Mặc Diên Hải
Nguồn: Foreign Policy
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
Thu, 12/09/2010 - 23:50
Mặc Diên Hải, một nhà hoạt động AIDS người Trung Quốc, một người bạn lâu năm của ông Lưu Hiểu Ba, người cộng tác duy nhất của nhân vật vừa đoạt giải Nobel thoát được đàn áp của Bắc Kinh là một trong những người sẽ tham dự lễ trao Giải thưởng Hòa bình ở Oslo.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với FP, ông chia sẻ suy nghĩ của mình về Hiến chương 08 và tương lai của Trung Quốc.
Giải Nobel Hòa thường là quan trọng hơn thực tế của việc trao giải trong buổi lễ chính, nhưng khung cảnh tráng lệ chưa được hoàn tất vào ngày thứ sáu 10 tháng 12 này tại Oslo sẽ có tính sâu sắc. Thông thường, Chủ tịch Uỷ ban Nobel sẽ tuyên đọc một vài nhận xét về người đoạt giải trong năm và lịch sử từng được ca tụng của giải thưởng, sau đó là một bộ phim ngắn về cuộc sống của người đọat giải sẽ được trình chiếu.
Sẽ có những trành pháo tay nhã nhặn, theo sau một không khí im lặng tôn kính khi người đọat giải được mời lên sân khấu để đọc một bài phát biểu chấp nhận. Một hộp nhỏ,chứa huân chương Nobel, bất ngờ trĩu nặng trên tay sẽ được trao cho người đoạt giải.
Năm nay, người chiến thắng giải Nobel Hòa bình, nhà văn và là tác giả Trung Quốc Lưu Hiểu Ba, rất có thể sẽ phải ở trong một ô cửa nhỏ bên trong nhà tù Cẩm Châu miền đông bắc Trung Quốc. Vợ ông, Lưu Hà, người trước đó đã từng tỏ ý muốn tham dự lễ, bị quản thúc tại gia ở Bắc Kinh. Tất cả các nhà hoạt động của Trung Quốc, nhà văn, luật sư, và những tinh thần đồng cảm khác mà cô từng đề nghị mời đi thay cho chồng mình bây giờ cũng bị ngăn cản, giữ lại ở Trung Quốc.
Nhưng một người trong danh sách của Lưu Hà là Mặc Diên Hải, một nhà hoạt động AIDS và giáo dục đáng kính từ lâu năm sẽ đến tham dự lễ trao giải Nobel . Ông đã sống bên ngoài Trung Quốc từ tháng Năm, khi các can thiệp của chính phủ đã tạo khó khăn đến công việc hoạt động về AIDS của mình.
Từ lâu, Mặc đã từng biết Lưu. Khi chính bản thân Mặc bị giam giữ bởi chính quyền Trung Quốc trong năm 2002, Lưu đã viết một bài luận nổi tiếng về sự biến mất của bạn mình, "Mặc: Bị bắt hay bị bắt cóc ?" Mặc là một trong những người đầu tiên ký tên vào bản Hiến chương 08, bản tuyên ngôn tự do trực tuyến, ông đã ký bằng tin nhắn MSN. Khi bốn nhân viên từ Cục An ninh Công cộng Bắc Kinh gõ cửa nhà ông vào cuối năm 2008, ông đã cố tranh luận với họ về những giá trị của Hiến Chương 08 - một minh chứng cho sự dũng cảm và kiên cường của ông. Tuần trước, Foreign Policy gặp được Mặc ở Washington .
FP: Tại sao ông quyết định đến Oslo ?
Mặc: Tôi đã là một người bạn thân của Lưu Hiểu Ba suốt nhiều năm. Tôi là người ủng hộ ông và chúng tôi giữ được một mối quan hệ làm việc rất gần gũi tại Bắc Kinh. Và tôi cũng là một phần của Hiến Chương 08.
FP: Tại sao chính phủ Trung Quốc lại chọn việc ngăn cản không cho các bạn bè và đồng nghiệp của Lưu rời khỏi Trung Quốc để đi Oslo? Tại sao nó lại quan trọng đến mức Bắc Kinh phải ngăn ngừa việc tham dự của họ ?
Mặc: Tại sao? Tôi không biết. Tôi không phải là một phần tử của chế độ. Nhưng có vẻ như chính phủ Trung Quốc đang trở nên cực kỳ hung hăng. Họ cảm thấy quá tự tin. Hiện nay họ không quan tâm nhiều đến ý kiến của phương Tây như trước đây. Hồi thập niên 1990 và đầu những năm 2000, chính phủ Trung Quốc đã quan tâm đến quan điểm phương Tây, họ quan tâm đến Quốc hội và chính phủ Mỹ. Nhưng bây giờ thì không. Họ cảm thấy rằng họ đang mạnh hơn. Họ rất tự tin về khả năng kinh tế của họ.
Từ năm trước, chính phủ Trung Quốc đã có một lịch sử về việc ngăn [những nhà hoạt động đi du lịch ra bên ngoài Trung Quốc] không cho trở về. Những người bất đồng chính kiến không được phép quay trở lại. Nhưng hiên nay chính phủ lại ngăn cản không cho người dân đi ra khỏi nước. Họ tự tin hơn trong việc kiểm soát những người ở bên trong Trung Quốc. Đó là lời giải thích của tôi.
FP: Ông có thể nói thêm một chút về Lưu Hiểu Ba và tình bạn của ông ?
Mặc: Lưu Hiểu Ba là một nhà trí thức. Ông đã trở nên nổi tiếng vào giữa thập niên 1980. Một số bài viết và phát biểu trước đó của ông đã tác động nhiều đến công chúng . Ông đã trở thành nên cực kỳ nổi tiếng và gây nhiều tranh cãi hơn sau vụ thảm sát năm 1989 tại Thiên An Môn. Vì vậy, ông đã bị bắt nhiều lần. Trong hầu hết 10 năm qua, chính phủ đã chịu đựng chấp nhận các tác phẩm của ông và phần lớn thời gian đó ông có được tự do. Nhưng chỉ trong bốn hoặc năm năm qua, chính phủ đã cố gắng để thúc đẩy quyền kiểm soát của họ hơn. Lưu sống gần nhà và gần văn phòng của tôi. Rất gần. Chỉ khoảng 13 phút đi bộ. Ông luôn luôn làm việc trễ và thức dậy muộn. Hầu hết thời gian khi tôi gọi ông là vào buổi sáng, vợ ông sẽ ngọt ngào trả lời, "Anh ấy đang ngủ, tôi sẽ bảo anh gọi lại cho bạn".
Ông ấy đọc rất nhiều, chủ yếu là về chính trị. Các vấn đê về tham nhũng, nhân quyền, dân sự xã hội và độc lập. Ông đã viết nhiều điều. Ông từng viết một bài báo về trường hợp của tôi tám năm trước đây, khi tôi bị an ninh nhà nước bắt giữ. Đó là ngày 1 Tháng Chín, năm 2002.
Tôi nghĩ rằng ông ấy đã có một cuộc sống rất đơn giản. Khi gặp nhau để cùng ăn mì , đôi khi ông chỉ uống trà xanh và hút thuốc. Ông rất tử tế với người khác. Nhiều lần nhóm làm việc phi lợi nhuận AIDS của tôi muốn mời ông đến văn phòng của chúng tôi ở Bắc Kinh, ông trả lời "Tốt hơn là tôi không nên mang phiền phức đến cho quý bạn". Và đôi khi chúng tôi có những cuộc họp công cộng và muốn Lưu Hiểu Ba tham gia. Nhưng ông vẫn nói rằng sẽ không thích hợp cho ông để tham gia vì ông có thể tạo ra rắc rối.
Đó,là suy nghĩ phổ biến của những người tranh đấu từng ở trong vụ Thiên An Môn. Tâm lý đè nặng trong lòng những người tranh đấu. Lưu Hiểu Ba thực có một đời sống rất giản đơn.
FP: Xin ông nói về các hậu quả của Hiến chương 08 đến Lưu và chính ông.
Mặc: Tôi đã luôn luôn bảo vệ ông ấy. Khi nghe Lưu Hiểu Ba đã bị bắt [vào cuối năm 2008], tôi đã vận động một đơn khiếu nại đòi trả cho tự do cho ông. Tôi đã bảo vệ ông khi công an đến hỏi lý do tại sao tôi đã ký vào Hiến chương 08. Có bốn người trong văn phòng của tôi. Họ tra hỏi "Tại sao anh vận động giải cứu ông Lưu Hiểu Ba ?"
Tôi đã nói với công an: Hiến chương 08 không chống lại đảng của các anh bởi vì các anh đã mất người đi theo rồi. Mặc dù các anh có đảng và có thẻ đảng, nhưng thực sự Đảng Cộng sản không có nhiều người theo. Về tinh thần, các anh không có người ủng hộ.
Đấy là một điều. Còn một điều nữa là, Hiến chương 08 là một tuyên bố về ý thức hệ, không phải là một tuyên bố về một đảng chính trị. Nhưng nếu các anh trừng phạt Lưu Hiểu Ba, tôi nói với họ, nếu các anh giam cầm Lưu Hiểu Ba, Hiến chương 08 có thể trở thành một vấn đề chính trị. Sau đó, nó sẽ có nhiều ý nghĩa chính trị hơn. Nếu các anh giam giữ những người như ông Lưu Hiểu Ba, Hiến chương 08 có thể trở thành một biểu tượng - một khẩu hiệu cho một phong trào dân chủ. Nhưng đấy chính là những gì chính phủ đã làm.
FP: Ông ký vào Hiến chương 08 khi nào ?
Mặc: Vào giữa tháng mười năm 2008, Lưu Hiểu Ba đã gửi cho tôi qua MSN. Lưu Hiểu Ba đã hỏi tôi, "bạn có xem qua?" và tôi trả lời có. Rồi ông nói, "Đừng phổ biến công khai." Tôi trả lời đồng ý. Một lúc sau ông hỏi, "Bạn có thể ký tên không ?" tôi nói dĩ nhiên là có. Thế là tôi đã ký thông qua MSN.
FP: Xin bàn về ý nghĩa của giải Nobel Hoà bình và lễ trao giải năm nay.
Mặc: Bên ngoài Trung Quốc, nhiều người đã quên không nhớ một chế độ cộng sản thực sự là gì. Họ đã quên như thế sau 30 năm theo dõi sự cởi mở hơn về chính sách kinh tế và phát triển văn hóa của Trung Quốc. Nhưng nếu quý vị nhìn vào cấu trúc chính của chế độ cộng sản, làm sao những người cộng sản có thể minh định được sự thật ? Thông qua Bộ Tuyên truyền ? Làm thế nào để người cộng sản xác định được kẻ thù? Thông qua các cơ quan an ninh ? Những câu trả lời là hoàn toàn đen và trắng. Qúy vị hoặc là bạn hoặc là kẻ thù của chúng tôi. Không có chuyện ở giữa. Loại tâm lý này vẫn là một phần của chế độ cộng sản.
Vì vậy, phản ứng về giải Nobel Hoà Bình của chính phủ Trung Quốc hiện nay cho thế giới thấy được một chế độ cộng sản sẽ trở nên nguy hiểm đến đâu khi đất nước ấy trở nên giàu có hơn, tự tin hơn, hung hăng hơn.
Gần đây, một nhà báo Trung Quốc đã hỏi tôi, "Tại sao Lưu Hiểu Ba giành được chiến thắng trong giải Nobel hòa bình lúc này ?" Tôi đã trả lời "Nếu ông Lưu Hiểu Ba đã không giành được giải Nobel Hòa bình năm nay, thì giải thưởng này là vô nghĩa".
.
.
.
No comments:
Post a Comment