Nhà nước độc tài đảng trị không muốn công dân của mình tự do suy nghĩ về chính họ nên nhà nước đứng ra kiềm chế họ bằng tuyên truyền, bằng giải thích lịch sử áp đặt... đó chính là lý do vì sao giáo dục trở thành công cụ, phương tiện để làm cách nào truyền đạt phương pháp làm sao cho con người nghĩ gì chứ không phải nghĩ cách nào. Vì thế nếu ta suy nghĩ độc lập với hệ thống chính trị hiện hữu, ta đương nhiên trở thành đối thủ nguy hiểm của nhà nước suy đồi đó!
Chính trên nền tảng áp đặt một khái niệm xã hội ảo tưởng, bằng một mô thức thiên đường ảo vọng nào đó mà họ vẽ ra trong tương lai, vì vậy họ ra sức cổ súy tối đa cho bộ máy tuyên truyền hoạt động hết công suất như ta đã và đang thấy từ trong quá khứ đến hiện tại ở đất nước này. Thời chiến tranh chống Mỹ, người dân đa phần vừa bước ra từ thời kỳ phong kiến ngu muội, lại phải tiếp cận một thứ tư tưởng mị dân vẽ ra cho họ một tương lai hoành tráng… bởi một guồng máy biến những kẻ được đào tạo trở thành công cụ máy móc tuyên truyền hoàn hảo. Tất cả, khiến cho họ tin tưởng rằng sự hy sinh một phần hoặc toàn thể xương máu này cho một cuộc chiến đẫm máu tàn bạo là điều cần thiết.
Thương thay cho phận đàn bà nghèo khó, ít học, chưa nhận thức đủ đầy vai trò của mình trong xã hội. Chấp nhận và hy sinh mặc nhiên đó như là đặc tính ngàn đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến vừa chấm dứt, được tiếp nối triền miên trong chiến tranh. Họ làm được gì ngoài việc để những người thân yêu của mình đi vào chỗ chết? Không ngần ngại, thậm chí xúi giục những người thân yêu nhất của mình tất cả vì tiền tuyến, giết con mới đẻ của mình vì tiếng khóc có thể làm nguy hiểm cho các đồng chí, có thể bắng ép buộc hoặc tự nguyện? … Để rồi điều đọng lại trong suốt cuộc đời của họ là nỗi đau điên dại vì tội ác mà mình đã gây ra, hay là thẫn thờ ngồi im lặng gặm nhấm nỗi đau mất con, mất chồng... Đổi lại tên tuổi của họ sẽ được vinh danh trên bản vàng, trên truyền thông rằng họ đã hy sinh cho chính nghĩa, cho tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa viễn vông, cho chế độ suy đồi, chìm ngập trong nhũng lạm, cho tư tưởng bệnh hoạn của vị anh hùng dân tộc chết tiệt nào đó được đánh bóng và ca ngợi hết mức. Sự tụng ca đó khiến cho cái đẹp của hình tượng vượt lên trên mọi khái niệm hiện thực mà con người có thể cảm được. Bằng chứng là sự cao quý của hình tượng vĩ đại diệu kỳ đó, khiến cho hầu hết các nhà làm phim, các nhà hội họa, nhà văn,… hết sức bối rối làm sao cho việc tái hiện nhân vật này bằng ngôn ngữ nghệ thuật ra công chúng mang được vẽ đẹp quái dị, có một không hai của sự tuyên truyền, ngợi ca đó?
Họ có biết đâu sự hy sinh đó chỉ để đổi lấy một cái gì đó thậm cũ, bóp nghẹt còn khủng khiếp hơn cái mà họ hy sinh để thay đổi bằng mọi giá của cái gọi là một chế độ hiện hữu bất công mà họ đang ra sức lật đổ!
Có sự hy sinh nào là cao quý và có sự hy sinh nào là ngu muội không?
Chính trên nền tảng áp đặt một khái niệm xã hội ảo tưởng, bằng một mô thức thiên đường ảo vọng nào đó mà họ vẽ ra trong tương lai, vì vậy họ ra sức cổ súy tối đa cho bộ máy tuyên truyền hoạt động hết công suất như ta đã và đang thấy từ trong quá khứ đến hiện tại ở đất nước này. Thời chiến tranh chống Mỹ, người dân đa phần vừa bước ra từ thời kỳ phong kiến ngu muội, lại phải tiếp cận một thứ tư tưởng mị dân vẽ ra cho họ một tương lai hoành tráng… bởi một guồng máy biến những kẻ được đào tạo trở thành công cụ máy móc tuyên truyền hoàn hảo. Tất cả, khiến cho họ tin tưởng rằng sự hy sinh một phần hoặc toàn thể xương máu này cho một cuộc chiến đẫm máu tàn bạo là điều cần thiết.
Thương thay cho phận đàn bà nghèo khó, ít học, chưa nhận thức đủ đầy vai trò của mình trong xã hội. Chấp nhận và hy sinh mặc nhiên đó như là đặc tính ngàn đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến vừa chấm dứt, được tiếp nối triền miên trong chiến tranh. Họ làm được gì ngoài việc để những người thân yêu của mình đi vào chỗ chết? Không ngần ngại, thậm chí xúi giục những người thân yêu nhất của mình tất cả vì tiền tuyến, giết con mới đẻ của mình vì tiếng khóc có thể làm nguy hiểm cho các đồng chí, có thể bắng ép buộc hoặc tự nguyện? … Để rồi điều đọng lại trong suốt cuộc đời của họ là nỗi đau điên dại vì tội ác mà mình đã gây ra, hay là thẫn thờ ngồi im lặng gặm nhấm nỗi đau mất con, mất chồng... Đổi lại tên tuổi của họ sẽ được vinh danh trên bản vàng, trên truyền thông rằng họ đã hy sinh cho chính nghĩa, cho tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa viễn vông, cho chế độ suy đồi, chìm ngập trong nhũng lạm, cho tư tưởng bệnh hoạn của vị anh hùng dân tộc chết tiệt nào đó được đánh bóng và ca ngợi hết mức. Sự tụng ca đó khiến cho cái đẹp của hình tượng vượt lên trên mọi khái niệm hiện thực mà con người có thể cảm được. Bằng chứng là sự cao quý của hình tượng vĩ đại diệu kỳ đó, khiến cho hầu hết các nhà làm phim, các nhà hội họa, nhà văn,… hết sức bối rối làm sao cho việc tái hiện nhân vật này bằng ngôn ngữ nghệ thuật ra công chúng mang được vẽ đẹp quái dị, có một không hai của sự tuyên truyền, ngợi ca đó?
Họ có biết đâu sự hy sinh đó chỉ để đổi lấy một cái gì đó thậm cũ, bóp nghẹt còn khủng khiếp hơn cái mà họ hy sinh để thay đổi bằng mọi giá của cái gọi là một chế độ hiện hữu bất công mà họ đang ra sức lật đổ!
Có sự hy sinh nào là cao quý và có sự hy sinh nào là ngu muội không?
Có nỗi đau nào đến từ sự dốt nát tự thân vì bị lừa lọc không?
Có nỗi đau nào kéo dài gần trọn một thế kỷ để ngồi thinh lặng nhìn ngắm sự hy sinh là vô ích không?
Có sự xẻ chia nào làm nỗi đau như thế vơi đi ít nhiều không?
Bà có tính toán, đổi chác nỗi đau vĩ đại này để được điều gì đó tốt đẹp hơn như lời hứa mị không?
Có nỗi đau nào vĩ đại hơn nỗi đau khi trở về với cát bụi rồi mà ta chưa nghiệm ra sự lừa đảo vĩ đại nhất của mọi thời không?
Liệu cái ngày 10/12/2010 (*), ngày hạnh phúc nhất của Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ có được trọn vẹn không, khi bà Nguyễn Thị Thứ hội ngộ với 11 người thân quá cố của mình nơi địa ngục?
Họ có chỉ trích hay oán hận bà đã đẩy họ vào chổ chết vì đi theo tiếng gọi hận thù?
Chín đứa con của bà Nguyễn Thị Thứ để đổi lấy một chính thể suy đồi
Không biết trong hành trình sống dài dằn vặt của mình, có bao giờ bà nghĩ phận mình như nhà thơ Bùi Minh Quốc không?
Bà có tự hỏi, liệu mục đích đã đẩy 11 người bao gồm chín người con ruột, một người cháu và một chàng rể vào chỗ chết để đổi lấy một chính thể suy đồi và tha hóa này sao?
