Nguồn: Ben Bland, Financial Times
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Thu, 12/09/2010 - 03:33
Các nhà xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã kịch liệt phản đối Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) sau khi tổ chức bảo vệ môi trường này khuyến cáo người tiêu dùng châu Âu không nên mua cá da trơn Việt Nam vì những quan tâm về vấn đề môi trường suy giảm và an toàn thực phẩm.
Hôm thứ Ba, ông Nguyễn Hữu Dũng, phó chủ tịch hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nói rằng nhận định của WWF đã được tiến hành "không đúng qui trình" và "thiếu cơ sở khoa học". Nhận định của ông đã được hưởng ứng bởi các quan chức Việt Nam khác trong các tường thuật của báo chí nhà nước.
Cá basa da trơn là một trong những câu chuyện thành công lớn về nghành xuất khẩu Việt Nam . Trong 10 tháng đầu năm nay đã có hơn nửa triệu tấn cá loại này được bán tra trên thế giới, trị giá 1,15 tỉ đô-la.
Ngành kỹ nghệ nuôi cá da trơn của Việt Nam đã tăng trưởng ở tốc độ chóng mặt trong vài năm qua khi giới tiêu dùng ở châu Âu và Mỹ chuyển sang loại cá này, vốn có mùi vị và sớ thịt không khác cá tuyết nhưng giá lại rẻ hơn nhiều.
Liên hiệp châu Âu là thị trường cá basa lớn nhất của Việt Nam . Ông Dũng e rằng việc kêu gọi không mua loại cá này - được đưa ra trong cẩm nang tiêu dùng được xuất bản tại châu Âu vào tháng Mười - sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của hàng nghìn người nuôi cá lẫn công nhân chế biến.
Trong khi giúp tăng cường ngân sách nhà nước và tạo công ăn việc làm cho người dân tại các khu vực thôn quê nghèo khó, sự thành công của ngành nuôi cá da trơn Việt Nam đã cũng đã tạo ra một phản ứng ngày càng tăng từ giới nuôi trồng, các chính trị gia và các nhà bảo vệ môi trường ở phương Tây.
Các nhà chỉ trích cho rằng sản lượng cá da trơn của Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng là nhờ vào sự hỗ trợ của chính quyền, làm thiệt hại môi trường và đe doạ đời sống của ngư dân phương Tây.
"Một trong những thử thách lớn là ngành kỹ nghệ này đã bùng nổ mà không có sự quản lý đúng mức về vị trí xây dựng các cơ sở nuôi trồng, về việc chúng hoạt động ra sao và liệu chúng có gây ô nhiễm đến nguồn nước chảy ra các sông ngòi thiên nhiên hay không," Mark Powel, điều phối viên về thuỷ sản toàn cầu của WWF. "Chúng tôi cũng nhận thấy việc này có nguy cơ xảy ra bệnh tật."
Ông Powell nói rằng những kết luận của WWF là "hoàn toàn có khoa học và dựa nhiều vào thực tế". Ông nhấn mạnh rằng tổ chức của ông không hề muốn làm tổn hại đến ngành thuỷ sản của Việt Nam mà chỉ muốn khuyến khích nó phát triển theo chiều hướng lâu bền hơn.
Tuy nhiên theo Flavio Corsin, người chuyên trách về tính khả trì tại Hiệp hội Nghề cá Việt Nam và đã giúp WWF thiết kế tiêu chuẩn trách nhiệm của sản phẩm cá tra Việt Nam đã cảnh báo rằng hành động gần đây của WWF là không có hiệu quả.
Ông nói rằng việc này sẽ làm tổn hại đến nghành công nghiệp vốn đã có mức lợi nhuận rất thấp và đang rất cố gắng để nâng cao tiêu chuẩn từ một nền tảng thấp.
"Nó mang ảnh hưởng tiêu cực đến ngành này, nhưng lại không giúp được môi trường lẫn các nhà nuôi cá và cũng không thật sự giúp cho giới tiêu thụ," ông Corsin nói.
