(Vài suy nghĩ sau khi đọc bài viết của ông Nguyễn Hoà về nhà văn Dương Nghiễm Mậu)
14.8.2007
Bài viết “Văn học chân chính không cần sự đánh bóng” của ông Nguyễn Hoà trên báo Nhân Dân vừa góp tiếng vào những chỉ trích nặng nề gần đây nhắm vào tác phẩm của nhà văn Dương Nghiễm Mậu. Việc in lại nhà văn miền Nam Duơng Nghiễm Mậu, cứ ngỡ là chuyện rất hợp lý trong thời buổi nhà nước kêu gọi hoà hợp, hoà giải, té ra không đơn giản. Qua những phê phán sặc mùi chính trị trong vụ này, điển hình như bài viết trên đây của ông Nguyễn Hoà, nguời ta càng thấy chuyện hoà hợp, hoà giải - chỉ ngay trong văn chương thôi – hãy còn là đường vạn dặm.
Sự phủ nhận của ông Nguyễn Hoà đối với Dương Nghiễm Mậu phần lớn dựa trên luận điểm rằng tác phẩm của nhà văn này “‘nói ngược’ với các tiêu chí văn hoá-văn chương đang tồn tại với tư cách là chuẩn mực tinh thần chung của xã hội”. Các “tiêu chí văn hoá-văn chương”, khi được ông Nguyễn Hoà triển khai, thật ra chỉ là các tiêu chí chính trị. Ông viết: “không có nguyên do nào khác, chính sự chi phối của các xu hướng tư tưởng-chính trị khác nhau xuất hiện trong bối cảnh đất nước bị xâm lược đã làm nảy sinh các xu hướng tư tưởng nghệ thuật khác nhau”.
Dựa trên những chuẩn mực chính trị, ông Nguyễn Hoà khẳng định “văn học cách mạng” là “ưu việt”, xứng đáng giữ “vị trí then chốt trong tiến trình phát triển chung của văn học Việt Nam hiện đại”; muốn “góp phần” cùng “văn học cách mạng” làm nên “diện mạo của văn học Việt Nam trong thế kỷ 20”, những tác phẩm trong “vùng tạm chiếm” phải là những “tác phẩm tiến bộ”, “góp phần vạch rõ tội ác xâm lược, khẳng định lòng yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc, cỗ vũ mọi người hướng tới các giá trị nhân văn chân chính”. Theo sự phán xét của ông Nguyễn Hoà, cả văn học miền Nam trước 1975 chắc chỉ còn loe ngoe vài mống, dẫn đầu bởi nhà văn Vũ Hạnh, đủ tư cách đứng chầu rìa văn học cách mạng bên ngoài viện bảo tàng chữ nghĩa gì đó đang xây ở Hà Nội.
Trong văn chương, chuyện “nói ngược” với “chuẩn mực tinh thần chung của xã hội” -- nếu thật sự có một thứ chuẩn mực như vậy - là chuyện thường. Văn chương mà chỉ chăm chăm theo đít “chuẩn mực” thì còn gì sáng tạo. Tuy nhiên, tôi chia sẻ với ông Nguyễn Hoà điểm này: có những thứ văn chương tạo ra chỉ để “nói ngược”, trong khi hoàn toàn thiếu vắng tài năng. Nhưng ngay cả với những “tác phẩm” như vậy, tôi nghĩ chúng cũng có quyền được in ra. Sự cấm đoán thường vô tình mạ vàng lên những cái nắp keng. Nếu ông Nguyễn Hoà, với tư cách một nhà phê bình, thật sự tin rằng tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu kém giá trị văn chương, ông cũng không nên phê phán việc chúng xuất hiện. Cứ để thiên hạ đọc, cho họ quên luôn Dương Nghiễm Mậu. Điều mà tôi nghĩ người viết trung thực cần phản ứng, là chuyện các đầu nậu văn chương “thổi ống đu đủ” biến những tác phẩm tồi, thậm chí nhếch nhác, thành những giá trị thời thượng. Người ta nên chống lại trò này. Nhưng chỉ có thể chống lại bằng phê bình tác phẩm, không phải bằng quyền lực chính trị.
Tôi sẽ rất thích thú nghe ông Nguyễn Hoà phân tích sự “không có gì đặc sắc” trong tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu. Nhưng ông đã không làm vậy. Ông chỉ nói khơi khơi: “trong 44 truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu, những mảnh đời, những kiếp sống nhọc nhằn… được lý giải theo lối ‘mô phỏng triết lý hiện sinh’ một cách khá lộ liễu, nên không có gì đặc sắc khi bắt gặp trong các tác phẩm một thái độ sống vô hồn lạnh lẽo, những câu trả lời về sự sống chết vô cảm, dửng dưng”. Có thật truyện của Dương Nghiễm Mậu vô cảm, dửng dưng? Tôi hoàn toàn không nghĩ vậy.
Theo tôi, Dương Nghiễm Mậu ở trong số hiếm hoi những nhà văn ý thức sâu sắc trách nhiệm của kẻ sĩ trong xã hội. Tập truyện Nhan sắc chẳng hạn, bao gồm những truyện lịch sử giàu suy tư về thời cuộc, đạo đức, thân phận người trí thức. Nhân vật lịch sử của Dương Nghiễm Mậu nội tâm phức tạp, giằng xé giữa dục vọng và lý tưởng, giữa đời sống riêng và sứ mệnh chung, nhưng đều thuộc mẫu người hành động, dấn thân, nếu có thúc thủ cũng chỉ thúc thủ sau khi đã vẫy vùng, đã tự mình chọn lựa: “Phải sống. Sống không phải là nương theo những điều đã được định sẵn. Sống là tìm kiếm lựa chọn, đương đầu” [1] . Những truyện như “Kinh Kha, con chủy thủ và đất Tần bất trắc”, “San Hậu”, “Người vẽ núi”, “Thủy đao lan” cũng cho thấy lòng yêu nước, yêu quê hương, tinh thần tự hào dân tộc của tác giả.
Khác với vài người làm nghệ thuật tháp ngà cùng thời, Dương Nghiễm Mậu là nhà hiện thực nghiệt ngã, người trải nghiệm và mô tả một đời sống dưới đáy. Nhân vật Tôi trong truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu gợi nhớ nhân vật Tôi của Nam Cao, những kẻ bị vây bủa trong thế giới mù xám của tủn mủn sinh tồn, thấp cổ bé miệng, không tương lai. Điểm khác ở chỗ, nhân vật của Dương Nghiễm Mậu ít ta thán hơn, có lẽ vì họ sống trong thời chiến, thường xuyên đối mặt với cái chết. Thái độ bình thản này không đồng nghĩa với vô cảm. Các nhân vật của Dương Nghiễm Mậu thật ra thường đau khổ vì tình, khao khát yêu thương, gắn bó với gia đình, bạn bè. Họ không phải những kẻ đề cao cô đơn như nhân vật hiện sinh phương Tây:
“Điều tự hào lớn lao nhất của thời đại này là tự cho mình sự cô độc, nhưng nhất định không có anh ở trong ấy – dù anh sắp vắng mặt.
Khi yêu nhau người ta mang cả thế giới trong lòng. Anh muốn được sống trong căn nhà của thầy mẹ khi xưa đã sống, chị Liên đã sống và anh viết tiếp cuốn gia phả cho con cháu chúng ta (…)
Anh muốn được trở về cầm lấy tay em. Mai ơi! Tình yêu là điều tha thiết hơn hết”. [2]
Chiến tranh không được mô tả trực tiếp, nhưng chiến tranh hiện diện khắp nơi trong tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu, như một thứ hơi độc không màu đã trộn vào không khí, con người hít thở mỗi ngày, rồi một hôm lăn ra chết. Số phận người dân trong chiến tranh, dưới ngòi bút của Dương Nghiễm Mậu, là số phận những nạn nhân của cả hai phía. Đó là cách nhìn rất nhân bản. Nguyễn Duy, nhà thơ cùng thời, cùng chiến tuyến với ông Nguyễn Hoà, cũng đã viết đại loại rằng trong chiến tranh, bất kể phe nào thắng, nhân dân đều bại. Cùng một ý tưởng, nhưng câu thơ của nhà thơ chống Mỹ được tấm tắc, còn tác phẩm của nhà văn miềnNam bị “nghi ngờ về quan điểm”. Mà “nghi ngờ” thật vô duyên. Dương Nghiễm Mậu đâu phải nhà văn nằm vùng nhận chỉ thị Mặt trận, đâu tuyên thệ trung thành với ai để phải bị cật vấn. Dương Nghiễm Mậu là nhà văn tự do, ông có thể không ưa cộng sản, nhưng trong tác phẩm, ông cũng chỉ trích sâu sắc xã hội miền Nam . Tôi ngạc nhiên là một nhà phê bình như ông Nguyễn Hoà đã không đọc ra điều đó. Xin hỏi ông Nguyễn Hoà, nền “văn học cách mạng” mà ông ngợi ca có bao giờ dám phê phán xã hội miền Bắc, dám nói đến thân phận bi đát của con người trong lửa đạn? Văn chương nào mới đích thực là văn chương “hướng tới các giá trị nhân văn chân chính”? Cả những chi tiết khiến ông “nghi ngờ về quan điểm” của tác giả, như pháo kích rơi vào nhà dân hay lính Mỹ băng bó người bị thương, ông cứ hỏi dân chúng sống ở miền Nam trước 1975, có gì là không thật? Phải chăng đối với những người như ông Nguyễn Hoà, chân thật và nhân bản trong văn chương cũng có nhiều loại, loại hợp với “chuẩn mực”, và loại không?
