Friday, December 17, 2010

VÌ SAO TRUNG QUỐC KHÔNG MUỐN QUỐC TẾ HÓA BIỂN ĐÔNG (Chien-peng Chung)

Tác giả: Chien-peng Chung
Bài đã được xuất bản.: 17/12/2010 04:00 GMT+7

Trung Quốc không muốn quốc tế hóa vấn đề Trường Sa vì e ngại làm loãng ảnh hưởng khu vực của họ và thêm phức tạp các bước tiến giải quyết vấn đề tận gốc.


Cấp độ 2:
Cùng lúc đó các nỗ lực xây dựng lòng tin và hợp tác an ninh cũng đã được tiến hành thông qua các tổ chức phi chính phủ nhờ các kênh "cấp độ 2" trong khu vực Đông Nam Á. Song song với các đối thoại về an ninh mà các bộ trưởng của các nước ASEAN đang tiến hành với giới chức của các nước Châu Á- Thái Bình Dương tại các cuộc hội đàm sau bộ trưởng (PMCs), các buổi gặp gỡ tư vấn đa phương không chính thức "cấp độ 2" tập trung vào các vấn đề an ninh và chính trị vốn được xem như quá nhạy cảm và các tranh cãi không thể đưa ra tại các bàn họp cấp độ 1.

Hai trong số các dàn xếp cấp 2 quan trọng và cũng đã củng cố lâu đời ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương là hội đồng hợp tác an ninh Châu Á- Thái Bình Duơng ( CSCAP) và bàn tròn Châu Á- Thái Bình Dương tổ chức thường niên do viện nghiên cứu Quốc tế và chiến lược ASEAN (ASEAN ISIS) tổ chức. Các quy trình cấp 2 này đựơc đồng tài trợ bởi cả nhà nước và các viện hàn lâm tư nhân, các quỹ, các nhóm tư vấn và thường là liên quan đến các trao đổi giữa các viện sĩ, nhà báo, doanh nhân, quan chức từ các Bộ Quốc Phòng và Ngọai Giao đến tham dự với tư cách cá nhân.

Liên quan đến tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc đã bày tỏ ý muốn thương thuyết song phương, vì tại bàn đàm phán tay đôi họ sẽ thấy mình có thế mạnh hơn các đối phương. Một nhiệm vụ quan trọng của các cuộc đàm luận phi chính thức này là thuyết phục Trung Quốc chấp nhận các cuộc dàn xếp đa phương.
Những dàn xếp cấp 2 can hệ nhất đối với chúng ta là các hoạt hội thảo thường niên về "Xử lý các xung đột tiềm tàng tại Biển Đông" do Vụ Nghiên cứu Phát triển Bộ Ngoại Giao Indonesia khởi xướng và do cơ quan phát triển quốc tế Canada tài trợ. Indonesia đã đảm bảo năng lực vai trò một nhà trung gian bởi vì họ là nước rộng và đông dân nhất ASEAN và đây là nước không dính dáng trực tiếp vào các tranh cãi lãnh thổ trên Biển Đông.

Cuộc hội thảo đầu tiên nhóm họp tại Bali vào tháng 01 năm 1990, cơ bản là một dịp để các quan chức học giả và các giới khác từ ASEAN và các cá nhân nghiên cứu của Canada gặp gỡ một cách riêng tư và trình bày các quan điểm cá nhân về xúc tiến hợp tác tại Biển Đông.[1] Khi hội thảo lần 2 nhóm họp vào tháng 07 năm 1991 người tham dự đến từ các nước bao gồm cả Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Lào bên cạnh các quốc gia ASEAN và Canada.

Do Trung Quốc là một bên tranh chấp quan trọng và Đài Loan vẫn là một thế lực quân sự tại Trường Sa, Indonesia cho rằng mời cả hai nước là phù hợp và thực tế cho hội thảo này. Trung Quốc thường kiên quyết phản đối Đài Loan tham gia trong các diễn đàn chính thức. Đó là lý do chính đáng để tiếp tục chế độ cấp 2 cho các cuộc hội thảo. Indonesia cũng muốn mời thêm các tham dự viên từ Nhật Bản. Bởi 70% lượng dầu của Nhật nhập khẩu đi qua Biển Đông và nguyên do nữa là Nhật Bản quan ngại sẽ có những cuộc tấn công nhằm vào đội thương thuyền và tàu dầu của họ nếu xung đột xảy ra.[2] Tuy nhiên Trung Quốc đã phản đối Nhật Bản tham gia với lý do là Nhật Bản không phải là một nước Đông Nam Á, và do vậy Nhật không có quyền quyết định các vấn đề về khu vực, ý kiến này của Trung Quốc đã chưa  ai phản bác được.
Trung Quốc không muốn quốc tế hóa vấn đề Trường Sa vì e ngại làm loãng ảnh hưởng khu vực của họ và thêm phức tạp các bước tiến giải quyết vấn đề tận gốc. Như tại hội thảo trước đây, vấn đề chủ quyền và xác nhận ranh giới đã lại một lần nữa được né tránh mặc dù các bên tham gia đã khẳng định sẽ tìm đến các phương pháp ôn hòa để giải quyết bất đồng và tại bản kết luận của hội thảo họ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cùng nhau khai thác tài nguyên khu vực.[3] Việc thông qua đạo luật về lãnh thổ trên Biển vào tháng 02 năm 1992 trong đó tuyên bố các đảo ở Biển Đông đều là lãnh thổ của Trung Quốc đã khiến Trung Quốc bị săm soi kỹ lưỡng từ các tham dự viên của các nước tại hội thảo năm 1992.

Hai nhóm công tác được thành lập nhằm thực thi việc đánh giá nguồn nguyên liệu và khảo sát khoa học hải dương Trường Sa tại hội thảo năm 1992, tuy nhiên chưa có một hoạt động nào tiếp theo sau khi họ báo cáo những tìm kiếm tại hội thảo năm 1993.[4] Đến hội thảo lần thứ 8 vào tháng 12 năm 1997, tất cả năm nhóm làm việc trong đó có hai nhóm đã nêu và ba nhóm về bảo vệ môi trường hải dương, an toàn hàng hải và các vấn đề pháp lý đã được thành lập.[5]

Dẫu vậy, cho đến nay, vấn đề chủ quyền vẫn chưa được đưa ra và bàn thảo nghiêm túc tại hội thảo. Bởi mục đích của các hội thảo tại Indonesia là xây dựng lòng tin và phát huy các hoạt động hợp tác giữa các nước Đông Nam Á, những nhà tổ chức đã cố hết sức cẩn trọng tránh thảo luận hay tranh cãi về chủ quyền với ý thức rằng những tranh luận đi cùng sẽ chỉ tạo ra sự kích động chứ không có những thảo luận duy lý. Cách làm này có thể là một chiến thuật khôn ngoan để giảm nhiệt tại các hội thảo, bằng không có thể gây lúng túng cho các bên, song việc né tránh vấn đề chủ quyền có nghĩa là các bên tham dự vẫn chưa thể mang các căn nguyên về xung đột tại Biển Đông ra mổ xẻ. Những tranh cãi về chủ quyền lẽ ra và nên là việc chính của các hội thảo.

Dù các chính phủ của những tham dự viên luôn tuyên bố rằng họ không buộc phải hành động theo những lời gợi ý của các hội thảo, nhưng bất kỳ các giải pháp nào do tham dự viên đề ra đều cần sự ủng hộ từ phía chính phủ của họ để có cơ biến thành hiện thực. Những cá nhân liên quan trong hội thảo thường là những nhà lãnh đạo tinh thần tiềm năng của đất nước họ với những mối quan hệ đạt được vì đang còn hay đã từng phục vụ trong guồng máy nhà nước với những mối liên hệ thân tình với các lãnh đạo nhà nước. Dẫu họ tham gia với tư cách cá nhân, tầm quan trọng của những người tham dự sẽ gia tăng sức nặng cho các báo cáo và đề xuất mà các tham dự viên sẽ đệ trình cho chính phủ của mình. Ý kiến của họ có thể sẽ có tính quyết định khi các khi các lãnh đạo chuyển ưu tiên từ mưu kế đối đầu sang mưu cầu hợp tác, dù hiện nay cả hai khuynh hướng này đều khó có khả năng hiện thực. Chí ít, các vận động cấp 2 này có thể cung cấp một diễn đàn hợp pháp và có uy tín cho phép tất cả mọi tiếng nói phi chính phủ thường yếu và chẳng mấy ai biết, được tham gia những vấn đề an ninh và đối nội đối ngoại khác.

Các hội thảo tại Indonesia đã định hình phương pháp được mệnh danh là "cách ASEAN" trong xử lí các vấn đề có thể tránh né kiểu cách chính thống- kiểu mà châu Âu và Bắc Mỹ thường làm khi chạm đến giải trừ binh bị hay tạo dựng lòng tin. Tập thể ASEAN đã phát triển một phương pháp tư vấn phi chính thức và phi cấu trúc để các lãnh đạo và giới ra quyết sách có thể trì hoãn một đề tài khó khăn hoặc lướt qua một tình thế gay cấn hơn là cố giải quyết, cùng lúc vẫn có thể hy vọng rằng các vấn đề quan trọng đó sẽ coi như không liên quan hay vô thưởng phạt, tùy cơ mà ứng biến.

Kể từ khi họ tập hợp nhau lại vào 1967 các quốc gia ASEAN đã có thể gạt ra ngoài mọi bất đồng và cùng nhau hợp tác mà không cần phải giải quyết các bất đồng ấy vì 2 lý do tương quan. Thứ nhất họ biết là những nước nhỏ, yếu, những mâu thuẩn nội tại sẽ khiến họ phơi thân làm mồi ra cho các mưu đồ kích động bất ổn tiềm tàng từ các siêu cường và các chiến hữu ý thức hệ của họ tại khu vực. Kế đó họ nhận thức được lợi ích của việc gia tăng ảnh hưởng tập thể bằng cách tạo vẻ ngoài và thậm chí tạo nội lực của một mặt trận đoàn kết để mặc cả với nhân tố bên ngoài. ASEAN thực sự đã trở thành một thể chế an ninh, kinh tế bền vững bên ngoài Châu Âu trong 30 năm qua chính xác là nhờ họ gồm những nước yếu cùng đối diện với nguy cơ chung bên ngoài. Tuy nhiên trước thềm thế kỷ 21 những gì ASEAN phải xử lí không phải là mối đe dọa từ siêu cường, từ các phong trào cộng sản địa phương có ngoại viện, hay từ Việt Nam, vốn trước đây là đối thủ chính của ASEAN khi tiếp quản Campuchia vào những năm 1980, nhưng nay đã là một thành viên của hiệp hội.
Thay vì vậy những gì mà ASEAN phải quan tâm xử lí là sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc hùng mạnh, cường quốc Biển Đông. Những cuộc hội thảo tại Indonesia đầu tiên đặt nền trên cách tiếp cận ASEAN, chủ yếu dựa vào các tiếp xúc phi chính thức tránh tranh luận, và tiến tới kết quả "tha lâu đầy tổ"[6]. Tuy vậy Trung Quốc vừa không phải là thành viên ASEAN vừa không phải là một quốc gia đối mặt với mối đe dọa bên ngoài hoặc chí ít là không lộ ra như vậy. Ngoài ra Trung Quốc còn là một cường quốc quân sự với kinh tế đang lên. Do vậy khó mà thuyết phục Trung Quốc về các mối quan tâm của ASEAN và ràng buộc họ vào các quy trình dĩ hòa vi quý và tư vấn lẫn nhau liên tục của ASEAN. Ngoài ra hợp tác an ninh đa phương chưa bao giờ là một chuẩn ngoại giao trước nay của cả Trung Quốc và ASEAN mãi đến thời gian gần đây, mà lòng tin và hợp tác giữa các nhà nước và dân tộc thì cần thời gian để xây dựng.

Các rối rắm tầng trên
Đây là một quan sát lâu dài vào lý thuyết trò chơi 2 cấp và các lý thuyết mặc cả khác, thuyết này cho rằng các lợi ích và ý muốn của giới quan chức thường thay đổi để ứng phó với các mối đe dọa hay cơ hội đến từ bên ngoài. Cuộc tranh đấu về các đảo ở Biển Đông kéo theo sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các thiết chế ngoại giao và quân sự, vốn là 2 thế lực chính yếu trên chính trường Trung Quốc, có liên quan đến việc soạn thảo luật của Trung Quốc về lãnh thổ trên biển đầu năm 1992.

Những tranh luận gay gắt được thuật đã xảy ra giữa các thành viên cao cấp của quân đội và giới ngoại giao Trung Quốc ngay khi đạo luật này được đưa ra bàn thảo tại Quốc Vụ Viện- Cơ quan Lập pháp Trung Quốc.[7] Quân đội Trung Quốc khi đó đã có hai đại diện trong Bộ Chính trị và kể từ giữa thập kỷ 1950 đã có ít nhất một thành viên của quân đội có mặt trong tiểu ban đối ngoại của Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc.[8] Tuy nhiên ý muốn của giới quân sự nhằm gia tăng hơn nữa vai trò trong guồng máy an ninh quốc gia rõ ràng không chỉ giới hạn trong tháp cao quyền lực mà thôi. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã chọn cách không nói đến các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền nhằm tránh đụng chạm về ngoại giao với các nước đang tranh chủ quyền với Trung Quốc, tuy vậy các trung tâm tham mưu lục quân, hải quân, Quân khu Quảng Châu  và tỉnh Hải Nam cho rằng cần phải duy trì nguyên tắc sao cho những tranh cãi sau này sẽ dẫn đến lợi thế cho Trung Quốc.[9]

Một học giả đã từng tuyên bố rằng hành động lập tỉnh Hải Nam là một tuyên ngôn của Bắc Kinh nhằm quyết tâm xác định chủ quyền đối với tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông vì theo như "Nghị quyết thành lập tỉnh Hải Nam" được thông qua kì họp lần thứ 7 của Quốc Vụ Viện Trung Quốc vào tháng 4 năm 1988, quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) Trung Sa(Macclesfield) và Trường Sa (Nam Sa) và khu vực xung quanh là nằm trong địa giới tỉnh Hải Nam.[10] Dù gì thì ý kiến của giới quân sự vẫn đang thịnh thời.

Những áp lực đều đặn của Trung Quốc tại Biển Đông chứng tỏ giới quân sự tương đối thành công  trong các vận động chính trị và xác định ngân sách. Sau khi trở thành lãnh đạo của Hải Lục Quân Trung Quốc (HLQTQ-PLAN) năm 1982, Đề Đốc Lưu Hoa Thanh đã trở thành một phát ngôn nhân mạnh mẽ cho việc tiến ra Trường Sa.

Ông ta đã phát biểu với báo giới rằng một trong những mục tiêu chính của HLQTQ là xác lập chủ quyền trên các vùng biển giàu tài nguyên xa xôi kia.[11] Vào năm 1994 Phó Tư lệnh Hải Quân Trung Quốc (HQTQ) Zhang XuSan đã lập luận tương tự để xin tăng thêm kinh phí quốc phòng khi tranh cãi về ngân sách tại Quốc Vụ Viện. [12] Việc họ Lưu thăng tiến cao hơn vào Thường trực Trung Ương trong kỳ họp lần thứ 14 của đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tháng 10 năm 1992 đã gia tăng hơn nữa ảnh hưởng của HQTQ trong việc tạo dựng chính sách.

Kể từ năm 1983 HLQTQ đã hộ tống các tàu khảo sát của Cục Hải Dương Quốc Gia và Viện Khoa học Trung Quốc để đo đạc thời tiết và mực nước tại các vùng xa của Trường Sa.[13] Trong những năm đầu thập kỷ 1990, nhiều bài báo của Quân Đội Trung Quốc (QĐTQ-PLA) đã sử dụng việc tranh cãi tại Trường Sa để kêu gọi nâng cấp Hải Quân nhanh chóng hơn nữa.[14] Các tác giả này luôn nhấn mạnh khoảng cách xa giữa Trung Quốc Đại lục và Trường Sa để yêu cầu mua nhiều chiến hạm hơn, chiến đấu cơ  Su-72 bay đường dài, nâng cao khả năng tiếp nhiên liệu trên không và xây dựng các căn cứ hải quân ở Biển Đông. Dĩ nhiên một kịch bản xung đột giữa hai bờ Đài Loan cũng đã hiện lên rõ ràng  thông qua các nỗ lực sở hữu Su-72 tàu khu trục lớp  Soremeny và tàu ngầm lớp Kilo từ Nga.

Tuy nhiên vai trò chính yếu của HQTQ trong việc tổ chức và thực hiện các tác vụ tại Biển Đông luôn song hành cùng các quan tâm về công tác tổ chức của HQTQ. Điều này đã khiến HQTQ trở thành một nhóm lợi ích nội bộ mạnh mẽ trong bất kỳ thương thuyết nào về chủ quyền hải đảo. Có khả năng rất cao là đã có yếu tố này cấu thành quyết định của HQTQ tại Biển Đông như tổng thống Philippines từng xác nhận khi ông tin việc đánh chiếm Đảo Vành khăn đã được tiến hành bởi các cấp thấp hơn mà không có sự đồng ý của chính quyền Trung Quốc.[15]

Còn tiếp

[1] Lee Lai To, "Defusing Rising Tension in the Spratlys: An Analysis of the Workshops on Managing Potential Conflicts in the South China Sea," American Asian Review, winter 1994, vol. XII, no. 4, 189-190.
[2] Lam Peng Er, "Japan and the Spratlys Dispute," Asian Survey, October 1996, vol.XXXVI, no. 10, 998.
[3] Lee, "Defusing Rising Tension in the Spratlys," 192.
[4] Ibid., 193.
[5] "Alatas Opens Workshop on Spratlys 3 Dec" FBIS East Asia, 4 December 1997, 4, Jakarta Media, Indonesia.
[6] Jose T. Almonte, "Ensuring Security the '
ASEAN Way
'," Survival, winter 1997/1998,81.
[7] "New Law Claims Sovereignty over the Spratly Islands," FBIS China, 27 February1992, 15, Tokyo KYODO.
[8] The CCP's Central Committee Foreign Affairs Leading Small Group is headed by the premier and functions as a key policy coordination and supervision mechanism between the Politburo Standing Committee and the Foreign Ministry establishment. See Michael D. Swaine, The Role of the Chinese Military in National Security Policymaking(Santa Monica CA: RAND, 1996), chapter 3, "Foreign Policy Subarena," 19-36.
[9] "Foreign Ministry Opposes Law," FBIS China, 27 February 1992, 15-16, Tokyo KYODO.
[10] Daojiong Zha, "Localizing the South China Sea Problem: The Case of China's Hainan," Pacific Review, 2001, vol. 14, no. 4, 580-581.
[11] John W. Garver, "China's Push Through the South China Sea: The Interaction of Bureaucratic and National Interests," China Quarterly, December 1992, no. 132, 1022.
[12] Ibid.
[13] Garver, "China's Push Through the South China Sea," 1008-1009.
[14] You Ji and You Xu, "In Search of Blue Water Power: The PLA Navy's Maritime Survey in the 1990s," Pacific Review, 1999, vol. 4, no. 2, 137-149.
[15] Frank Ching, "Manila Looks for a Slingshot," Far Eastern Economic Review, 9 May 1995, 40.
.
.
.

No comments: