Sunday, December 26, 2010

VÌ SAO VIỆT NAM CHƯA TRẢ NỔI MÓN NỢ 60 TRIỆU ĐÔ LA ? (Châu Xuân Nguyễn)

Châu Xuân Nguyễn
26/12/2010

(CXN_1076_122510) – Vietnam bây giờ ngang bằng với Mông Cổ và Bangladesh về uy tín tài chánh quốc tế, tiền bảo hiểm nợ tài chánh sẽ tăng thêm 3.05% mỗi năm vì bảo hiểm nợ (eg. Phố Wall cho mượn 8%/năm) và nếu họ liều cho Việt nam mượn thay vì cho mượn 186 quốc gia khác cũng hết sức muốn vay vốn  thì tất cả Công ty Việt nam sẽ  phải trả lãi vay ít nhất 11.05%/năm. Với số nợ 600 triệu usd của Vinashin vay này,Credit Suises phải trả thêm 18 triệu 300 ngàn usd bảo hiểm nợ và họ sẽ đòi VN lại, rất có khả năng họ đòi hết 600 triệu 1 lần luôn nếu như phía Việt nam không giải trình các biện pháp thanh toán nợ một cách có khả thi.

Cả thị trường tài chánh thế giới shock mạnh khi biết VN quỵt số tiền 60 triệu usd của Vinashin vay. Thông tin lan truyền trên thế giới bởi các tổ chức đánh giá tín dụng quốc tế như Bloomberg, Moody, Standard and Poor’s. Tất cả các công ty tài chánh trên thế giới đều biết rõ và theo dõi tin trên một cách sát sao xem phản ứng của phía Việt nam sẽ ra sao, ngay cả GS Carl Thayer một chuyên gia nổi tiếng về Việt nam còn ngạc nhiên, ông Carl Thayre nói rằng đây là một cú đòn mạnh làm thiệt hại đến uy tín và danh dự của Thủ tướng  Dũng rất sâu sắc.

Trước khi đi sâu vào vấn đề, tôi xin nói rỏ Bangladesh và Mông Cổ là các quốc gia nào để so sánh với Việt nam chúng ta với GDP 92 tỉ usd và 86 triệu người, bình quân GDP/mỗi đầu người là usd 1,060. Theo Wikipedia cho biết Mông Cổ GDP 4 tỉ 2 usd (4.6% của VN), dân số 2.7 triệu, bình quân GDP/đầu người là usd 1,560 và Bangladesh với GDP 105 tỉ, dân số 160 triệu, GDP/đầu người là usd 641.
Vậy thử hỏi sau 80 năm cộng sản cai trị, dân VN ta bây giờ ngang hàng với các nước này rồi, vinh dự chưa ????

Sự “chia xẻ” của một CDS (bảo hiểm nợ tài chánh) là số tiền hàng năm người mua bảo hiểm phải trả cho người bán bảo hiểm trong thời gian mượn nợ của hợp đồng, đây là khoản phí bắt buộc phải có để khi bị quỵt nợ thì bên bán bảo hiểm phải bồi thường 100% số nợ bị mất cho bên cho vay, phần tỷ lệ % này thể hiện như là một tỷ lệ phần trăm của số tiền nợ. Ví dụ, nếu CDS của Việt nam Corp là 50 điểm cơ bản, hoặc 0,5% (1 điểm cơ bản = 0,01%), sau đó một nhà đầu tư tài chánh (như Credit Suisse) mua $ 10 triệu giá trị của bảo hiểm từ Ngân hàng AAA phải trả ngân hàng này $ 50,000 $ / năm. Những khoản thanh toán tiếp tục cho đến khi nào hết hạn hợp đồng nợ hay khi Việt nam Corp quỵt nợ như ngày 23.12.2010. Thanh toán bảo hiểm thường được thực hiện theo quý, trong thời gian nợ.

Điều này có nghĩa là nếu CDS của VN là 50 điểm, thì khi mượn nợ, tiền lãi suất VN phải trả thêm là 0.5%. Theo báo cáo mới nhất của ngày hôm nay, CDS của VN đã tăng lên là 305 điểm thì VN phải trả thêm cho Credit Suisse là 3.05% nữa. Nếu nợ là 8%/năm thì Vinashin phải trả tổng số với tỷ lệ 11.05% (khoản này công ty Tài Chánh trả nhưng sẽ đòi lại (re-imburse) VN).

Nếu để ý phản ứng của các bên trong những ngày này thì các bạn sẽ thấy 2 bên mượn nợ và quỵt nợ đều không nói gì nhiều, nhưng bên đòi nợ đã cố tình rò rĩ cho cả thế giới biết về việc Việt nam quỵt nợ, vì chỉ cần Bloomberg, Moody và Standard and Poor’s biết là cả thế giới đều biết.

Đièu này sẽ ảnh hưởng tới những món nợ VN sẽ vay để làm đường vành đai, nhất là phát triển mạng lưới điện để tránh cúp điện như năm 2010 rồi đổ thừa hạn hán trong tương lai sẽ có nguy cơ không mượn được nữa. Điều này sẽ càng chắc chắn hơn là khi Thượng viện Hoa kỳ thông qua nghị quyết đưa Việt nam vào danh sách CPC thì không một khoản viện trợ hay mượn tiền (development loans) nào được cho vay trừ khi có sự thông qua của lưỡng viện quốc hội của các nước Tây Phương. Tất cả viện trợ chỉ thuần túy nhân đạo mà thôi.

Còn nhớ  khoảng tháng 9 năm 1974, cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lên TV gào thét Mỹ viện trợ khẩn cấp 300 triệu usd (vid so với lúc quân viện cao nhất là năm 1968, 29 tỉ usd, 300 triệu usd là 1/100 của số 29 tỉ usd này) và câu trả lời của Tổng thông Hoa kỳ G.Ford lúc đó là họ sẽ cố gắng nhanh nhất nhưng nhanh nhất là 6 tháng vì lưỡng viện quốc hội phải họp và biểu quyết đa số thuận. Đó là đồn Tống Lê Chân bị vây kịch liệt, giờ lại không ngờ 36 năm sau, Chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng cũng phải chờ lưỡng viện quốc hội của Tây phương biểu quyết cho các khoản vay. Đặc biệt các khoản cho vay khẩn cấp này sẽ có ảnh hưởng quan trọng, khi chúng ta đã  và đang lún sâu vào khủng hoảng.

Hiện tại có 6 tháng nhập khẩu xăng bị cắt,  60 triệu trả nợ cho Vinashin cũng không có khả năng chi trả, mà nhà nước vẫn cứ ra rả nói là còn đủ ngoại tệ cho 2 tháng nhập khẩu tương đương với 12 tỷ USD. Nếu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có 12 tỉ usd trong tay, tức là 12 ngàn triệu thì tôi sẽ buộc phải trả 60 triệu thay cho Vinashin để đảm bảo uy tín và credit của Việt nam. Vì dĩ nhiên đã vay là phải trả, việc trả đúng hạn các khoản nợ là hết sức quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng uy tín mượn tiền, các công ty tài chính ở phố Wall đã ước tính trong vòng 10 năm nữa VN sẽ phải mượn 150 tỉ usd.

Không có ai, không có quốc gia nào ngu ngốc đến độ có 12 ngàn triệu dự trữ trong tay mà đi quỵt nợ 60 triệu của các tổ chức tài chánh quốc tế, vì mức độ tin cậy của mỗi quốc gia có tầm hết sức quan trọng trong việc vay các khoản tiền từ họ trong tương lai. Nhưng nguyên nhân chính có thể lý giải là vì trong két sắt bây giờ chỉ còn vẻn vẹn khoảng 1 tỉ usd hay ít hơn thế. Đó là lý do duy nhất đúng mà Việt nam đã và đang không trả nổi 60 triệu khoản vay đợt đầu của Vinashin.

Với tình hình nguy hiểm như vậy, có lẽ bà con bắt đầu mua xe đạp đi là vừa và chuẩn bị chứng kiến bão giá sẽ hoành hành khủng khiếp gấp nhiều lần bây giờ.

26/12/2010
.
.
.

No comments: