Việt Báo Chủ Nhật, 12/5/2010, 12:00:00 AM
Có phải Trung Quốc lại bắt đầu tái khám phá Phật Giáo? Mà đây là Trung Quốc nào? Nói Trung Quốc đây là nói về dân Trung Quốc thành thị, chứ không phải một Trung Quốc của Đảng CSTQ hay là một Trung Quốc của những làng xóm vẫn còn thờ ông Mao Trạch Đông để xin số đề, nhằm hy vọng trúng số đổi đời. Nghĩa là, thị dân Trung Quốc -- tức là “China ’s urbanites” -- những người may mắn có đủ thông tin qua các phương tiện tin học.
Nói như thế, không có nghĩa là nhà nước TQ bỗng nhiên đốn ngộ và mời Đức Đạt Lai Lạt Ma về. Nghĩa là, những rào cản còn rất nhiều, đặc biệt là khi đụng tới tham vọng bành trướng của Đaị Hán, những tinh hoa Phật Giáo của Tây Tạng cũng sẽ không được tôn trọng.
Từ lâu rồi, TQ đã tự dàn dựng lên một vị Ban Thiền Lạt Ma (người cao cấp thứ nhì trong Phật Giáo Tây Tạng, chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma) sau khi bắt cóc cậu bé Ban Thiền Lạt Ma do Đức Đạt Lai Lạt Ma công nhận. Chuyện này cũng có thể lặp lại, ngay ở cấp cao hơn.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói như thế cũng không hề gì. Nghĩa là, nói kiểu dân Việt là đành “sống chung với lũ,” khi không thể thoát nổi.
Mọi chuyện đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma đều không có vẻ gì trầm trọng, và như dường ngaì và chính phủ lưu vong Tây Tạng đã tính hết mọi chuyện, kể cả khi định chế Đạt Lai Lạt Ma sẽ bị xóa bỏ, hay là có thể bị Trung Quốc lạm dụng sau khi ngài viên tịch.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói chuyện với phóng viên báo Nga Nezavisimaya Gazeta sau khi ngài tiếp đón một số người Tây Tạng vừa vượt qua dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, băng qua những ngõ khuất mắt lính biên phòng Trung Quốc, để tới xin ngàì ban phước lành.
Các phóng viên không được phép sử dụng máy ảnh để chụp cảnh ngài tiếp đón dân mới vượt núi sang, vì lo sợ sau này Trung Quốc sẽ nhận diện và gây khó dễ khi họ về lại Tây Tạng.
Trong buổi nói chuyện, ngài khuyến khích dân Tây Tạng gìn giữ văn hóa, ngôn ngữ, nhưng không quên nhắc rằng phảỉ học thêm về khoa học kỹ thuật.
Ngài nói rằng bây giờ ngài đã nửa phần về hưu.
Ngài nói rằng bây giờ ngài đã nửa phần về hưu.
Phóng viên báo Nga hỏi: những gì sẽ xảy ra sau khi ngài viên tịch và TQ bổ nhiệm một vị tân Đạt Lai Lạt Ma của họ?
Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời với nụ cười, sẽ không có gì kinh khủng xảy ra, “Có lẽ, rồi sẽ phải có 2 Đức Đạt Lai Lạt Ma.”
Sẽ có hai Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng xuất hiện, một lưu vong và một tạiLhasa thuộc Trung Quốc? Cách trả lời của ngài cho thấy như dường ngài và chính phủ Tây Tạng lưu vong đã tính sẵn chuyện naỳ rồi.
Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời với nụ cười, sẽ không có gì kinh khủng xảy ra, “Có lẽ, rồi sẽ phải có 2 Đức Đạt Lai Lạt Ma.”
Sẽ có hai Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng xuất hiện, một lưu vong và một tại
Trong khi đó thì những thị dân Trung Quốc đang khám phá laị gốc rễ văn hóa của dân tộc họ, theo phóng viên Mitch Moxley trên báo mạng Atimes, với bản tin nhan đề “China’s urbanites rediscover Buddhism” (Thị dân TQ tái khám phá Phật Giáo).
Trong bài có kể rằng, bà Quan Zhenyuan đã tình cờ tái khám phá Phật Giáo. Sau khi được một bà chủ tiệm cơm chay ở Bắc Kinh tặng một cuốn sách về Phật Giáo, bà Quan khởi tâm tín thành ngay. Bây giờ, bà Quan là một trong nhóm ngày càng đông những thị dân TQ hướng về Phật Giáo.
Bà Quan, 32 tuổi, giám đốc một đại lý du lịch ở Bắc Kinh, nói, “Tôi trước kia cứ nghĩ rằng Phật Giaó là một kiểu mê tín dị đoan, nhưng tôi đổi ý sau khi đọc cuốn Nhận Thức Về Đạo Phật.” Bà nói Phật Giáo đã dạy bà cách giảỉ quyết vấn đề tốt hơn và cách hợp tác với nhân viên và khách hàng. “Phật Giáo cho tôi sự an tâm.”
Như thế, Trung Quốc, một đất nước hiện là vô thần một cách chính thức, đang trải nghiệm sự hồi sinh Phật Giáo.
Trong ba thập niên kể từ khi Đặng Tiểu Bình tuyên bố đổi mới và mở cửa, khoảng trống tâm linh đã mở ra trong nhiều người TQ, theo lời các chuyên gia. Sự căng thẳng và quá tập trung vào sự nghiệp và tìm lợi ích vật chất, nhiều công dân đã bắt đầu tìm câu trả lời trong tôn giáo. Đaọ Phật có lịch sử 2,000 năm tại TQ.