-------------------
Đào Hữu Nghĩa Nhân
Dec 8, '10 12:06 AM
Nhân sự kiện cá da trơn Việt Nam, mà cụ thể đây là con cá tra, cá ba sa và cá rô phi đỏ bị tổ chức WWF đổi màu từ màu vàng, với ý nghĩa là cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng thành màu đỏ với khuyến cáo đừng nên sử dụng do những yếu tố tác động ảnh hưởng môi trường trong quá trình nuôi và chế biến con cá này đến tay người tiêu dùng. Về mặt thực tế những khuyến cáo từ màu vàng chuyển sang màu đỏ không phải là không có cái lý của nó. Rất tiếc trước đây con cá này bị WWF đặt cho màu vàng thì không thấy bất kỳ tổ chức báo chí nào lên tiếng để cảnh báo trước những bất lợi sẽ có cho tương lai của nó. Đây có thể là một thiếu sót rất đáng tiếc của những người có trách nhiệm quản lý lĩnh vực này.
Còn nhớ khi Việt
Nếu nhớ không lầm thời điểm đó báo chí cũng nhanh chóng nhảy vào cuộc đăng tải hàng loạt các bài viết chứng minh con cá Việt
Luật chơi quốc tế đâu phải cứ như mình nghĩ, con cá tra của ta đành phải thua cuộc, buộc phải từ bỏ tên tây trở về với cái tên cúng cơm cá tra, cá "vồ", cá ba sa như trước đây. Hiệp hội cá nheo Mỹ thắng kiện Việt
Thế rồi việc nuôi cá dựa vào dòng chảy của tự nhiên trở thành ác mộng với người nông dân, khi hàng loạt các bè nuôi cá chết trắng bè. Các nhà khoa học nhảy vào cuộc, nghiên cứu đủ trò thì ra nuôi cá bè trên sông không khác gì bỏ trứng vào một giỏ, xảy ra sự cố thì chả trứng nào còn. Bè thượng nguồn bị bệnh, hàng loạt bè bên dưới chết, và ngược lại. Nghề nuôi cá bè phá sản, người nuôi cá bỏ hoang phế các bè lồng trị giá bạc tỉ chuyển nghề nuôi cá lên các ao giống với các đồng nghiệp nuôi cá nheo Mỹ.
Tiếc thay vì nghèo trong đầu tư, và thiếu kinh nghiệm cho việc làm sạch môi trường khi nuôi cá ao phát sinh, đó là xử lý nước thải các ao này trong quá trình nuôi. Còn chuyện lấy nước vào ao thì người nông dân xử lý rất kỹ nào là hóa chất, vôi bột để lắng trong các ao chứa trước khi đưa nước vào các ao nuôi để phòng bệnh cho cá. Bởi vì họ thừa hiểu nguồn nước cung cấp cho ao nuôi ngoài tự nhiên có rất nhiều mầm bệnh, có thể ảnh hưởng cho cá của họ. Ngược lại nước thay từ ao ra môi trường tự nhiên thì ít người nông dân để ý. Họ cứ vô tư xả nước ra môi trường tự nhiên không qua xử lý. Đây cũng là việc thấy rất rõ với các vùng nuôi tôm trước đây. Gần đây cũng có một số nơi quan tâm nhưng có đồng bộ hay không thì cũng không rõ lắm. Riêng ở khu vực tôi sống dọc theo sông Tiền thuộc khu vực tình Đồng Tháp thì hầu như chưa thấy gì là rõ nét. Nói chung nguồn nước khu vực xung quanh đó quả là đáng sợ. Ngày nay nông dân ĐBSCL gần như không còn thói quen sử dụng nước sông cho sinh hoạt ăn uống, thậm chí cả tắm giặt, do nguồn nước hiện nay cực kỳ ô nhiễm. Dĩ nhiên việc ô nhiễm này không phải hoàn toàn do việc nuôi cá. mà còn do các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp, sinh hoạt đô thị khác nữa gây nên.
Một điều cũng đáng suy nghĩ là hiện nay việc nuôi cá, người nông dân không còn lợi nhuận hấp dẫn nữa mà lợi ích thực sự là từ các nhà chế biến thức ăn gia súc là chính, Các nhà sản xuất và cung cấp thuốc phòng trị bệnh cho cá, kế đó là các công ty chế biến cá xuất khẩu!..Hiện nay việc các nguyên liệu này tăng giá vô tội vạ cũng là điều đáng suy nghĩ cho nền sản xuất nông nghiệp nước nhà. Nó không chỉ ở lĩnh vục nuôi trồng thủy sản mà còn bao gồm cả trong việc trồng lúa và các sản phẩm nông nghiệp khác. Biều bất cập này khiến người nông dân càng bám ruộng vườn, ao chuồng càng nghèo khó hơn. Càng khiến chênh lệch giàu nghèo dãn rộng hơn. Nuôi cá thì chi phí quá cao, nhưng khi làm ra sản phẫm thì thằng khác định giá, mà cụ thể đây là các nhà xuất khẩu!? Điều này đã dẫn đến việc người nuôi bỏ ao hiện nay rất cao, dẫn đến thiếu nguyên liệu cho nhà máy chế biến xuất khẩu.
Một vấn đề không thể không đặt ra là các nhà máy chế biến cá xuất khẩu đã có những bước cải thiện môi trường đáng kể nào trong hoạt động sản xuất và chế biến của họ đối với môi trường nước và không khí xung quanh nhà máy? Hiện tượng ô nhiễm môi trường nước trong hoạt động sản xuất của nhà máy này là vấn đề lớn hiện nay. Đa phần là xã thẳng nước thải ra môi trường. Nếu có xử lý nước thải thì chủ yếu đối phó là chính. Họ thường vì lợi nhuận, chấp nhận đút lót cho các quan chức có trách nhiệm để giảm chi phí. Chỉ có một số ít ỏi nào đó là có trách nhiệm thật sự. Những cảnh báo của WWF không phải là không có lý. Đó là còn chưa nói công nhân làm việc trong các nhà máy chế biến hiện nay chủ yếu là công nhân thời vụ, nếu có hợp đồng thì cũng là đồng lương chết đói. Nói thẳng ra là họ không thể sống bằng và đầy đủ với công việc của họ. Đời sống thì bấp bênh, ở trọ trong những khu ổ chuột lụp xụp, tạm bợ, bệnh nghề nghiệp do làm trong môi trường lạnh, bảo hiểm y tế thì không thể chi trả đầy đủ cho họ điều trị,..
Việc người ta đổi màu con cá da trơn Việt
Xét cho cùng để có một sản phẩm cá tra nỗi tiếng như hiện nay liệu nó có sạch đúng nghĩa như ta rêu rao và quảng cáo hay không cũng cần nhìn lại mình. Có cái gì cứ phát triển mãi trên đỉnh mà không phải có lúc suy thoái? Không phải cứ có sản phẩm sạch đạt các tiêu chuẩn quốc tế này nọ là ta nghĩ mình cứ yên tâm sản xuất, cứ yên tâm phát triển. Một xã hội ngày càng nhân bản và thịnh vương hơn cho mọi người là đòi hỏi chính đáng cho tất cả. Họ cảnh báo người dân các nước châu Âu đừng mua sản phẩm cá Việt Nam là vì họ muốn chúng ta phải soát xét lại xem xem vì sao mà các đại gia cá mập sản xuất thức ăn chăn nuôi cho thủy sản giàu có là thế, mà hầu như không phải chịu trách nhiệm gì về việc phí tổn môi trường do thức ăn của anh gây ra. Họ muốn chúng ta cũng phải tự hỏi các đại gia sản xuất thuốc thú y, thuốc thủy sản có trách nhiệm gì không khi việc nuôi cá phải sử dụng một lượng thuốc khổng lồ trong phòng và điều trị cho cá? Và dĩ nhiên lượng thuốc ô nhiễm này chắc không phải là không có trách nhiệm đồng chi trả cho cải tạo môi trường chứ? Họ cũng muốn chúng ta, các nhà sản xuất chế biến cá xuất khẩu có thật lòng làm hết mọi cách để bảo vệ môi trường chưa? Hay chỉ đối phó, hoặc làm một cách tạm bợ. Các đại gia này có chú ý chia lợi nhuận của họ cho các công nhân nghèo khổ vì lợi ích của các ông chủ không? Họ cũng mong muốn người nông dân phải biết thật sự đầu tư công nghệ xử lý nước thải từ ao nuôi, sao cho không ô nhiễm môi trường, không làm suy thoái nguồn cá tự nhiên,...
Âu đây cũng là điều mà tất cả chúng ta cần làm trong thời điểm hiện nay. Người nuôi cá, nhà sản xuất cá giống, nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi, các công ty sản xuất thuốc phòng trị bệnh cho cá, Các công ty phân bón, các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản, các nhà quản lý,...nên ngồi lại bàn bạc và thảo luận trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ đời sống người công nhân,... Rằng tất cả đều có liên quan trong việc đổi màu con cá Việt
.
.
.
No comments:
Post a Comment