Mà đúng vậy, ông đã viết huỵch toẹt ra rồi: “Bởi dù thế nào thì mỗi chế độ chính trị-xã hội vẫn có các nguyên tắc riêng khi xuất bản các ấn phẩm văn hoá, điều này là hiển nhiên, không chỉ ở Việt Nam mà với cả các chế độ chính trị-xã hội khác trên thế giới (…) Nên không thể dựa vào thái độ ‘tôn trọng lịch sử’ hay ‘độ lùi thời gian và hoàn cảnh chính trị xã hội hiện thời của đất nước’ để đẩy tới tình trạng vô nguyên tắc, đẩy tới sự xuất hiện của các tác phẩm không phù hợp với yêu cầu của tiến trình văn hoá-văn chương”. Luận điệu “thế giới cũng vậy nên mình cũng rứa” là một luận điệu rất mị dân nhưng không phải không có hiệu quả ở ViệtNam . Có hiệu quả vì nó dựa trên sự phiến diện của nền truyền thông bị kiểm soát. Những thông tin về thế giới bên ngoài được trong nước phổ biến, cho đến nay, dù có phần cởi mở, căn bản chỉ là loại thông tin có lợi cho chế độ. Ở Việt Nam , báo chí thường khuyếch đại hai loại “tin thế giới”. Loại thứ nhất: những ca ngợi của nước ngoài đối với Việt Nam, từ kinh tế tăng trưởng cho đến văn hoá “siêu việt”, từ chiến tranh anh hùng cho đến gái đẹp. Loại thứ hai: tập trung vào những mặt hạn chế của các xã hội dân chủ, nhấn mạnh chuyện biểu tình, khủng bố, các tiếng nói thiên tả. Chính loại thông tin thứ hai này được những người viết phò chế độ sử dụng để biện hộ cho các vấn đề dân chủ của Việt Nam . Đây là trò rất không đàng hoàng đối với tinh thần trí thức. Chúng ta không ai ngây thơ đến độ cho rằng các xã hội dân chủ phương Tây là hoàn hảo. Tất cả đều tương đối, nhưng có những tương đối chấp nhận được với con người, và những tương đối kiểu chuồng trại. Người trí thức khi so sánh Việt Nam với thế giới phải có trách nhiệm chỉ ra mức độ khác biệt của các tương đối, nhằm tránh ngộ nhận, tránh hàm hồ, và tránh cả tinh thần tự mãn lụn bại. Mỹ hạn chế báo chí trong tiếp cận các nguồn tin chiến sự Iraq , nhưng nói hạn chế đó giống độc quyền báo chí của Việt Nam là cách nói trẻ con. Đại Hàn có tham nhũng nhưng chắc chắn mức độ phổ biến của tham nhũng giữa Đại Hàn và Việt Nam là một trời một vực. Singapore độc tài nhưng trong sạch, trong khi Việt Nam độc tài và thối nát. Chuột cũng có bốn chân như sư tử, nhưng chuột không phải sư tử.
