Tiếng nói nước Nga
23.12.2010, 13:09
Matxcơva hoan nghênh quyết định của Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn Hiệp ước về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START). Cơ quan báo chí điện Kremlin cho hay, Tổng thống Dmitry Medvedev tỏ ra hài lòng trước việc Hiệp ước này đã được phê chuẩn tại Hoa Kỳ và ông hy vọng rằng Nghị viện Quốc hội Nga cũng sẵn sàng xem xét vấn đề này.
Sau nhiều tuần tranh nghị, chiều thứ Tư 22 tháng 12 Thượng viện Hoa Kỳ đã phê chuẩn Hiệp ước START. 71 thượng nghị sĩ bỏ phiếu thuận, có 26 phiếu chống. Thế mà từ vài ngày trước đã tưởng rằng số phận của bản Hiệp ước này đang đứng bị đe dọa. Thủ lĩnh thiểu số Cộng hòa trong Thượng viện, ông Mitch McConnell và cánh tay phải của ông ta là Thượng nghị sĩ John Kyle phát biểu phản đối văn kiện. Ý kiến của họ được lặp lại bởi một số ứng viên Tổng thống tiềm năng, mà nhiều người hiện chiếm các vị trí thế lực hơn so với đại diện cùng đảng tại Thượng viện. Về phía mình, Kremlin đã cảnh báo rằng, bất cứ sửa đổi nào cũng sẽ chôn vùi Hiệp ước này và kéo theo việc cần tiến hành những vòng thương lượng mới.
Sự kiện diễn ra ngay trước thềm ngày lễ Giáng sinh Thiên chúa giáo có thể xem là dấu mốc có tính lịch sử. Theo lời ông Barack Obama, đây là hiệp ước ý nghĩa nhất về cắt giảm vũ khí tấn công trong hầu như hai thập niên. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon bày tỏ hy vọng rằng việc phê chuẩn văn kiện ở Hoa Kỳ “sẽ giúp bảo tồn xung lực không phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân, vốn đã được dầy công tạo lập một cách khó khăn trong những năm gần đây”.
Văn kiện đã nhận được tính đồng đẳng tuyệt đối, - Ủy viên Hội đồng Nga về chính sách đối ngoại và quốc phòng, ông Fedor Lukyanov nhận định.
“Theo nhãn quan của tôi, trước chúng ta là sự nhân nhượng hòa hoãn lý tưởng, nhìn chung không ai phải nhường thua ai điều gì nghiêm trọng, trong khi mỗi bên đều nhận được phần từ những gì đã hướng tới và phấn đấu. Tức là, tính đến những tiềm năng trở lại, Nga đã đạt được sự thay đổi trong hệ thống kiểm tra, nhắc tới ở sự liên hệ giữa hệ thống phòng ngự và tấn công chiến lược, - đó có thể xem là thắng lợi của Nga. Cùng trong thời gian này, vấn đề NMD mà Nga đang rất kiên quyết thì không đi vào Hiệp ước, mặc dù đã tìm thấy hình thức cho phép mỗi bên đều tuyên bố được rằng đã đạt nguyện vọng”.
Theo Hiệp ước START, mỗi bên sẽ cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược của mình theo cách để qua 7 năm, con số vũ khí sẽ không quá 700 đơn vị tên lửa liên lục địa, tên lửa đạn đạo của tàu ngầm, máy bay ném bom hạng nặng, và 1.550 đầu đạn hạt nhân trên các phương tiện này. Hiệp ước cũng qui định nhất thiết giảm mức ngưỡng con số phương tiện mang xuống hơn 2 lần – đến 800 đơn vị – và dự trù sự kiểm tra lẫn nhau với các kho hạt nhân của mỗi bên.
Thoạt đầu đã chờ đợi rằng Hiệp ước START mới sẽ được đồng thuận trước ngày 5 tháng 12 năm 2009, khi hết hạn hiệu lực của văn kiện cũ. Tuy nhiên đã không làm được như vậy. Hai nhà lãnh đạo Nga và Hoa Kỳ đã đặt chữ ký dưới văn bản Hiệp ước mới vào tháng Tư 2010. Các bên thỏa thuận rằng tiến trình phê chuẩn văn kiện ở Hoa Kỳ và Nga sẽ diễn ra song song đồng bộ.
Ngay từ trước kỳ nghỉ mùa hè các Ủy ban chuyên môn của Nghị viện Nga đã thảo luận Hiệp ước về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược và khuyến nghị các đại biểu Viện Đuma quốc gia phê chuẩn văn bản này.
Nhưng, không sớm hơn khi động tác đó được thực hiện ở nước Mỹ.
Trong nghị quyết của thượng viện Hoa về việc phê chuẩn Hiệp ước START vào thời điểm cuối cùng đã đưa sửa đổi rằng sẽ không thể cắt nghĩa Hiệp ước này như là phương tiện tác động vào kế hoạch thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ.
Như đang chờ đợi, các nghị sĩ Nga sẽ phê chuẩn Hiệp ước START ngay trong thời gian gần tới. Tuy nhiên, họ có thể cần đến một chút thời gian để nghiên cứu tất cả những điều kiện để văn bản được chấp thuận ở Hoa Kỳ, - Tùy viên báo chí của Tổng thống Nga, bà Natalya Timokova tuyên bố như vậy.
----------------------
Cùng chủ đề
.
.
.
