Sunday, December 19, 2010
Ngày 22.12 tại HN, bộ phim Rừng Na-uy sẽ được ra mắt lần đầu tiên tại VN. Ông Norihiko Yoshioka, Phó Giám đốc Japan Foundation (Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại VN - JPF) đã có những nỗ lực đáng kể trong việc hỗ trợ cho sự kiện này, đã dành cho TTCT một sự chia sẻ…
* Nguyên cớ nào khiến cho ông và JPF lại muốn tham gia vào việc hỗ trợ cho sự kiện bộ phim Rừng Na-uy được ra mắt tại VN?
- Tôi nghe nói ở VN Mùi đu đủ xanh và Xích lô của Trần Anh Hùng chưa được phát hành, còn Mùa hè chiều thẳng đứng - bộ phim được phát hành rộng rãi lại không thu được thành công về mặt thương mại. Cũng giống Nhật Bản, những bộ phim được đánh giác cao ở nước ngoài có khi lại không tạo được sự chú ý với các nhà phát hành phim trong nước, và nếu có phát hành, thì doanh thu lại khá khiêm tốn. Đây là vấn đề về thị hiếu của khán giả và vì thế tôi hiểu rằng nhà phát hành phim Galaxy đã rất can đảm khi quyết định phát hành bộ phim Rừng Na-uy tại VN.
10 năm đã trôi qua kể từ khi Mùa hè chiều thẳng đứng công chiếu ở VN, việc phát hành bộ phim Rừng Na-uy thời điểm này sẽ được xem như là một nỗ lực để đánh giá thái độ và suy nghĩ của khán giả trẻ về bộ phim mới của Trần Anh Hùng. Với tư cách là một tổ chức có nhiệm vụ đóng góp vào sự phát triển và tạo nên sự đa dạng về văn hóa và nghệ thuật, chủ yếu thông qua việc giới thiệu văn hóa Nhật Bản, JPF đương nhiên rất lấy làm vinh hạnh khi tham gia vào việc hỗ trợ cho buổi ra mắt bộ phim Rừng Na-uy bởi thông qua bộ phim này, khán giả VN sẽ được chứng kiến văn hóa Nhật Bản qua con mắt của Trần Anh Hùng.
* Hiểu nhiều về Trần Anh Hùng, nhưng ông có biết nhiều về điện ảnh VN không?
- Về Trần Anh Hùng, hầu hết những người Nhật đang sống tại VN ít nhiều đều nghe về tên tuổi cũng như được bạn bè tư vấn xem phim của anh ấy trước khi sang VN. Tôi đã từng xem các phim của anh Hùng, đặc biệt với Mùi đu đủ xanh, tôi đã là một trong những người hâm mộ Trần Anh Hùng rồi. Thật lòng mà nói, tôi vẫn là một người lạ và chập chững học cách xem phim Việt ngày qua ngày. Tôi chỉ mới xem một số phim Tết như Những nụ hôn rực rỡ, Khi yêu đừng quay đầu lại, Nhật ký Bạch Tuyết… tại rạp chiếu phim. Tôi cũng có xem Chơi vơi và một số phim khác bằng DVD. Tôi nghĩ rằng mình cần phải học tiếng Việt chăm chỉ hơn để có thể hiểu được nhiều sắc thái ý nghĩa của từng bộ phim. Năm 1995, JPF cũng đã tham gia vào công việc hỗ trợ phát hành phim Thương nhớ đồng quê (đạo diễn Đặng Nhật Minh). Và gần đây nhất, chúng tôi cũng đã tham gia hỗ trợ và đồng tổ chức nhiều LHP trong đó có LHP Quốc tế VN lần thứ nhất vừa diễn ra. Sự hỗ trợ của JPF về mặt tài chính có thể không phải lúc nào cũng là một con số lớn, nhưng chúng tôi rất vinh dự khi được hỗ trợ và tư vấn cho các nhà phát hành phim, đặc biệt trong việc phát hành các bộ phim Nhật Bản tại VN.
* Việc một đạo diễn không phải người Nhật mà là người Pháp gốc Việt là Trần Anh Hùng chuyển thể và đạo diễn một cuốn sách rất Nhật như Rừng Na-uy gợi cho ông những suy nghĩ gì?
- Không quan trọng đạo diễn mang quốc tịch nào, Haruki hiểu tác phẩm của mình nhất, nếu ông ấy đã đồng ý cho Trần Anh Hùng dựng phim tác phẩm của ông, thì đó hẳn là một quyết định sáng suốt nhất. Tôi nghĩ Trần Anh Hùng thật sự là một người có đôi mắt tinh tường và cách làm phim lôi cuốn khiến cho mỗi thước phim mang đầy vẻ đẹp và day dứt với người xem. Chính vì thế, tôi rất mong được xem vẻ đẹp ấy trong Rừng Na-uy sẽ như thế nào. Tôi rất hay xem kịch Kabuki, một loại hình kịch của Nhật Bản mà diễn viên nam hóa thân thành nhân vật nữ. Khi một người nam diễn vai của người nữ khác hoàn toàn với việc một nữ diễn viên đóng vai nữ. Nhưng lạ thay, chúng tôi vẫn cảm giác nhân vật đó là một phụ nữ trên sân khấu. Tôi rất háo hức chờ đợi xem nước Nhật của tôi như thế nào qua đôi mắt của một đạo diễn người Pháp gốc Việt, đặc biệt đó là Trần Anh Hùng.
* Ở Nhật, độc giả đã đón nhận cuốn sách Rừng Na-uy và các cuốn sách khác của Haruki Murakami ra sao? Ông có phải là độc giả của Murakami hay không? Cuốn sách Rừng Na-uy xuất bản ở VN có ghi: Cứ 7 người Nhật thì có 1 người đọc Rừng Na-uy, con số này có đúng không, theo ông?
- Ở Nhật Bản, có hai giải thưởng danh giá nhất dành cho văn học, đó là giải Akutagawa và giải Naoki. Nhiều tác giả Nhật khao khát hai giải thưởng này trong sự nghiệp viết văn của mình. Ví dụ như, Kenzaburo Oe, người đã giành giải Nobel văn học, đã từng nhận được giải Akutagawa khi ở tuổi 23. Nhưng kỳ lạ thay, tuy Haruki Murakami chưa giành được giải thưởng nào như thế nhưng ông ấy lại được công nhận là một trong những nhà văn nổi tiếng và có ảnh hưởng ở Nhật. Tác phẩm văn học Rừng Na-uy được xuất bản tại Nhật năm 1987 và được công chúng đón nhận nhiệt liệt. Thống kê ngày 5.8.2009, con số ấn hành đã lên đến 10 triệu bản tại Nhật. Tôi nghĩ rằng độc giả của Rừng Na-uy có thể gấp đôi con số ấn hành bởi lẽ ngoài những người mua sách để đọc, có những người đọc tác phẩm đó ở thư viện hay mượn của bạn bè. Vậy nên tôi nghĩ, câu nói “cứ 7 người Nhật có một người đọc Rừng Na-uy” quả không ngoa chút nào.
* Ông nghĩ đó là lý do gì vậy, để Rừng Na-uy được đón nhận không chỉ ở Nhật, mà còn ở nhiều nước mà sách được chuyển ngữ, và đặc biệt cũng rất được chú ý ở VN?
- Tôi cũng nghe nói rằng, cho đến bây giờ, tác phẩm văn học Rừng Na-uy đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng. Vào cuối thập nhiên 1980, một sự bùng nổ có tên là Murakami tại Trung Quốc, và người ta đã tạo ra từ “Rất Murakami” bằng tiếng Trung Quốc. Một số người Mông Cổ nói rằng “Chúng tôi là người hiểu thế giới của Murakami nhất” trong khi đó một số nhà văn ở Hàn Quốc được mệnh danh bằng mỹ từ “Thế hệ Haruki”. Ở Mỹ, nhiều nhà phê bình văn học đã viết nhiều bài phê bình sắc bén về Haruki Murakami ở tầm tương đương với các tác giả khác ở Mỹ. Tại Nga, một số tiệm sách đặc biệt dành ra những góc lớn nhất dành cho sách của Haruki ở hạng mục văn học thế giới. Nói như vậy để thấy được rằng, Haruki Murakami được đón nhận rộng rãi trên thế giới nhưng rất khó để biết được rằng đâu là nguyên nhân. Nhiều nhà phê bình trên thế giới đã cố gắng đúc kết khái niệm này, nhưng không có câu trả lời xác đáng, tôi nghĩ vậy. Nó tùy thuộc vào độc giả của từng quốc gia nghĩ thế nào về Haruki Murakami.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, trước hết, Haruki học văn học Anh tại Đại học Waseda và đã từng dịch nhiều tác phẩm của nhiều tác gia nổi tiếng ở Mỹ như F. Scott Fitzgerald, Raymond Carver và Chris Van Allsburg. Qua việc học và dịch, ông ấy đã thật sự làm quen với các tiểu thuyết của Mỹ và có vẻ như là cấu trúc và phong cách của các tác phẩm văn học Mỹ trở thành một phần trong con người của ông. Điều đó làm cho độc giả dễ tiếp cận với tiểu thuyết của ông. Nhưng đồng thời, ông là một người Nhật, nên dù cho có thế nào đi nữa, trong tiểu thuyết của ông vẫn có những phong vị ngoại lai. Sự kết nối giữa “tính Nhật” và “tính toàn cầu” đã đưa các tác phẩm của Murakami đến với đại công chúng trên thế giới. Một lý do khác, việc đô thị hóa trên thế giới cũng có thể là nguyên nhân khiến cho Murakami Haruki trở nên nổi tiếng. Những người ở độ tuổi 30, độc thân và sống trong những căn hộ nhỏ với mức lương trung bình có thể tìm thấy sự đồng cảm ở các nhân vật nam trong tiểu thuyết của Murakami Haruki. Sau khi đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, con người có xu hướng nhìn lại quá khứ của đất nước với nhiều hoài niệm, họ thấy cô độc và chán nản về cuộc sống. Những cảm giác như thế thường được đặc tả trong những tác phẩm của Murakami.
* Ông đã đến VN được gần 3 năm, ông đã kịp nhận thấy và yêu quý một nét văn hóa nào của VN chưa?
- Tôi nghĩ rằng, quan trọng không phải là thời gian bao lâu mà là cách nhìn của bạn như thế nào. Nếu bạn đeo kính chống nắng suốt ngày, bạn không thể thấy những gì xảy ra vào buổi tối, và ngay cả ban ngày, bạn cũng sẽ bỏ lỡ điều gì đó, bởi lẽ mọi thứ sẽ khác khi bạn nhìn chúng dưới ánh mặt trời. Và khi đó một năm quan sát thì kết quả cũng như những gì bạn thấy trong tuần đầu tiên đến Việt Nam. Tôi cố gắng đeo một loại kính mắt có thể nhìn thấy được mọi sự như đúng nó đang diễn ra nhưng tôi không thực sự giỏi tiếng Việt lắm. Chính vì thế tôi nghĩ ra tôi đã bỏ lỡ nhiều điều thú vị về văn hóa VN. Thật rất dễ để nói các cô gái Việt mặc áo dài thật sự quyến rũ và tuyệt đẹp, mọi người rất thân thiện, và món ăn Việt Nam thì rất ngon… nhưng tôi có cảm giác đó là những nhận xét rất ban đầu và sơ khai. Tôi cảm thấy tôi cần nhiều thời gian hơn để hiểu sâu về văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam. Kể cả với vợ tôi, tôi cũng chưa hoàn toàn hiểu hết cô ấy mặc dù chúng tôi cùng nói chung một ngôn ngữ .
* Ông nhận thấy sự đón nhận văn hóa Nhật ở đất nước chúng tôi như thế nào?
- Thường trong các sự kiện đã tổ chức, chúng tôi nhận được nhiều đánh giá từ công chúng tham gia và phần lớn là những đánh giá rất tích cực. Vào tháng 11. 2010, chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát trên mạng với chủ đề là người Việt Nam nghĩ gì về văn hóa Nhật Bản và nhận được 522 câu trả lời của những độc giả ở độ tuổi thanh niên đến 60. Nhìn chung, sự quyến rũ, cảm giác tích cực và những yêu cầu về văn hóa Nhật Bản là rất lớn. Nhưng nếu chúng ta cẩn trọng nhìn nhận thì sẽ thấy những nam thanh niên có vẻ như không thích văn hóa Nhật Bản trong khi các bạn nữ đồng trang lứa lại có những phản hồi tích cực với cuộc khảo sát này. Dù kết quả có như thế nào đi nữa, những gì chúng tôi có thể làm là tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn càng nhiều càng tốt cho các bạn, và sẽ khiến cho các bạn cảm thấy không hề hối tiếc khi đến xem các sự kiện của chúng tôi.
* Yếu tố giao lưu văn hóa được nhắc đến của JPF là mong muốn tạo ra nét văn hóa mới thông qua cái nhìn của thế giới về sự đa dạng văn hóa và nghệ thuật Nhật Bản, nơi sự ý thức về vẻ đẹp, ý thức về các giá trị, và trí tuệ của cuộc sống và con người Nhật ngưng tụ lại. Vậy ngoài văn học, những nét văn hóa nào của Nhật mà ông nghĩ người Việt quan tâm và sự thực thì JPF đã hỗ trợ cũng như đem đến giới thiệu tại VN?
- Chúng tôi tin rằng sự thúc đẩy về đa dạng trong văn hóa nghệ thuật sẽ làm cho VN năng động và mạnh mẽ hơn. Và những năng lượng đó từ VN có thể tạo nên sức mạnh cho NB, NB cũng sẽ năng động và mạnh mẽ hơn. Đó là sự tương trợ đôi bên cùng có lợi. Nếu dòng sông không có dòng chảy, nước sẽ trở nên tù đọng và nhiễm bẩn. Những dòng chảy liên tục của việc trao đổi văn hóa sẽ giữ cho văn hóa nghệ thuật của VN và NB trở nên tươi mới và sống động. JPF đã tổ chức rất nhiều hoạt động như: LHP, triển lãm nghệ thuật, trình diễn sân khấu, hòa nhạc và các buổi hội thảo… Sắp tới là LHP Hoạt hình NB (từ 12 đến 17.1 .2011 tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia), với hy vọng sẽ giới thiệu đến với khán giả sự đa dạng trong lĩnh vực phim hoạt hình ở NB. Bên cạnh đó, chúng tôi hiểu rằng những gì mà một tổ chức như chúng tôi làm được rất hạn chế so với sự phát triển của xã hội. Vì thế, chúng tôi cũng hỗ trợ về mặt tài chính cho một số đối tác tổ chức các sự kiện văn hóa ở VN.
* Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản là tổ chức đầu tiên tại Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực giao lưu văn hóa quốc tế. Là một tổ chức hoạt động phi lợi nhuận, Quỹ được thành lập năm 1972 với mục đích tăng cường mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản với các quốc gia khác. Cùng hơn 20 văn phòng đại diện trên toàn thế giới, Quỹ đang dần mở rộng các hoạt động của mình ra toàn cầu với 3 mảng hoạt động chính là giao lưu văn hóa & nghệ thuật, giáo dục tiếng Nhật, nghiên cứu Nhật Bản & giao lưu trí tuệ.
Cát Khuê (thực hiện)
- Tôi nghe nói ở VN Mùi đu đủ xanh và Xích lô của Trần Anh Hùng chưa được phát hành, còn Mùa hè chiều thẳng đứng - bộ phim được phát hành rộng rãi lại không thu được thành công về mặt thương mại. Cũng giống Nhật Bản, những bộ phim được đánh giác cao ở nước ngoài có khi lại không tạo được sự chú ý với các nhà phát hành phim trong nước, và nếu có phát hành, thì doanh thu lại khá khiêm tốn. Đây là vấn đề về thị hiếu của khán giả và vì thế tôi hiểu rằng nhà phát hành phim Galaxy đã rất can đảm khi quyết định phát hành bộ phim Rừng Na-uy tại VN.
10 năm đã trôi qua kể từ khi Mùa hè chiều thẳng đứng công chiếu ở VN, việc phát hành bộ phim Rừng Na-uy thời điểm này sẽ được xem như là một nỗ lực để đánh giá thái độ và suy nghĩ của khán giả trẻ về bộ phim mới của Trần Anh Hùng. Với tư cách là một tổ chức có nhiệm vụ đóng góp vào sự phát triển và tạo nên sự đa dạng về văn hóa và nghệ thuật, chủ yếu thông qua việc giới thiệu văn hóa Nhật Bản, JPF đương nhiên rất lấy làm vinh hạnh khi tham gia vào việc hỗ trợ cho buổi ra mắt bộ phim Rừng Na-uy bởi thông qua bộ phim này, khán giả VN sẽ được chứng kiến văn hóa Nhật Bản qua con mắt của Trần Anh Hùng.
* Hiểu nhiều về Trần Anh Hùng, nhưng ông có biết nhiều về điện ảnh VN không?