Để minh chứng Việt Nam cũng “y chang” thế giới trong vấn đề kiểm soát văn hoá, trong bài viết, ông Nguyễn Hoà dẫn chuyện ông Jin Ming Su ở Hàn Quốc bị đưa ra toà vì rao bán mấy cuốn sách cộng sản. Theo đường link mà ông cung cấp, tôi vào xem bản tin trên Tin Tức Online, thấy ông Nguyễn Hoà bỏ qua những chi tiết quan trọng. Trong cùng bản tin, tôi chú ý đến đoạn sau: “Việc Jin Ming Su bị giam giữ đã gây ra những phản ứng dữ dội tại Hàn Quốc, dẫn đến những cuộc tranh luận kịch liệt trong nước Hàn về cái gọi là "Luật an toàn quốc gia". Theo "Nhật báo Trung ương" Hàn Quốc ngày 22 tháng 5, những người ủng hộ Jin Ming Su đã tổ chức một cuộc diễu hành thị uy. Họ cho rằng, việc cảnh sát bỏ tù Jin chỉ dựa trên căn cứ chính là "Luật an toàn quốc gia" được thông qua năm 1948, "Luật an toàn quốc gia" là sản vật của cuộc chiến tranh lạnh, nhưng chính quyền quân sự thời kỳ chiến tranh lạnh đã qua đi quá lâu, bộ luật này cũng đã quá lạc hậu rồi. Nhân sĩ nhân quyền người Hàn Bo Jin đã khiển trách phía cảnh sát "lạm dụng quyền lợi". Ông nói: "Tôi không dám tin rằng ngày hôm nay vẫn còn những người bị ngồi tù vì lý do này, nếu cảnh sát lo lắng như thế, họ nên đến để kiểm tra các hiệu sách trong thành phố” [3]
Sự phủ nhận của ông Nguyễn Hoà đối với Dương Nghiễm Mậu phần lớn dựa trên luận điểm rằng tác phẩm của nhà văn này “‘nói ngược’ với các tiêu chí văn hoá-văn chương đang tồn tại với tư cách là chuẩn mực tinh thần chung của xã hội”. Các “tiêu chí văn hoá-văn chương”, khi được ông Nguyễn Hoà triển khai, thật ra chỉ là các tiêu chí chính trị. Ông viết: “không có nguyên do nào khác, chính sự chi phối của các xu hướng tư tưởng-chính trị khác nhau xuất hiện trong bối cảnh đất nước bị xâm lược đã làm nảy sinh các xu hướng tư tưởng nghệ thuật khác nhau”.
Dựa trên những chuẩn mực chính trị, ông Nguyễn Hoà khẳng định “văn học cách mạng” là “ưu việt”, xứng đáng giữ “vị trí then chốt trong tiến trình phát triển chung của văn học Việt Nam hiện đại”; muốn “góp phần” cùng “văn học cách mạng” làm nên “diện mạo của văn học Việt Nam trong thế kỷ 20”, những tác phẩm trong “vùng tạm chiếm” phải là những “tác phẩm tiến bộ”, “góp phần vạch rõ tội ác xâm lược, khẳng định lòng yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc, cỗ vũ mọi người hướng tới các giá trị nhân văn chân chính”. Theo sự phán xét của ông Nguyễn Hoà, cả văn học miền Nam trước 1975 chắc chỉ còn loe ngoe vài mống, dẫn đầu bởi nhà văn Vũ Hạnh, đủ tư cách đứng chầu rìa văn học cách mạng bên ngoài viện bảo tàng chữ nghĩa gì đó đang xây ở Hà Nội.
Trong văn chương, chuyện “nói ngược” với “chuẩn mực tinh thần chung của xã hội” -- nếu thật sự có một thứ chuẩn mực như vậy - là chuyện thường. Văn chương mà chỉ chăm chăm theo đít “chuẩn mực” thì còn gì sáng tạo. Tuy nhiên, tôi chia sẻ với ông Nguyễn Hoà điểm này: có những thứ văn chương tạo ra chỉ để “nói ngược”, trong khi hoàn toàn thiếu vắng tài năng. Nhưng ngay cả với những “tác phẩm” như vậy, tôi nghĩ chúng cũng có quyền được in ra. Sự cấm đoán thường vô tình mạ vàng lên những cái nắp keng. Nếu ông Nguyễn Hoà, với tư cách một nhà phê bình, thật sự tin rằng tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu kém giá trị văn chương, ông cũng không nên phê phán việc chúng xuất hiện. Cứ để thiên hạ đọc, cho họ quên luôn Dương Nghiễm Mậu. Điều mà tôi nghĩ người viết trung thực cần phản ứng, là chuyện các đầu nậu văn chương “thổi ống đu đủ” biến những tác phẩm tồi, thậm chí nhếch nhác, thành những giá trị thời thượng. Người ta nên chống lại trò này. Nhưng chỉ có thể chống lại bằng phê bình tác phẩm, không phải bằng quyền lực chính trị.
