Lan Phương | Washington , DC
Chủ nhật, 12 tháng 12 2010
Năm 2010 xem chừng không phải là một năm may mắn cho nước Mỹ. Kinh tế còn yếu, tỉ lệ thất nghiệp vẫn cao, thâm hụt ngân sách lên tới mức kỷ lục. Đã vậy đến hồi cuối năm, vụ WikiLeaks tiết lộ những tin mật của những công điện ngoại giao làm nước Mỹ bối rối. Lan Phương, trong Câu Chuyện Nước Mỹ tuần này mời quí vị theo dõi một số diễn biến trong vụ này và ý kiến của cây bút bình luận, nhà báo Ngô Nhân Dụng.
Bản tuyên ngôn khi thành lập của WikiLeaks tuyên bố chống lại tham nhũng và chống lại những lạm dụng của những đại công ty trên thế giới
Mới đây trang web WikiLeaks đã tiết lộ hàng trăm ngàn tài liệu mật của Hoa Kỳ, trong số đó có những công điện ngoại giao từ các đại sứ quán Mỹ đánh về Washington, và một danh sách những địa điểm quan trọng cho quyền lợi của nước Mỹ trên thế giới, nhiều tiết lộ có thể gây nguy hại cho mạng sống của binh sỹ Mỹ và công dân Mỹ ở mọi nơi, cũng như cho những cộng tác viên của Hoa Kỳ ở khắp nơi trên thế giới. Người sáng lập trang web này là một công dân Úc, ông Julian Assange, bị bắt tại nước Anh vì một trát tòa của châu Âu liên hệ tới một vụ bị coi là cưỡng ép tình dục xảy ra tại Thụy Điển. Đương sự đã bị bác đơn xin đóng tiền thế chân để tại ngoại hầu tra.
Trước hết xin điểm qua một số phản ứng từ nước Mỹ và một số nước khác trong vụ này:
- Máy chủ tại Hoa Kỳ và Pháp không cung cấp dịch vụ cho trang Web này nữa.
- Các công ty thẻ tín dụng như Visa, MasterCard và PayPal ngưng làm ăn với WikiLeaks, không xử lý các khoản tiền tặng giữ.
- Ngân hàng Thụy Sỹ PostFinance đóng tài khoản của ông Julian Assange vì lý do ông này khai man là sống ở Thụy Sỹ nhưng thực tế không phải vậy.
Bây giờ ông Julian Assange đã bị bắt, nhưng câu chuyện có chấm dứt ở đây hay không? Dĩ nhiên là không. Hôm thứ Ba, luật sư của ông Assange cho biết sẽ có một tổng biên tâp mới cho trang web này trong lúc ông Assange vắng mặt, và người ta thấy diễn ra một loạt những vụ tấn công của tin tặc vào những trang web sau đây:
-Trang web của Công tố viện Thụy Điển đã tống đạt trát bắt Assange bị tấn công.
- Trang web của luật sư đại diện cho hai phụ nữ khởi kiện ông Assange bị chặn.
- Các hệ thống Visa, MasterCard, PayPal bị tin tặc đánh phá, và còn nhiều vụ tin tặc phá hoại khác.
Trả lời câu hỏi là nước Mỹ và các nước khác phản ứng ra sao trước những tiết lộ này?
- Máy chủ tại Hoa Kỳ và Pháp không cung cấp dịch vụ cho trang Web này nữa.
- Các công ty thẻ tín dụng như Visa, MasterCard và PayPal ngưng làm ăn với WikiLeaks, không xử lý các khoản tiền tặng giữ.
- Ngân hàng Thụy Sỹ PostFinance đóng tài khoản của ông Julian Assange vì lý do ông này khai man là sống ở Thụy Sỹ nhưng thực tế không phải vậy.
Bây giờ ông Julian Assange đã bị bắt, nhưng câu chuyện có chấm dứt ở đây hay không? Dĩ nhiên là không. Hôm thứ Ba, luật sư của ông Assange cho biết sẽ có một tổng biên tâp mới cho trang web này trong lúc ông Assange vắng mặt, và người ta thấy diễn ra một loạt những vụ tấn công của tin tặc vào những trang web sau đây:
-Trang web của Công tố viện Thụy Điển đã tống đạt trát bắt Assange bị tấn công.
- Trang web của luật sư đại diện cho hai phụ nữ khởi kiện ông Assange bị chặn.
- Các hệ thống Visa, MasterCard, PayPal bị tin tặc đánh phá, và còn nhiều vụ tin tặc phá hoại khác.
Trả lời câu hỏi là nước Mỹ và các nước khác phản ứng ra sao trước những tiết lộ này?
Ông Ngô Nhân Dụng, một cây bút bình luận của tờ Người Việt tại California , đưa ý kiến: "Khi nói đến phản ứng từ phía nước Mỹ, chúng ta phải rất cẩn thận. Nước Mỹ là một tên chung, nhưng trong đó nó có không biết bao nhiêu là những người, những nhóm có quyền lợi khác nhau và họ phản ứng theo cách khác nhau.
Chính phủ Mỹ thì dĩ nhiên là họ chống lại đến cùng tổ chức WikiLeaks. Nhưng còn những tổ chức tư nhân của Mỹ họ hoàn toàn độc lập với chính phủ cũng như các chính trị gia có thể hoàn toàn độc lập với nhau. Thành ra phản ứng của nước Mỹ rất phức tạp.
Những người cho rằng cần phải liệt kê WikiLeaks như một nhóm khủng bố, trong khi đó những công ty tư, như tổ chức trả tiền PayPal hay những công ty tín dụng như Visa, MasterCard, họ từ chối không chịu sử dụng những phương tiện của họ để cho những người ủng hộ góp tiền cho WikiLeaks. Đó là những phản ứng hoàn toàn của tư nhân chứ không do chính phủ Mỹ đòi hỏi. Tại Mỹ, những xí nghiệp kinh doanh có toàn quyền tự do từ chối không cung cấp dịch vụ hay bán hàng cho khách. Đó là một chuyện rất tự nhiên ở nước Mỹ. Các công ty thẻ tín dụng ở Mỹ cho rằng những việc mà WikiLeaks làm có thể gây hại cho an ninh và chính trị của nước Mỹ. Thành thử, nếu họ quyết định như thế thì đấy cũng là quyền của họ. Phản ứng về phía nước Mỹ rất phức tạp. Còn đối với các nước khác bang giao với Mỹ, một số hiện bị tổ chức WikiLeaks đưa ra những thông tin tiết lộ là những nhân viên ngoại giao của Mỹ nói xấu các nước đó thì tôi cho là các nước đó cũng đành phải chịu, thí dụ, một nhân viên ngoại giao Mỹ nói rằng thanh niên con nhà giàu ở Ả Rập Saudi ăn chơi trác táng, hoàn toàn trái với những luật Hồi giáo mà bên ngoài thì họ cứ rêu rao là họ giữ đúng luật. Đó là điều mà chính phủ Ả Rập Saudi cũng đành chịu. Mối liên hệ giữa chính phủ nước này với chính phủ Mỹ dựa trên những điều ràng buộc về kinh tế, chính trị rất quan trọng, không phải vì một vài lời nói xấu đó mà họ làm phiền vấn đề ngoại giao được. Đối với những chính phủ lớn như bà Thủ tướng Đức hay Tổng thống Pháp bị nhân viên ngoại giao Mỹ nói xấu thì họ cũng đành chịu vì thói thường bề ngoài các nhà ngoại giao lúc nào cũng lễ phép, nhưng khi vắng mặt thì người ta tha hồ nói.