- Về Trần Anh Hùng, hầu hết những người Nhật đang sống tại VN ít nhiều đều nghe về tên tuổi cũng như được bạn bè tư vấn xem phim của anh ấy trước khi sang VN. Tôi đã từng xem các phim của anh Hùng, đặc biệt với Mùi đu đủ xanh, tôi đã là một trong những người hâm mộ Trần Anh Hùng rồi. Thật lòng mà nói, tôi vẫn là một người lạ và chập chững học cách xem phim Việt ngày qua ngày. Tôi chỉ mới xem một số phim Tết như Những nụ hôn rực rỡ, Khi yêu đừng quay đầu lại, Nhật ký Bạch Tuyết… tại rạp chiếu phim. Tôi cũng có xem Chơi vơi và một số phim khác bằng DVD. Tôi nghĩ rằng mình cần phải học tiếng Việt chăm chỉ hơn để có thể hiểu được nhiều sắc thái ý nghĩa của từng bộ phim. Năm 1995, JPF cũng đã tham gia vào công việc hỗ trợ phát hành phim Thương nhớ đồng quê (đạo diễn Đặng Nhật Minh). Và gần đây nhất, chúng tôi cũng đã tham gia hỗ trợ và đồng tổ chức nhiều LHP trong đó có LHP Quốc tế VN lần thứ nhất vừa diễn ra. Sự hỗ trợ của JPF về mặt tài chính có thể không phải lúc nào cũng là một con số lớn, nhưng chúng tôi rất vinh dự khi được hỗ trợ và tư vấn cho các nhà phát hành phim, đặc biệt trong việc phát hành các bộ phim Nhật Bản tại VN.
* Việc một đạo diễn không phải người Nhật mà là người Pháp gốc Việt là Trần Anh Hùng chuyển thể và đạo diễn một cuốn sách rất Nhật như Rừng Na-uy gợi cho ông những suy nghĩ gì?
- Không quan trọng đạo diễn mang quốc tịch nào, Haruki hiểu tác phẩm của mình nhất, nếu ông ấy đã đồng ý cho Trần Anh Hùng dựng phim tác phẩm của ông, thì đó hẳn là một quyết định sáng suốt nhất. Tôi nghĩ Trần Anh Hùng thật sự là một người có đôi mắt tinh tường và cách làm phim lôi cuốn khiến cho mỗi thước phim mang đầy vẻ đẹp và day dứt với người xem. Chính vì thế, tôi rất mong được xem vẻ đẹp ấy trong Rừng Na-uy sẽ như thế nào. Tôi rất hay xem kịch Kabuki, một loại hình kịch của Nhật Bản mà diễn viên nam hóa thân thành nhân vật nữ. Khi một người nam diễn vai của người nữ khác hoàn toàn với việc một nữ diễn viên đóng vai nữ. Nhưng lạ thay, chúng tôi vẫn cảm giác nhân vật đó là một phụ nữ trên sân khấu. Tôi rất háo hức chờ đợi xem nước Nhật của tôi như thế nào qua đôi mắt của một đạo diễn người Pháp gốc Việt, đặc biệt đó là Trần Anh Hùng.
* Ở Nhật, độc giả đã đón nhận cuốn sách Rừng Na-uy và các cuốn sách khác của Haruki Murakami ra sao? Ông có phải là độc giả của Murakami hay không? Cuốn sách Rừng Na-uy xuất bản ở VN có ghi: Cứ 7 người Nhật thì có 1 người đọc Rừng Na-uy, con số này có đúng không, theo ông?
- Ở Nhật Bản, có hai giải thưởng danh giá nhất dành cho văn học, đó là giải Akutagawa và giải Naoki. Nhiều tác giả Nhật khao khát hai giải thưởng này trong sự nghiệp viết văn của mình. Ví dụ như, Kenzaburo Oe, người đã giành giải Nobel văn học, đã từng nhận được giải Akutagawa khi ở tuổi 23. Nhưng kỳ lạ thay, tuy Haruki Murakami chưa giành được giải thưởng nào như thế nhưng ông ấy lại được công nhận là một trong những nhà văn nổi tiếng và có ảnh hưởng ở Nhật. Tác phẩm văn học Rừng Na-uy được xuất bản tại Nhật năm 1987 và được công chúng đón nhận nhiệt liệt. Thống kê ngày 5.8.2009, con số ấn hành đã lên đến 10 triệu bản tại Nhật. Tôi nghĩ rằng độc giả của Rừng Na-uy có thể gấp đôi con số ấn hành bởi lẽ ngoài những người mua sách để đọc, có những người đọc tác phẩm đó ở thư viện hay mượn của bạn bè. Vậy nên tôi nghĩ, câu nói “cứ 7 người Nhật có một người đọc Rừng Na-uy” quả không ngoa chút nào.