Trong ba thập niên kể từ khi Đặng Tiểu Bình tuyên bố đổi mới và mở cửa, khoảng trống tâm linh đã mở ra trong nhiều người TQ, theo lời các chuyên gia. Sự căng thẳng và quá tập trung vào sự nghiệp và tìm lợi ích vật chất, nhiều công dân đã bắt đầu tìm câu trả lời trong tôn giáo. Đaọ Phật có lịch sử 2,000 năm tại TQ.
Một bản thăm dò năm 2007 thực hiện bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Tôn Giáo tại Đại Học East China Normal University cho thấy rằng trong 4,500 người được hỏi tại 31 tỉnh và vùng tự trị, có 33% người tự nhận là theo Phật Giáo.
Liu Zhongyu, trưởng nhóm nghiên cứu, nói với thông tấn Phoenix News Media rằng “Phật Giáo là tôn giáo lớn trong giới trí thức và thanh niên” tại TQ. Ông nói, có hơn 300 triệu người TQ nhiều phần là tin vào Phật Giáo. Hồi 10 năm trước, Ban Tôn Giáo Nhà Nước nói con số này là 100 triệu người.
Họ Liu nói sự quan tâm ngày càng nhiều vào Phật Giaó là do bất ổn xã hội, và áp lực gây ra bởi nền kinh tế thị trường tại TQ.
Cuốc Lục Thư (Sách Màu Xanh) của Viện Khoa Học Xã Hội về tình hình tôn giáo TQ nói rằng Phật Giáo có một “thời hoàng kim” trong ba thập niên của thời đổi mới. Trong thời này, hệ thống toàn quốc được thành lập, mở các trại hè và các hoạt động giaó dục công lập.
Trong khi đó, cuộc nghiên cứu thực hiện bởi Trung Tâm Về Tôn Giáo và Xã Hội TQ tại đạị học Purdue University tại Mỹ, công bố trong hội nghị lần thứ 7 của Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội về Tôn Giáo Tại TQ hồi tháng 7-2010, nói rằng phong trào tin và học Phật đã bùng nổ trong ba thập niên qua. Có khoảng 185 triệu người TQ theo Phật Giáo hiện nay.
Mao Trạch Đông, người nổi tiếng là ghét tôn giáo, không cấm hẳn Phật Giáo, nhưng nhiều ngôi chùa và tổ chức Phật Giáo bị tịch thu bởi nhà nước.
Khi TQ đàn áp thô bạo Phật Giáo Tây Tạng năm 1959, Hội Phật Giáo TQ đã bày tỏ hỗ trợ họ Mao. Trong thời Cách Mạng Văn Hóa, nhiều thánh địa TQ bị tàn phá, nhưng sau khi họ Mao chết vào năm 1976, sự đàn áp tôn giáo đã nhẹ thở hơn.
Tuy nhiên, Duan Yuming, một giaó sư ở Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo tại đại học Sichuan University nói rằng tuy Phật Giáo ngày càng được ưa chuộng, không có bao nhiêu người tự gọi là Phật Tử, “Họ tu tập Phật Giáo chỉ để giữ bình an cho tâm thôi.”
Ông nói, dù vậy, như thế vẫn là tốt. “Phật Giaó là sự phát triển tâm linh dẫn tới hạnh phúc chân thực. Tu tập Phật Pháp, như thiền quán, là một phương tiện tự chuyển biến và phát triển các phẩm chất về tỉnh thức, từ bi và trí tuệ... Dân TQ bây giờ luôn luôn bận rộn. Họ không biết cách nghỉ ngơi thư giãn nữa. Thiền có thể giúp họ giữ tâm an bình,” theo ông nóí.
Trong mấy thập niên qua, các tượng đài Phật Giáo đã được dựng lên và hồi phục khắp TQ, và du lịch tới các thánh địa đã tăng vọt. Năm 2006, TQ tổ chức Diễn Đàn PG Thê Giới, và năm kế tiếp đã cấm khai thác hầm mỏ ở các núi linh thiêng của Phật Giáo.
Còn một yếu tố nữa: đó là cảm xúc về vùng đất Tây Tạng. Đạị đa số dân TQ xem Tây Tạng là phần đất bất khả tách rời của TQ, nhiều người vẫn thấy đây là vùng đất hiểm trở, thơ mộng nơi biên trấn. Do vậy, du lịch tới
GS Duan nói lòng sùng mộ đạọ Phật của đa số người Hán có thể giúp cảm thông và quan hệ với Tây Tạng -- điều mà Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã đào thoát sang Ấn Độ năm 1959, cũng đã từng nói.
Ngài đã nói với nhà văn Pico Iyer, người viết tiểu sử cho ngài, “Nếu 30 năm tới, xứ Tây Tạng có 6 triệu dân gốc Tạng và 10 triệu Phật Tử gốc Hoa, thì cũng có thể là chấp nhận được.”
Mặc dù nói thế, ngài cũng có cách để phòng thủ, và bày tỏ rằng ngay cả chuyện TQ dàn dựng để thiết lập một Đạt Lai Lạt Ma mới trên đất TQ sau khi ngài viên tịch, thì thôi, có 2 Đạt Lai Lạt Ma cũng được.
Chuyện này cũng không gì lạ, vì hiện nay cũng có 2 vị Ban Thiền Lạt Ma rồi.
Tất nhiên, nhưng thực tế, hãy tin rằng, nếu chỉ có một thì vẫn tốt hơn. Đỡ phải nhức đầu phân biệt hư với thực.
(Bài này dựa theo tin từ các thông tấn Reuters, Atimes, và Nezavisimaya Gazeta.)
.
.
.
No comments:
Post a Comment