Tôi sẽ rất thích thú nghe ông Nguyễn Hoà phân tích sự “không có gì đặc sắc” trong tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu. Nhưng ông đã không làm vậy. Ông chỉ nói khơi khơi: “trong 44 truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu, những mảnh đời, những kiếp sống nhọc nhằn… được lý giải theo lối ‘mô phỏng triết lý hiện sinh’ một cách khá lộ liễu, nên không có gì đặc sắc khi bắt gặp trong các tác phẩm một thái độ sống vô hồn lạnh lẽo, những câu trả lời về sự sống chết vô cảm, dửng dưng”. Có thật truyện của Dương Nghiễm Mậu vô cảm, dửng dưng? Tôi hoàn toàn không nghĩ vậy.
Theo tôi, Dương Nghiễm Mậu ở trong số hiếm hoi những nhà văn ý thức sâu sắc trách nhiệm của kẻ sĩ trong xã hội. Tập truyện Nhan sắc chẳng hạn, bao gồm những truyện lịch sử giàu suy tư về thời cuộc, đạo đức, thân phận người trí thức. Nhân vật lịch sử của Dương Nghiễm Mậu nội tâm phức tạp, giằng xé giữa dục vọng và lý tưởng, giữa đời sống riêng và sứ mệnh chung, nhưng đều thuộc mẫu người hành động, dấn thân, nếu có thúc thủ cũng chỉ thúc thủ sau khi đã vẫy vùng, đã tự mình chọn lựa: “Phải sống. Sống không phải là nương theo những điều đã được định sẵn. Sống là tìm kiếm lựa chọn, đương đầu” [1] . Những truyện như “Kinh Kha, con chủy thủ và đất Tần bất trắc”, “San Hậu”, “Người vẽ núi”, “Thủy đao lan” cũng cho thấy lòng yêu nước, yêu quê hương, tinh thần tự hào dân tộc của tác giả.
Khác với vài người làm nghệ thuật tháp ngà cùng thời, Dương Nghiễm Mậu là nhà hiện thực nghiệt ngã, người trải nghiệm và mô tả một đời sống dưới đáy. Nhân vật Tôi trong truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu gợi nhớ nhân vật Tôi của Nam Cao, những kẻ bị vây bủa trong thế giới mù xám của tủn mủn sinh tồn, thấp cổ bé miệng, không tương lai. Điểm khác ở chỗ, nhân vật của Dương Nghiễm Mậu ít ta thán hơn, có lẽ vì họ sống trong thời chiến, thường xuyên đối mặt với cái chết. Thái độ bình thản này không đồng nghĩa với vô cảm. Các nhân vật của Dương Nghiễm Mậu thật ra thường đau khổ vì tình, khao khát yêu thương, gắn bó với gia đình, bạn bè. Họ không phải những kẻ đề cao cô đơn như nhân vật hiện sinh phương Tây:
“Điều tự hào lớn lao nhất của thời đại này là tự cho mình sự cô độc, nhưng nhất định không có anh ở trong ấy – dù anh sắp vắng mặt.