* Ông nghĩ đó là lý do gì vậy, để Rừng Na-uy được đón nhận không chỉ ở Nhật, mà còn ở nhiều nước mà sách được chuyển ngữ, và đặc biệt cũng rất được chú ý ở VN?
- Tôi cũng nghe nói rằng, cho đến bây giờ, tác phẩm văn học Rừng Na-uy đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng. Vào cuối thập nhiên 1980, một sự bùng nổ có tên là Murakami tại Trung Quốc, và người ta đã tạo ra từ “Rất Murakami” bằng tiếng Trung Quốc. Một số người Mông Cổ nói rằng “Chúng tôi là người hiểu thế giới của Murakami nhất” trong khi đó một số nhà văn ở Hàn Quốc được mệnh danh bằng mỹ từ “Thế hệ Haruki”. Ở Mỹ, nhiều nhà phê bình văn học đã viết nhiều bài phê bình sắc bén về Haruki Murakami ở tầm tương đương với các tác giả khác ở Mỹ. Tại Nga, một số tiệm sách đặc biệt dành ra những góc lớn nhất dành cho sách của Haruki ở hạng mục văn học thế giới. Nói như vậy để thấy được rằng, Haruki Murakami được đón nhận rộng rãi trên thế giới nhưng rất khó để biết được rằng đâu là nguyên nhân. Nhiều nhà phê bình trên thế giới đã cố gắng đúc kết khái niệm này, nhưng không có câu trả lời xác đáng, tôi nghĩ vậy. Nó tùy thuộc vào độc giả của từng quốc gia nghĩ thế nào về Haruki Murakami.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, trước hết, Haruki học văn học Anh tại Đại học Waseda và đã từng dịch nhiều tác phẩm của nhiều tác gia nổi tiếng ở Mỹ như F. Scott Fitzgerald, Raymond Carver và Chris Van Allsburg. Qua việc học và dịch, ông ấy đã thật sự làm quen với các tiểu thuyết của Mỹ và có vẻ như là cấu trúc và phong cách của các tác phẩm văn học Mỹ trở thành một phần trong con người của ông. Điều đó làm cho độc giả dễ tiếp cận với tiểu thuyết của ông. Nhưng đồng thời, ông là một người Nhật, nên dù cho có thế nào đi nữa, trong tiểu thuyết của ông vẫn có những phong vị ngoại lai. Sự kết nối giữa “tính Nhật” và “tính toàn cầu” đã đưa các tác phẩm của Murakami đến với đại công chúng trên thế giới. Một lý do khác, việc đô thị hóa trên thế giới cũng có thể là nguyên nhân khiến cho Murakami Haruki trở nên nổi tiếng. Những người ở độ tuổi 30, độc thân và sống trong những căn hộ nhỏ với mức lương trung bình có thể tìm thấy sự đồng cảm ở các nhân vật nam trong tiểu thuyết của Murakami Haruki. Sau khi đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, con người có xu hướng nhìn lại quá khứ của đất nước với nhiều hoài niệm, họ thấy cô độc và chán nản về cuộc sống. Những cảm giác như thế thường được đặc tả trong những tác phẩm của Murakami.
* Ông đã đến VN được gần 3 năm, ông đã kịp nhận thấy và yêu quý một nét văn hóa nào của VN chưa?
- Tôi nghĩ rằng, quan trọng không phải là thời gian bao lâu mà là cách nhìn của bạn như thế nào. Nếu bạn đeo kính chống nắng suốt ngày, bạn không thể thấy những gì xảy ra vào buổi tối, và ngay cả ban ngày, bạn cũng sẽ bỏ lỡ điều gì đó, bởi lẽ mọi thứ sẽ khác khi bạn nhìn chúng dưới ánh mặt trời. Và khi đó một năm quan sát thì kết quả cũng như những gì bạn thấy trong tuần đầu tiên đến Việt Nam. Tôi cố gắng đeo một loại kính mắt có thể nhìn thấy được mọi sự như đúng nó đang diễn ra nhưng tôi không thực sự giỏi tiếng Việt lắm. Chính vì thế tôi nghĩ ra tôi đã bỏ lỡ nhiều điều thú vị về văn hóa VN. Thật rất dễ để nói các cô gái Việt mặc áo dài thật sự quyến rũ và tuyệt đẹp, mọi người rất thân thiện, và món ăn Việt Nam thì rất ngon… nhưng tôi có cảm giác đó là những nhận xét rất ban đầu và sơ khai. Tôi cảm thấy tôi cần nhiều thời gian hơn để hiểu sâu về văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam. Kể cả với vợ tôi, tôi cũng chưa hoàn toàn hiểu hết cô ấy mặc dù chúng tôi cùng nói chung một ngôn ngữ .