Có điều hiện giờ WikiLeaks dọa sẽ đưa ra những tin mật về các nhân viên chính phủ Nga cũng như giới tỉ phú, triệu phú ở nước Nga thì không biết đến lúc đó giới này và chính phủ nước này sẽ có phản ứng như thế nào."
Theo nhà báo Ngô Nhân Dụng trong quá khứ, tổ chức WikiLeaks rất nhiều lần đã loan tin về những bí mật của những nước khác nữa. Khi họ nhận được gì thì họ đưa lên trang Web, nhưng họ không phải là tổ chức đi đánh cắp tin. Người đánh cắp tin của bộ ngoại giao Mỹ chuyển cho họ thì họ chỉ đưa lên trang mạng vậy thôi.
Chính phủ Mỹ thì dĩ nhiên là họ chống lại đến cùng tổ chức WikiLeaks. Nhưng còn những tổ chức tư nhân của Mỹ họ hoàn toàn độc lập với chính phủ cũng như các chính trị gia có thể hoàn toàn độc lập với nhau. Thành ra phản ứng của nước Mỹ rất phức tạp.
Những người cho rằng cần phải liệt kê WikiLeaks như một nhóm khủng bố, trong khi đó những công ty tư, như tổ chức trả tiền PayPal hay những công ty tín dụng như Visa, MasterCard, họ từ chối không chịu sử dụng những phương tiện của họ để cho những người ủng hộ góp tiền cho WikiLeaks. Đó là những phản ứng hoàn toàn của tư nhân chứ không do chính phủ Mỹ đòi hỏi. Tại Mỹ, những xí nghiệp kinh doanh có toàn quyền tự do từ chối không cung cấp dịch vụ hay bán hàng cho khách. Đó là một chuyện rất tự nhiên ở nước Mỹ. Các công ty thẻ tín dụng ở Mỹ cho rằng những việc mà WikiLeaks làm có thể gây hại cho an ninh và chính trị của nước Mỹ. Thành thử, nếu họ quyết định như thế thì đấy cũng là quyền của họ. Phản ứng về phía nước Mỹ rất phức tạp. Còn đối với các nước khác bang giao với Mỹ, một số hiện bị tổ chức WikiLeaks đưa ra những thông tin tiết lộ là những nhân viên ngoại giao của Mỹ nói xấu các nước đó thì tôi cho là các nước đó cũng đành phải chịu, thí dụ, một nhân viên ngoại giao Mỹ nói rằng thanh niên con nhà giàu ở Ả Rập Saudi ăn chơi trác táng, hoàn toàn trái với những luật Hồi giáo mà bên ngoài thì họ cứ rêu rao là họ giữ đúng luật. Đó là điều mà chính phủ Ả Rập Saudi cũng đành chịu. Mối liên hệ giữa chính phủ nước này với chính phủ Mỹ dựa trên những điều ràng buộc về kinh tế, chính trị rất quan trọng, không phải vì một vài lời nói xấu đó mà họ làm phiền vấn đề ngoại giao được. Đối với những chính phủ lớn như bà Thủ tướng Đức hay Tổng thống Pháp bị nhân viên ngoại giao Mỹ nói xấu thì họ cũng đành chịu vì thói thường bề ngoài các nhà ngoại giao lúc nào cũng lễ phép, nhưng khi vắng mặt thì người ta tha hồ nói.
Có điều hiện giờ WikiLeaks dọa sẽ đưa ra những tin mật về các nhân viên chính phủ Nga cũng như giới tỉ phú, triệu phú ở nước Nga thì không biết đến lúc đó giới này và chính phủ nước này sẽ có phản ứng như thế nào."
Theo nhà báo Ngô Nhân Dụng trong quá khứ, tổ chức WikiLeaks rất nhiều lần đã loan tin về những bí mật của những nước khác nữa. Khi họ nhận được gì thì họ đưa lên trang Web, nhưng họ không phải là tổ chức đi đánh cắp tin. Người đánh cắp tin của bộ ngoại giao Mỹ chuyển cho họ thì họ chỉ đưa lên trang mạng vậy thôi.