Hay bà cảm thấy nhẹ lòng vì những cuộc thăm viếng lai rai của những kẻ đang điều hành một xã hội thối nát, bằng những lời động viên an ủi, và rồi khi ra về chúng xoa tay: “Ối dào! một nhiệm vụ chính trị vừa hoàn tất định kỳ”, hoặc vả bà hài lòng về cái gọi là “mẹ ơi! trên đất nước này ai cũng là con mẹ cả”.
Nhưng trong lòng chúng thì nghĩ ngược lại : “thật may mắn bà đã không sinh ra chúng tôi. Bởi nếu là con ruột của bà thì giờ có lẽ chúng tôi đang nằm hưởng khói rồi cũng nên!”.
Hay có bao giờ bà nghĩ nếu mình sinh đẻ có kế hoạch thì hẳn nỗi đau không lớn như ngày hôm nay không?
Bà ơi! Hôm nay đốt cho bà một nén hương bằng bài viết vô nghĩa này với đời bà, nhưng nó sẽ thật sự có ý nghĩa cho những người sống, những người đang tận hưởng thành quả “hy sinh vĩ đại” của những người đã chết như con bà, như bà. Rằng tất cả hãy là sự trao đổi sòng phẳng. Hãy trả lại cho những người đã chết và những người đang sống trong hiện tại và tương lai trọn vẹn của cái nghĩa thật thà khi đảng tuyên truyền đẩy họ đi vào chổ chết cho một ước mơ đẹp hơn. Hãy để cho người chết ngậm cười nơi chín suối, được thấy rằng ít ra mình không bị lừa phỉnh!
Chứ hiện tại thì...? Nếu điều đó xảy ra, đảng sẽ chẳng còn bà mẹ anh hùng nào như bà Nguyễn Thị Thứ nữa đâu! Các bà mẹ ngày nay có lẽ đã nhận thức được ít nhiều tính cường điệu thái quá của nó trong lời nói tuyên truyền sáo rỗng của hôm qua, hôm nay và mãi mãi về sau!
Bà ơi! Hôm nay đốt cho bà một nén hương bằng bài viết vô nghĩa này với đời bà, nhưng nó sẽ thật sự có ý nghĩa cho những người sống, những người đang tận hưởng thành quả “hy sinh vĩ đại” của những người đã chết như con bà, như bà. Rằng tất cả hãy là sự trao đổi sòng phẳng. Hãy trả lại cho những người đã chết và những người đang sống trong hiện tại và tương lai trọn vẹn của cái nghĩa thật thà khi đảng tuyên truyền đẩy họ đi vào chổ chết cho một ước mơ đẹp hơn. Hãy để cho người chết ngậm cười nơi chín suối, được thấy rằng ít ra mình không bị lừa phỉnh!
Chứ hiện tại thì...? Nếu điều đó xảy ra, đảng sẽ chẳng còn bà mẹ anh hùng nào như bà Nguyễn Thị Thứ nữa đâu! Các bà mẹ ngày nay có lẽ đã nhận thức được ít nhiều tính cường điệu thái quá của nó trong lời nói tuyên truyền sáo rỗng của hôm qua, hôm nay và mãi mãi về sau!
Đào Hữu Nghĩa Nhân
---------------------
Ghi chú:
(*) Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng Nguyễn Thị Thứ (1904 - 2010) sinh tại thôn Thanh Quýt 2, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Bà có chồng, 9 người con trai, 1 con rể và 2 cháu ngoại là liệt sĩ, là người mẹ có nhiều con cháu hy sinh nhất trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ kéo dài gần 30 năm (từ năm 1948 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975). Bà trở thành bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu, được lấy làm nguyên mẫu xây dựng tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam trong dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ. Bà mất vào lúc 01 giờ 40 phút sáng ngày 10/12/2010 tại Đà Nẵng. (Wikipedia )
(*) Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng Nguyễn Thị Thứ (1904 - 2010) sinh tại thôn Thanh Quýt 2, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Bà có chồng, 9 người con trai, 1 con rể và 2 cháu ngoại là liệt sĩ, là người mẹ có nhiều con cháu hy sinh nhất trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ kéo dài gần 30 năm (từ năm 1948 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975). Bà trở thành bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu, được lấy làm nguyên mẫu xây dựng tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam trong dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ. Bà mất vào lúc 01 giờ 40 phút sáng ngày 10/12/2010 tại Đà Nẵng. (Wikipedia )
.
.NÉN
.
No comments:
Post a Comment