Tiếng nói nước Nga
26.12.2010, 14:45
Trong tuần, sau những cuộc chất vấn sôi nổi Hạ nghị viện Quốc hội Hoa Kỳ đã phê chuẩn Hiệp ước Nga-Mỹ về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START). Vì thỏa thuận đã có được sự tán thành ban đầu của phía Nga hồi mùa hè, nên điều quan trọng chờ đợi là “sự chấp thuận” của người Mỹ. Tuy vậy, việc Hạ nghị viện Mỹ thông qua nghị quyết với số lớn những sửa đổi và ghi chú buộc phía Nga phải đáp lại một cách cân xứng. Như thế, vẫn tồn tại những yếu tố tình tiết quanh số phận Hiệp ước về START.
Toàn thể Chính phủ Mỹ đã nỗ lực thuyết phục các đảng viên Cộng hòa chấp thuận thông qua Hiệp ước. Các ông Barack Obama, Joseph Baiden, bà Hillary Clinton, các cựu ngoại trưởng Mỹ James Baker và Henry Kissinger đã đích thân gọi điện trao đổi với giới nghị viện nước này, phân thích vì sao sớm bắt đầu hiệu lực Hiệp ước lại là điều rất quan trọng. Nhưng để có được bản nghị quyết, là sự chấp thuận phê chuẩn Hiệp ước của các hạ nghị sĩ, Nhà Trắng đã phải trả cái giá rõ ràng.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho biết: “Đây là bản nghị quyết được Hạ nghị viện thông qua với tư cách một ý kiến nhất thiết mà Tổng thống Mỹ phải có. Nghị quyết bao gồm loạt điều kiện, sự hiểu biết và tuyên bố mang nội dung bình luận đơn phương về những qui ước nhạy cảm trong Hiệp ước mới. Mặc dù thiếu những qui ước này, Hiệp ước khó mà có được”.
Chẳng hạn, trong nghị quyết của Hạ nghị viện Mỹ có sự chuẩn y, theo đó qui chế lời mở đầu của Hiệp ước có ghi mối tương quan giữa START và NMD, cũng như sự ảnh hưởng của START tới tính ổn định chiến lược trong trang bị phi hạt nhân, không được tiếp thụ như trách nhiệm pháp lý của Mỹ và Nga. Matxcơva cương quyết không đồng ý với điều này. Bởi Hiệp ước START là sự cân bằng thỏa thuận chung, được soạn thảo với những công sức lớn lao. Văn bản phải được áp dụng đầy đủ, không có sự ngoại lệ, - ông Lavrov nhấn mạnh.
Cũng như vậy đối với điều khoản nghị quyết Hạ viện Hoa Kỳ, nói về việc cần thiết thực hiện chương trình xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ. Bộ trưởng Nga nhận xét: “Nội dung Hiệp ước START đã rõ ràng chỉ ra mối quan hệ giữa START và NMD. Điều này được ấn định trong lời mở đầu. Trong bản thân nội dung Hiệp ước còn có điều khoản, cho phép bất cứ bên nào quyền rút khỏi Hiệp ước trong trường hợp nảy sinh tình huống bất thường. Chúng tôi tin rằng, việc triển khai toàn diện hệ thống NMD của Mỹ sẽ là tình huống bất thường như vậy. Người Mỹ đã được thông báo rõ về điều này”.
Việc nghị quyết của Hạ viện Hoa Kỳ chỉ ra dự định phát triển hệ thống NMD buộc các nghị sĩ Nga nghi ngờ tính đồng đẳng của Hiệp ước. Nó dẫn tới sự trì hoãn quá trình thông qua văn bản tại Viện Duma Nga. Dự thảo sẽ được Hạ viện Nga đọc lần thứ 3. Ông Konstantin Kosachov, lãnh đạo Ủy ban các vấn đề quốc tế Viện Duma cho hay: “Đây là thể thức đặc biệt mà chúng tôi chưa vận dụng lần nào, nhưng được ấn định trong qui ước và phù hợp với luật pháp của Nga. Chúng tôi lựa chọn thực hiện thể thức này bởi tình huống độc đáo. Việc phê chuẩn Hiệp ước đã được các đồng nghiệp Mỹ của chúng tôi kèm theo số lượng không nhỏ những tuyên bố, hiểu biết, diễn giải. Chúng tôi không thể không đáp lại chúng. Bởi rằng, những bổ sung này sẽ tạo cho các đối tác Mỹ lợi thế trong luận bàn về Hiệp ước này, văn bản vốn bao hàm ý nghĩa tính đồng đẳng lợi ích toàn diện của các bên. Để cân bằng sự đồng đẳng, chúng tôi dự định chuẩn bị thêm cho phần đọc lần hai những đề xuất bổ sung từ giới nghị sĩ về các tuyên bố, diễn giải, hay có thể là những sự rào đón”.
Lần đọc đầu tiên đã diễn ra xuôn xẻ. Các nghị sĩ Cộng sản và thuộc phe dân chủ tự do đã bỏ phiếu chống thông qua Hiệp ước START, còn đại diện đẳng “Nước Nga công bằng” và “Nước Nga thống nhất” đã biểu quyết “thuận”. Tuy nhiên, giới nghị sĩ Nga không kịp nhận văn bản chính thức nghị quyết phê chuẩn trước kỳ nghỉ đông. Do đó, đa số các nghị sĩ Nga kiềm chế bày tỏ ý kiến. Những tình tiết khúc mắc sẽ tồn tại ít nhất tới giữa tháng Giêng sang năm, khi diễn ra cuộc đọc chính bản dự luật.
.
.
.
No comments:
Post a Comment