Thursday, December 16, 2010

NGƯỜI VIỆT ĐẦY KHÁT VỌNG : GẮNG PHẤN ĐẤU VÌ DANH DỰ GIA ĐÌNH

Christine Cornelius, dpa/cht Theo Tạp chí Tấm Gương (Der Spiegel)

Hồ Gươm chuyển ngữ
Thứ Năm, 16/12/2010

Nữ sinh trung học 16 tuổi Vũ Kim Hoàn: tới Đức định cư lúc 3 tuổi, hiện cô thông thạo nhiều thứ tiếng.

Học sinh có nguồn gốc là người Việt Nam đạt những thành tích học tập đặc biệt ấn tượng, giống như nữ sinh 16 tuổi Vũ Kim Hoan tại thành phố Dresden, ở vài địa phương, 3/4 số học sinh gốc Việt vào được trường Trung học. Phía sau rất nhiều những nỗ lực vượt trội đó là các bậc phụ huynh, họ thúc đẩy con cái và không phải tất cả đều đứng vững được trước những áp lực.

Nữ sinh Vũ Kim Hoàn hiếm khi có thời gian rảnh rỗi. Cô là học sinh giỏi nhất trong lớp, biết chơi dương cầm và là người hướng dẫn du khách thăm quan thành phố cổ Dresden bằng những ngôn ngữ Đức, Anh, Pháp, Tây Ba Nha và Việt Nam. Đương nhiên cô kể về những thành công của mình trong các cuộc thi ngoại ngữ, về những suất học bổng dành cho mình, về trách nhiệm trong vai trò là người phát ngôn của lớp và của cả khóa học. Cô gái 16 tuổi nói: "tôi luôn có sự nỗ lực ở trong mình". Cô là một trong rất nhiều những học sinh người Việt mẫu mực định cư tại Đức, họ là những học sinh thường vượt rất xa các bạn học người Đức. Kim Hoàn học lớp 10 tại trường trung học Romain – Roland. Kim Hoàn kể, cô tới định cư ở Đức khi mới 3 tuổi, bố mẹ cô luôn phải lao động rất vất vả vì vậy cô không muốn khiến họ thêm lo lắng vì bị điểm xấu.

Thời gian đầu cô cảm thấy phải chịu rất nhiều áp lực "Sẽ là một bi kịch đối với mẹ tôi, nếu tôi nhận điểm hai môn Toán, bây giờ thì bà cũng phải nhìn nhận rằng, nhận một điểm hai cũng là tốt vậy". Để không bị quên cội nguồn, cô trò chuyện với bố mẹ bằng tiếng Việt, và cũng thường làm như vậy với các chị của mình.

Sự nghiêm khắc của cha mẹ: con không được nản chí
Là một người ngoại quốc, cô không muốn trở thành gánh nặng cho người Đức, Kim Hoàn nói: "Tôi muốn làm một cái gì đó để trả ơn vì chúng tôi đã được phép sinh sống tại đây". Cũng vì vậy cô có những cố gắng ở trường và giúp các bạn học làm bài tập. Cha mẹ cô đã dạy dỗ cô từ rất sớm, rằng không bao giờ được nản chí.

Câu hỏi được đặt ra, hệ thống trường học nào được người Việt coi trọng, cô chỉ nhớ tới một thanh niên, nhưng cậu ta không học ở trường trung học.

Cô không nhất thiết phải học nhiều như những bạn đồng lớp mà chỉ cần học bằng phương pháp khác "so với những bạn gái thân thiết của tôi thì tôi vẫn là một kẻ lười biếng", cô tự nhận xét về mình như vậy.
Nhà nghiên cứu giáo dục Olaf Beuchling đã dựa vào số liệu của tổng cục Thống kê Liên bang để tính ra con số trung bình, trên toàn Liên bang bang Đức có khoảng 59% số học sinh người Việt vào được trường trung học, trong khi tỉ lệ đó ở học sinh người Đức chỉ chiếm khoảng 43%. Ông Olaf beuchling làm công việc so sánh chương trình Nghiên cứu- Đào tạo thuộc đại học Leipzig và từ nhiều năm qua đã nghiên cứu về sự thành công trong học đường của học sinh người Việt.

Ở tiểu bang Sachsen, nơi người Việt cư tụ thành một nhóm đông đảo nhất thì khoảng cách so với học sinh người Đức còn lớn hơn thế nữa. Thậm chí ở đây học sinh người Việt còn đạt tới tỉ lệ gần ¾ vào được trường trung học, trong khi chỉ có 4 trong 10 học sinh người Đức gắng có được bằng tốt nghiệp trung học. Cách đây hai năm, trong một nghiên cứu dành cho tiểu bang Brandenburg cũng đã có một kết quả cho thấy một tỉ lệ cao tới gần 74% học sinh người Việt vào được trường trung học. Chưa kể ngoài ra còn có nhiều người Việt hiện đã nhập vào quốc tịch Đức và như vậy trong số liệu thống kê họ được tính như là học sinh người Đức.

"Học vấn ở Việt Nam có một giá trị hoàn toàn khác so với ở nước Đức", ông Beuchling nói, "Người nào có học vấn và đạt được điều gì đó thì người đó làm tăng uy tín của gia đình họ". Từ kết quả của những cuộc phỏng vấn học sinh người Việt ông biết rằng, có lắm người trong số họ đã gặp nhiều vấn đề vì phải chịu những áp lực lớn. Không ít trong số họ vì thế phải đi điều trị tâm lý.

"Con phải giỏi hơn tất cả các bạn khác"
Ngoài ra, trong một nghiên cứu mới đây nhất đã chỉ ra rằng, trẻ em có xuất xứ từ những gia đình di cư có nhiều hứng khởi trong học tập hơn là những đứa bạn học đồng lứa tuổi người Đức. Kết quả cũng đã cho thấy, áp lực từ cha mẹ có thể làm trở ngại sự hứng thú trong học tập, ngay cả khi nó không làm ảnh hưởng tới điểm số.

Hoàng Minh Tuấn là một người cha trong gia đình cũng đã thúc đẩy đứa con trai của mình phải học từ sớm. "Con phải cố gắng phấn đấu trong trường học và phải giỏi hơn tất cả những bạn học khác", ông khuyên nhủ người con trai của mình. Bây giờ thì cậu con trai của ông đã học lớp bảy ở trường phổ thông Trung học Dresden, và tự giác học tập. Cậu là một trong những học sinh giỏi nhất lớp. "Trong năm học cuối vừa qua cậu đạt điểm trung bình là 1,3 điểm", người cha tự hào kể.

Những người đồng hương của ông thậm chí còn hiếm khi bị kỳ thị hơn so với những năm tháng sau ngày thống nhất nước Đức, ông Hoàng, hiện đang là thành viên trong ban chấp hành hội Người Việt tại thành phố Dresden kể.

Nhiều chủ hãng vẫn luôn còn có định kiến khi nhìn thấy tên người Việt trong hồ sơ xin việc làm "Nếu con cái chúng ta không giỏi hơn những người khác thì chúng sẽ gặp nhiều thiệt thòi" - một vấn nạn mà nhiều người đang kiếm việc với cái tên ngoại quốc đã hiểu rất rõ.

Trong trường phổ thông Trung học Bertolt Brecht ở thành phố Dresden đặc biệt có nhiều học sinh người Việt, với khoảng 70 học sinh trong tổng số 800 học sinh có gốc Việt, ông hiệu trưởng Marcello Meschke cho biết. Ông đánh giá họ có "tinh thần học tập tốt", "họ rất quan tâm đến sự tiến bộ của cá nhân mình", người nào trong số họ theo đuổi hết chương trình đều có bằng tốt nghiệp phổ thông Trung học. "Bởi vì tôi chưa gặp một trường hợp nào thi trượt cả"
.
.
.

No comments: