Tuesday, December 28, 2010

HỘI THẢO GÓP Ý CHO VĂN KIỆN ĐẠI HỘI 11 (1)

Tài liệu tham khảo:

Do Hội KHKT và Trung tâm Thông tin và Dự báo KTXH Quốc gia (Bộ KH-ĐT) tổ chức, với sự tham dự của 22 trí thức-đảng viên cao cấp, đại diện VPTƯ Đảng, Hội đồng Lý luận TƯ, Ngày 7-10-2010


Bà con nào không có điều kiện theo dõi kỹ thì mời đọc bản tóm lược được công bố chính thức.


Xin kính mời các quí vị đại biểu và các vị khách mời, chúng ta bắt đầu làm việc.
Kính thưa các vị đại biểu, các vị khách quý! Để triển khai chỉ thị của Bộ Chính trị… công bố và lấy ý kiến góp ý của các tổ chức cán bộ đảng viên và nhân dân vào dự thảo văn kiện của ban chấp hành trung ương khóa X trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư hôm nay, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia phối hợp với Hội khoa học kinh tế Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học về các vấn đề phát triển về chiến lược kinh tế xã hội. Đóng góp ý kiến vào văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Ban tổ chức xin trân trọng giới thiệu đến dự hội thảo hôm nay có giáo sư Trần Phương, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ, nguyên ủy viên Trung ương đảng, Chủ tịch hội khoa học kinh tế Việt Nam đến dự hội thảo (vỗ tay).
Đến dự hội thảo hôm nay có các vị nguyên là lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu từ văn phòng Trung ương Đảng, hội đồng lý luận Trung ương, hội khoa học kinh tế Việt Nam, các trường Đại học vào viện nghiên cứu trong nước. Đảng ủy cơ quan Bộ Kế hoạch và đầu tư và đại biểu các đơn vị trong bộ. Hội thảo còn có sự tham gia của đội ngũ cán bộ nghiên cứu viên cấp ủy của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia. Ban tổ chức xin trân trọng cảm ơn sự có mặt của các quí vị đại biểu.
Để bắt đầu hội thảo, Ban tổ chức xin trân trọng giới thiệu giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang Thái, Phó chủ tịch kiêm tổng Thư ký hội Khoa học kinh tế Việt Nam có đôi lời phát biểu: .., (nghe không rõ) nói thông báo rồi là ... (không nghe rõ) tiến hành theo dự kiến trong một ngày rưỡi, thế nhưng vì hôm nay có cái chuyện là của bên trường Đại học Kinh tế Hà Nội có cái đám tang vào đầu giờ chiều cho nên là chúng ta sẽ giải quyết sớm sáng ngày hôm nay vào lúc mười một rưỡi, và sẽ có ăn trưa ở đây, sau đó anh chị nào cần (có tiếng xen vào) đi viếng thì lên xe ô tô, … sẽ bố trí ở đây sẽ cùng Bộ Đầu tư…thì sẽ dừng xe ô tô ở đây gồm với ô tô con theo viếng sau đó thì về. Trong khi đó những người không đi viếng thì tiếp tục ở lại thảo luận cho đến buổi chiều những người đi viếng về thì giải quyết tham gia sinh hoạt. Thế còn tình hình hết hôm nay như thế nào… (nghe không rõ) thì sẽ có ý kiến. Bây giờ chúng tôi xin trân trọng kính mời giáo sư Trần Phương … chủ trì cuộc họp vào sáng nay:


(02′ 43″) GS Trần Phương (cựu Phó CT Hội đồng Bộ trưởng- PTT, cựu Ủy viên BCHTW Đảng, Chủ tịch Hội KHKTVN):
Thưa các đồng chí, cứ 5 năm một lần thì cái nước này, cái Đảng này có một cái đợt sinh hoạt lý luận chính trị rất là rộng lớn nhưng mà thực tình ra đó khi mà triệu tập cái cuộc hội nghị này thì chúng tôi cũng không biết … bao nhiêu cho vừa bởi vì toàn những các vị mà gọi là nói mấy câu phi lộ là mất vài tiếng rồi, thế thì làm thế nào đây? Và cho đến nay thì trung ương hội nhận được mười ba bài phát biểu rồi mà tôi có đọc một số bài mà có người bảo là ông mà có đọc 1 bài lớn thì mất 1 tiếng thì còn không biết ông nói bao nhiêu nữa đây? Cho nên là như một câu hỏi đặt ra để trưng cầu ý các đồng chí là ta làm thảo luận kiểu nào?
Tôi xin gợi ý thế này: thực ra những cái văn kiện của Đại hội thì họ cũng đã triệu tập biết bao nhiêu cái ông mà tài viết văn rồi …(nghe không rõ) lắm rồi cho nên là họ cũng chẳng phải hớ gì lắm đâu, họ đã biết về cái … đủ rồi. Tôi nói như thế là bởi vì tôi cũng được vài lần trưng cầu vào cái đội …(nghe không rõ) để viết những cái hoàn thiện này thì đúng là vất vả lắm. Thế thì bây giờ chúng ta góp cái gì vào đây, đó là vấn đề. Tôi đề nghị một cách như thế này này, để mọi người có thể góp được thì đề nghị nói ngắn thôi, nói cái ý rằng tôi muốn bổ sung điều này, tôi muốn sửa điều kia thì tốt nhất chứ còn nếu là như những cái bài mà các anh gửi cho chúng tôi đó thì anh viết đủ cả, trích dẫn đủ cả. Thế thì nói thế thì ai nói được bao nhiêu điều mà chúng ta đó thì không thể nào mà họp quá hai ngày được. Chúng tôi đã tranh luận rồi, tôi sợ là đến ngày thứ hai có nhiều vị không đến nữa đâu (có tiếng rì rầm trao đổi). Tôi hỏi các anh đâu có phải dễ dù là dù là các anh đã nghỉ rồi, một cuộc họp còn bao nhiêu việc nữa chứ.
Cho nên, tôi đề nghị là thôi thì ta họp tối đa 2 ngày và để dành cho nhau nói và để nghe nhau. Tôi đề nghị là mỗi vị nói độ mươi mười lăm hai mươi phút (có tiếng bàn tán xôn xao), có được không? (có tiếng xì xầm bàn tán 10 phút tối đa là 20 phút thôi). Vâng thì thôi tôi nói như thế là để tôn trọng các vị chứ còn các vị tự giác thôi bởi vì các vị nói dài quá thì người khác người ta hết thì giờ nói, có phải không ạ? Mà nếu nói dài quá thì người ta cũng hơi khó nghe để viết bởi vì … (nghe không rõ) lý luận hàng tràng giang đại hải cả đấy, thế nếu bây giờ các vị nói nhiều quá thì người khác ít nói, thì giờ thì có hạn thôi. Tôi đề nghị cái cách như thế thôi thì tùy liệu chúng ta tự điều chỉnh dần dần, có phải không ạ? Duy nhất có một cái ý kiến là thế này này, những văn kiện này họ đã viết kỹ lắm rồi. Bây giờ ông thêm cái gì, ông sửa cái gì thì ông nên nói. Nói ra ngay rồi còn thực ra nói ngắn mọi người đều hiểu cả chứ không phải không đâu. Tôi nói ví dụ nó ông bảo là cái câu này sai cái điều ông Marx ông nói, người ta biết rồi, người ta đọc Marx rồi, thế thì nói ngắn là vì thế, có được không ạ? (có tiếng “được ạ”).
Các đồng chí đồng ý nhé! (vỗ tay). Thế bây giờ thì, khi mà các vị phát biểu ý kiến không biết là tôi thì là muốn có mấy anh ở miền Nam ra thì tôi rất là kính trọng thì không biết là khi nhường các đồng chí ở miền Nam ra nói trước, có phải không ạ? (có tiếng lao xao). Bởi vì anh ở miền Nam ra thì thế nào anh cũng không ngồi với chúng tôi 2 ngày đâu. Ông đến đây 1 buổi rồi thì các ông lại lỉnh đi đâu đó bởi vì có nhiều việc nữa cơ mà. Cho nên tôi đề nghị là mấy anh em miền Nam nói trước (có tiếng nói xen: cho anh Đào Công Tiến đi). Trần Đình Bút có không? (“ông Bút chưa ra”). Rồi rồi… (có tiếng bàn tán). Thôi nói chung là ông nào ở miền Nam thì xin mời nói trước, cho ông ưu tiên thế còn miền Bắc ngồi chịu khó chờ vậy, nào ông Tiến ra ngồi đây cho nó có máy đàng hoàng.

