2 đám ma to
đùng làm gương rèn cán: Phạm Quý Ngọ (18/02/2014) & Nguyễn Bá Thanh
(13/2/2015)?
Không
xa gần bóng gió để mà được thử các loại độc dược tân kỳ à?
*
Mà
không chỉ một dạng “người ta” hiền lành nhưng dễ chết đó. Phiên bản của những
xa xôi bóng gió ấy còn là những “họ”, những “một số người”, những “một số hiện
tượng”, những “bộ phận không nhỏ”…
·
“Tôi
nghĩ rằng đa số anh em là như vậy nhưng có một
bộ phận mà đảng nói là không nhỏ…, bây giờ không biết nằm ở đâu. Dân hỏi
mãi, đảng hỏi mãi nhưng không trả lời được. Từ Trung ương đến cơ sở đều lúng
túng chỗ này” –Trương Tấn Sang (Một bộ phận không nhỏ không
biết nằm đâu, 15/10/2014).
Thế,
cái tập thể có nhiều bộ phận không nhỏ mà không ưa nhau đó làm gì?
Cái
gì? Làm giàu à? Thiệt sao? Cách nào?
·
“Chúng
tôi theo dõi mới biết là tham nhũng ngày càng tinh vi. Tham nhũng không phải đứng
một người riêng lẻ mà nó dây mơ rễ má, hình thành những nhóm nữa, xâu
chuỗi bao che, bảo vệ nhau” – Trương Tấn Sang (Đề
phòng người chống tham nhũng bị tấn công ngược, 03/12/2014).
Có
trễ quá không, cái chuyện đề phòng người tố tham nhũng (hay tiến hành điều tra
chống tham nhũng) bị tấn công ngược, bằng cả chất độc phóng xạ ARS?
Mục
tiêu là những đồng chí vô hình (hoặc không cần mô tả), và vô danh (không cần
nêu tên, hoặc chỉ cần một ẩn số X thay cho cái ẩn danh mà ai cũng hiểu). Động
cơ là chiếc ghế. Phương thức là trồi đạp chiếm chỗ. Phương tiện xưa là tuyên
giáo, nay là FB.
Công
việc chính thức và công khai là lên án mông lung, kiểu ném đá qua tường, trúng
ai nấy chịu (bởi, đứa nào tay chẳng nhúng chàm), mà không cần hay chẳng dám gom
trách nhiệm làm rõ từng vụ việc.
Khi
ném ra cái từ “người ta”, là tác giả đã ném cả cái trách nhiệm bôi nhọ/ngáng
chân/giật chỏ kia lên bàn kẻ khác, tất yếu không phải là “ta” hay “chúng ta”.
Cái
từ “người ta” màu nhiệm này còn có thêm một đặc tính quý phái khác là can đảm/dũng
cảm/không né tránh/dám nhìn thẳng nói thật …tới một sự cố nào đó, được lên báo,
mà lại đủ “khôn ngoan” để có chỗ đứng bên này lằn mức an toàn, là không một ai
cần làm gì cả.
Như
vậy, có cần lắm không cái chuyện đề phòng bị tấn công ngược vừa nói đó, một khi
đảng viên xách mé những đồng chí đối thủ bằng cái từ “người ta” vô hình/vô
danh/vô can/vô trách nhiệm và vô hình chung trở thành vô dụng kia?
Khó
quá. Làm sao Phạm Quý Ngọ và Nguyễn Bá Thanh có thể trả lời hay giải thích thêm
cái từ “người ta” hiền lành mà đầy hiểm nghèo/trắc trở… này cho rốt ráo?
*
Ở
tầm quốc gia, cái từ “người ta” trớ trêu/trí trá ấy còn là cái hiểm hoạ gây tác
hại kinh hoàng hơn nữa…
Sau
hơn nửa thế kỷ người dân bị tước đoạt mọi thứ quyền làm người, quyền công dân,
quyền có quan điểm cá nhân… để rộng chỗ cho cái tâm lý vô can và vô dụng “người
ta” đó ăn sâu vào đầu óc mọi người.
Như
thể không có lũ “người ta” ấy là không thể có đất nước này.
Từ
ấy, đất nước đã trở thành đất nước của bọn “người ta” kể trên.
Từ
ấy, chuyện đất nước là chuyện của “người ta” tuỳ nghi định đoạt.
Từ
ấy, đất nước được rao bán/đổi chác tuỳ ý “người ta” định giá.
Từ
ấy, bất kỳ ai có nhã ý góp sức giải quyết vấn nạn của đất nước thì lập tức sẽ bị
bè lũ “người ta” trả thù đến nơi đến chốn, kể cả tra tấn đến chết, bỏ tù rục
xương, gia đình bị cô lập kinh tế lẫn giao tiếp xã hội…
Từ
ấy, với quyền trả thù và phương tiện trả thù trong tay, dần dà cái đất nước của
lũ “người ta” kia thu gọn vào bộ phận lãnh đạo, cả bên hành chính lẫn bên đảng
đều gọi là trung ương.
Rồi
đất nước của cái lãnh đạo trung ương “người ta” kia thu hẹp thêm một cấp nữa,
vào tay bộ chính trị.
Ở
giữa cái lõi bộ chính trị “người ta” đó, đất nước bị treo căng xác giữa bốn cái
cọc đầu têu có tên là tứ trụ.
Bấy
giờ, ở đỉnh điểm tối cao đó, chuyện giải quyết vấn nạn của đất nước là hoàn
toàn thuộc về …thế hệ kế tiếp.
·
“Mai
sau thế hệ con cháu tài giỏi hơn chúng ta sẽ làm thay” – Trần Đình Long
(Phó chủ nhiệm UBLP/QH, Bấm nút thông qua, 21/05/2010).
·
“Tần
Thủy Hoàng xưa nếu không quyết liệt thì làm sao để lại Vạn lý Trường Thành?”
– Trần Bá Thiều (GĐ CA Hải Phòng, Bấm nút thông qua, 21/05/2010).
Kể
cả chuyện Hoàng Sa-Trường Sa, mỏ khoáng và ngư trường của ta trên Biển Đông. Kể
cả chuyện biên giới, thác Bản Giốc, rừng đầu nguồn, Bôxít Tây Nguyên, resort
trên đỉnh đèo Hải Vân… Kể cả chuyện nợ công gần ngang bằng tổng sản lượng quốc
gia. Kể cả chuyện các sư đoàn công nhân TQ trên đất Việt. Kể cả chuyện dự phóng
về một VN phủ tràn phóng xạ hạch nhân…
Mà
không, bấy giờ nào còn đất Việt, nào còn VN!
Hoá
ra, cái “mực thước cho người ta bắt chước” trong tờ di chúc nguệch
ngoạc chết tiệt kia đã đưa cả dân tộc đến bờ diệt vong.
Bởi,
ngay cả cái “người ta” nọ cũng đã mang một nghĩa bành trướng thành “NGƯỜI TA”
khác.
·
“Cội
nguồn ở đâu, khi
thế giới này không còn VN?” – Việt Khang (Anh là ai?)
Hoạ
chăng, bấy giờ, cái còn lại chỉ là một Khu vực Hành chính An Nam của “NGƯỜI TA”
?
16/02/2015 – Kỷ niệm 226
năm vua Quang Trung cùng quân sĩ ăn Tết Kỷ Dậu trước khi tiến quân vào Thăng
Long.
Blogger
Đinh Tấn Lực
No comments:
Post a Comment