* Ông nhận thấy sự đón nhận văn hóa Nhật ở đất nước chúng tôi như thế nào?
- Thường trong các sự kiện đã tổ chức, chúng tôi nhận được nhiều đánh giá từ công chúng tham gia và phần lớn là những đánh giá rất tích cực. Vào tháng 11. 2010, chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát trên mạng với chủ đề là người Việt Nam nghĩ gì về văn hóa Nhật Bản và nhận được 522 câu trả lời của những độc giả ở độ tuổi thanh niên đến 60. Nhìn chung, sự quyến rũ, cảm giác tích cực và những yêu cầu về văn hóa Nhật Bản là rất lớn. Nhưng nếu chúng ta cẩn trọng nhìn nhận thì sẽ thấy những nam thanh niên có vẻ như không thích văn hóa Nhật Bản trong khi các bạn nữ đồng trang lứa lại có những phản hồi tích cực với cuộc khảo sát này. Dù kết quả có như thế nào đi nữa, những gì chúng tôi có thể làm là tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn càng nhiều càng tốt cho các bạn, và sẽ khiến cho các bạn cảm thấy không hề hối tiếc khi đến xem các sự kiện của chúng tôi.
* Yếu tố giao lưu văn hóa được nhắc đến của JPF là mong muốn tạo ra nét văn hóa mới thông qua cái nhìn của thế giới về sự đa dạng văn hóa và nghệ thuật Nhật Bản, nơi sự ý thức về vẻ đẹp, ý thức về các giá trị, và trí tuệ của cuộc sống và con người Nhật ngưng tụ lại. Vậy ngoài văn học, những nét văn hóa nào của Nhật mà ông nghĩ người Việt quan tâm và sự thực thì JPF đã hỗ trợ cũng như đem đến giới thiệu tại VN?
- Chúng tôi tin rằng sự thúc đẩy về đa dạng trong văn hóa nghệ thuật sẽ làm cho VN năng động và mạnh mẽ hơn. Và những năng lượng đó từ VN có thể tạo nên sức mạnh cho NB, NB cũng sẽ năng động và mạnh mẽ hơn. Đó là sự tương trợ đôi bên cùng có lợi. Nếu dòng sông không có dòng chảy, nước sẽ trở nên tù đọng và nhiễm bẩn. Những dòng chảy liên tục của việc trao đổi văn hóa sẽ giữ cho văn hóa nghệ thuật của VN và NB trở nên tươi mới và sống động. JPF đã tổ chức rất nhiều hoạt động như: LHP, triển lãm nghệ thuật, trình diễn sân khấu, hòa nhạc và các buổi hội thảo… Sắp tới là LHP Hoạt hình NB (từ 12 đến 17.1 .2011 tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia), với hy vọng sẽ giới thiệu đến với khán giả sự đa dạng trong lĩnh vực phim hoạt hình ở NB. Bên cạnh đó, chúng tôi hiểu rằng những gì mà một tổ chức như chúng tôi làm được rất hạn chế so với sự phát triển của xã hội. Vì thế, chúng tôi cũng hỗ trợ về mặt tài chính cho một số đối tác tổ chức các sự kiện văn hóa ở VN.
* Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản là tổ chức đầu tiên tại Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực giao lưu văn hóa quốc tế. Là một tổ chức hoạt động phi lợi nhuận, Quỹ được thành lập năm 1972 với mục đích tăng cường mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản với các quốc gia khác. Cùng hơn 20 văn phòng đại diện trên toàn thế giới, Quỹ đang dần mở rộng các hoạt động của mình ra toàn cầu với 3 mảng hoạt động chính là giao lưu văn hóa & nghệ thuật, giáo dục tiếng Nhật, nghiên cứu Nhật Bản & giao lưu trí tuệ.
Cát Khuê (thực hiện)
.
.
.
No comments:
Post a Comment