Khi yêu nhau người ta mang cả thế giới trong lòng. Anh muốn được sống trong căn nhà của thầy mẹ khi xưa đã sống, chị Liên đã sống và anh viết tiếp cuốn gia phả cho con cháu chúng ta (…)
Anh muốn được trở về cầm lấy tay em. Mai ơi! Tình yêu là điều tha thiết hơn hết”. [2]
Chiến tranh không được mô tả trực tiếp, nhưng chiến tranh hiện diện khắp nơi trong tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu, như một thứ hơi độc không màu đã trộn vào không khí, con người hít thở mỗi ngày, rồi một hôm lăn ra chết. Số phận người dân trong chiến tranh, dưới ngòi bút của Dương Nghiễm Mậu, là số phận những nạn nhân của cả hai phía. Đó là cách nhìn rất nhân bản. Nguyễn Duy, nhà thơ cùng thời, cùng chiến tuyến với ông Nguyễn Hoà, cũng đã viết đại loại rằng trong chiến tranh, bất kể phe nào thắng, nhân dân đều bại. Cùng một ý tưởng, nhưng câu thơ của nhà thơ chống Mỹ được tấm tắc, còn tác phẩm của nhà văn miền
Mà đúng vậy, ông đã viết huỵch toẹt ra rồi: “Bởi dù thế nào thì mỗi chế độ chính trị-xã hội vẫn có các nguyên tắc riêng khi xuất bản các ấn phẩm văn hoá, điều này là hiển nhiên, không chỉ ở Việt Nam mà với cả các chế độ chính trị-xã hội khác trên thế giới (…) Nên không thể dựa vào thái độ ‘tôn trọng lịch sử’ hay ‘độ lùi thời gian và hoàn cảnh chính trị xã hội hiện thời của đất nước’ để đẩy tới tình trạng vô nguyên tắc, đẩy tới sự xuất hiện của các tác phẩm không phù hợp với yêu cầu của tiến trình văn hoá-văn chương”. Luận điệu “thế giới cũng vậy nên mình cũng rứa” là một luận điệu rất mị dân nhưng không phải không có hiệu quả ở Việt
Để minh chứng Việt Nam cũng “y chang” thế giới trong vấn đề kiểm soát văn hoá, trong bài viết, ông Nguyễn Hoà dẫn chuyện ông Jin Ming Su ở Hàn Quốc bị đưa ra toà vì rao bán mấy cuốn sách cộng sản. Theo đường link mà ông cung cấp, tôi vào xem bản tin trên Tin Tức Online, thấy ông Nguyễn Hoà bỏ qua những chi tiết quan trọng. Trong cùng bản tin, tôi chú ý đến đoạn sau: “Việc Jin Ming Su bị giam giữ đã gây ra những phản ứng dữ dội tại Hàn Quốc, dẫn đến những cuộc tranh luận kịch liệt trong nước Hàn về cái gọi là "Luật an toàn quốc gia". Theo "Nhật báo Trung ương" Hàn Quốc ngày 22 tháng 5, những người ủng hộ Jin Ming Su đã tổ chức một cuộc diễu hành thị uy. Họ cho rằng, việc cảnh sát bỏ tù Jin chỉ dựa trên căn cứ chính là "Luật an toàn quốc gia" được thông qua năm 1948, "Luật an toàn quốc gia" là sản vật của cuộc chiến tranh lạnh, nhưng chính quyền quân sự thời kỳ chiến tranh lạnh đã qua đi quá lâu, bộ luật này cũng đã quá lạc hậu rồi. Nhân sĩ nhân quyền người Hàn Bo Jin đã khiển trách phía cảnh sát "lạm dụng quyền lợi". Ông nói: "Tôi không dám tin rằng ngày hôm nay vẫn còn những người bị ngồi tù vì lý do này, nếu cảnh sát lo lắng như thế, họ nên đến để kiểm tra các hiệu sách trong thành phố” [3]
Ông Nguyễn Hoà so sánh chuyện sách vở của Việt Nam với Hàn Quốc, nhưng không so sánh chuyện “tranh luận kịch liệt”, “diễu hành thị uy”, “nhân sĩ khiển trách cảnh sát”. Sách của Dương Nghiễm Mậu in ra bị thu hồi lặng lẽ, có tờ báo nào trong nước lên tiếng? Ở Hàn Quốc, ngưòi ta bắt ông Jin Ming Su vì áp dụng bộ luật từ thời chiến tranh lạnh. Ở Việt Nam , những người như ông Nguyễn Hoà muốn con người tiếp tục đối xử với nhau như thời chiến tranh hay sao? Ông Nguyễn Hoà nhắc đến việc “không phải bất kỳ tác phẩm nào của nhà văn trong nước cũng có thể được phát hành tại các nhà xuất bản của người Việt ở nước ngoài” để so sánh với sự cấm đoán trong nước. Chuyện này, nói theo ngôn ngữ của chế độ, là “giống về hiện tượng nhưng không giống về bản chất”. Các nhà xuất bản hải ngoại không phát hành những “sách đỏ” vì thị trường không chấp nhận chúng. Nhưng hoàn toàn không có sự can thiệp từ chính quyền. Trong khi những vụ thu hồi, cấm đoán văn hoá phẩm trong nước đều xuất phát từ bộ máy cai trị. Một bên về bản chất là thực thi quyền dân chủ của dân chúng (có đi quá đà hay không, cần bàn cãi), một bên là thủ tiêu dân chủ.