Ông cho biết tiếp:"Trong quá khứ khi họ thành lập tổ chức này họ không nhắm vào nước Mỹ. Trong bản tuyên ngôn khi thành lập, họ chống lại tham nhũng và chống lại những lạm dụng của những đại công ty trên thế giới. Đó là lý tưởng thì trên nguyên tắc ai cũng đồng ý. Họ còn nói là họ chống tham nhũng và những chế độ đàn áp dân ở Á châu và Phi châu. Họ đã từng làm công việc đó ở Kenya, họ đã tố giác những bí mật cuả chính phủ của Tổng thống Moi. Họ cũng đưa ra những tin bí mật về một công ty dược phẩm đã ảnh hưởng đến tổ chức Y Tế Thế Giới trong việc nghiên cứu về thuốc cho các nước chậm tiến. Có lần họ đã tung ra tin bí mật liên quan đến Ivory Coast, về một công ty hóa chất của Tây phương đã làm ô nhiễm bờ biển của nước này, chất độc có thể làm hằng trăm ngàn người bị bệnh nặng. Thực ra WikiLeaks như một cái chợ, ai có thông tin gì thì cứ đưa cho họ đăng tải. Những người chống tham nhũng ở các nước nghèo, những người chống lại các công ty lớn lạm dụng đồng tiền của họ để gây hại cho người khác thì tất cả những người này có thể gửi tin tức đến cho WikiLeaks."
Theo ông Ngô Nhân Dụng, trên thế giới, hiện giờ nước Mỹ là nước bị tiết lộ tin mật nhiều nhất thì điều đó cũng dễ hiểu, bởi vì nứớc Mỹ là một trong những nước dân chủ nhất, có những người dân nghĩ rằng nếu nêu lên điều xấu của chính phủ thì đó là điều tốt cho quốc gia, thành thử mới có những người Mỹ đi tìm những bí mật của chính phủ Mỹ đem trình bày ra trước công luận. Để làm gì? Họ nghĩ rằng như vậy là cách làm cho nước Mỹ tốt hơn. Nhà báo Ngô Nhân Dụng nói rằng người ta có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng đó là điều đang xảy ra hiện nay.
Theo ông Ngô Nhân Dụng, trên thế giới, hiện giờ nước Mỹ là nước bị tiết lộ tin mật nhiều nhất thì điều đó cũng dễ hiểu, bởi vì nứớc Mỹ là một trong những nước dân chủ nhất, có những người dân nghĩ rằng nếu nêu lên điều xấu của chính phủ thì đó là điều tốt cho quốc gia, thành thử mới có những người Mỹ đi tìm những bí mật của chính phủ Mỹ đem trình bày ra trước công luận. Để làm gì? Họ nghĩ rằng như vậy là cách làm cho nước Mỹ tốt hơn. Nhà báo Ngô Nhân Dụng nói rằng người ta có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng đó là điều đang xảy ra hiện nay.
Ông cho biết tiếp:"Có người đi lấy những tin mật của chính phủ rồi tung lên mạng và bảo rằng: 'Tôi không muốn chính phủ Mỹ làm điều gì bí mật cả.' Đấy là ý của anh ấy. Anh ấy cho rằng "chính phủ Mỹ giao thiệp với các nước thì cứ công khai, đừng nói ngoài mặt một đàng, đằng sau lưng một nẻo. Đấy là mục đích của những người tiết lộ tin của chính phủ Mỹ. Sự tình cờ là nước Mỹ là quốc gia dân chủ nhất nhất thế giới, cho nên mới sinh ra những người như vậy. Chứ còn ở những nước độc tài quen rồi, người dân sợ, không bao giờ dám cãi chính phủ thì không bao giờ xảy ra chuyện đó cả."
.
.
.
No comments:
Post a Comment