Đọc bài viết của ông Nguyễn Hoà, tôi ngẫm ra chuyện hoà hợp hoà giải chỉ là cái bánh vẽ. Có người nói, chính quyền không muốn hoà giải, chỉ muốn hoá giải. Tôi thấy đúng. Có người nói, muốn hoà giải với hải ngoại, trưóc tiên hãy hoà giải với người trong nước. Tôi thấy càng đúng. Việc in lại vài tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu là thử nghiệm đầu tiên cho cuộc hoà giải thực sự trong nuớc. Và thử nghiệm này đã hoàn toàn thất bại.
Chỉ xin được bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với nhà văn Dương Nghiễm Mậu, một trí thức tài năng và liêm sỉ, người chia sẻ số phận mình với tất cả những cay đắng của Miền Nam suốt mấy chục năm nay.
8/2007
© 2007 talawas
[1]Nhan sắc. TP HCM: NXB Văn Nghệ, 2007. “Người tình của Trương Quỳnh Như”, trang 14. [2]Đôi mắt trên trời. TP HCM: NXB Văn Nghệ, 2007. “Nói một mình”, trang 133. [3]http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/thegioi/147090/ (“Hàn Quốc: Tiến sĩ bán sách đỏ trên mạng bị bỏ tù”, Tintuc Online, 13/6/2007)
-------------------------------
Chi Mai - evan.vnexpress.net
Thứ năm, 05/04/2007, 10:29
Là một nhà văn nổi tiếng ở Miền Nam trước 1975, Dương Nghiễm Mậu sáng tác nhiều và gây được ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả.
Công ty văn hóa Phương Nam vừa tái phát hành 4 tập truyện ngắn hay của ông: 'Đôi mắt trên trời', 'Cũng đành', 'Tiếng sáo người em út' và 'Nhan sắc'.
Dương Nghiễm Mậu sinh ngày 19/11/1936. Tên thật là Phí Ích Nghiễm, sinh tại làng Mậu Hòa, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Tây). Ban đầu, ông viết đoản văn, tùy bút cho phụ trương văn nghệ học sinh của các báo chuyên nghiệp. Năm 1954 vào Nam . Từ năm 1957 viết nhiều: tạp văn, tùy bút, truyện ngắn, truyện dài... Năm 1962, ông chủ trương tạp chí Văn Nghệ với Lý Hoàng Phong, đồng thời viết cho Sáng Tạo, Tia Sáng, Văn Học... Sau đó, ông chuyển sang ngành vẽ tranh sơn mài từ năm 1977 đến nay.
Một trong 4 tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu vừa được NXB Văn Nghệ và PNC tái bản
Từ điển văn học của NXB Thế Giới nhận xét: "... (Dương Nghiễm Mậu) là một trong những nhà văn Việt Nam thế hệ 60-70 đã đào rất sâu vào bản chất của cuộc hiện sinh con người... Ông đứng riêng một cõi, dường như không có bạn đồng hành, và đã tạo được một lối cấu trúc về truyện ngắn, truyện dài nằm trong nhân sinh quan bao quát của triết học hiện sinh và vô thần..."
Vậy là Tủ sách "Các tác giả miền Nam trước năm 1975" đã được bổ sung thêm một tên tuổi quan trọng. Trong năm 2007-2008, Phương Nam tiếp tục mở rộng tủ sách này. Tác phẩm tiếp theo dự kiến phát hành là Người trăm năm cũ của nhà văn Hoàng Khởi Phong, viết về anh hùng Hoàng Hoa Thám, cũng là một tác phẩm rất nổi tiếng trước 1975.
.
.
.
No comments:
Post a Comment