(07’21″) Đào Công Tiến (cựu Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cựu thành viên Ban nghiên cứu chiến lược Chính phủ):
Kính thưa các đồng chí, tôi có chuẩn bị phát biểu gồm 2 mảng: một là vẫn còn băn khoăn những vấn đề lớn của cương lĩnh thì tôi sẽ nói cái đó có 3 điểm băn khoăn, 3 vấn đề lớn còn băn khoăn. Cái thứ hai là bốn điểm về chiến lược nhưng chắc có lẽ thời gian không có nhiều nên tôi chỉ nói ý một thôi tức là cải cách thể chế để tạo sự đột phá cho những đột phá chiến lược.
Và xin thưa về cương lĩnh trước, vấn đề thứ nhứt là vấn đề kim chỉ nam, tôi cho rằng cứ kiên định, cứ khăng khăng giữ lấy kim chỉ nam như chúng ta giữ trong thời gian qua cho đến nay là không ổn vì học thuyết Mác Lênin cho đến nay cuộc sống đã chỉ cho chúng ta khá rõ có cái trước trúng nay trúng, có cái trước trúng nay không còn phù hợp vì bối cảnh lịch sử đã thay đổi quá nhiều. Có những cái trước và nay đều trật hết. Thế thì không có lý do gì để chúng ta kiên định một cách máy móc học thuyết Mác Lê – nin, là nền tảng tư tưởng là kim chỉ nam cho mọi hành động mà phải coi rằng quanh cái đúng cái hợp lý của học thuyết Mác Lê nin còn có tư tưởng Hồ Chí Minh, còn có cái đúng cái hợp lý của những học thuyết khác. Và tất cả những cái đó nó là nền tảng tư tưởng, nền tảng lý thuyết của cái tiến trình cách mạng Việt Nam tiếp theo.
Đó là vấn đề thứ nhứt. Vấn đề thứ hai, CNXH và định hướng XHCN được dùng ở những chỗ quan trọng nhứt và có thể ghép với đâu cũng được hết, nó trở thành một cái sự lố bịch. Thế thì ta cư xử với cái vấn đề lớn này sao đây? Tôi cho rằng phải có cái nhận thức lại CNXH và định hướng XHCN một cách đích thực hơn. Theo tôi, cho đến CNXH mà chúng ta coi theo nhận thức theo kiểu chính thống thì phân tích nó ra thì nó có 2 cái nội dung ở hai cái phần tiếp cận, hai cách tiếp cận khác nhau. Xã hội XHCN với cái tư tưởng nhân văn, cái tư tưởng phát triển văn minh hiện đại nhân văn của nó và cái điều này chúng ta không phủ nhận cái tấm lòng tốt của những nhà sáng lập ra CNXH. Và ở Việt Nam ta có có sự đồng thuận rất cao là bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn thống nhất lãnh thổ và dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, xã hội dân chủ công bằng văn minh thì cái đó cái mục tiêu đó là mục tiêu phát triển và mục tiêu tốt đẹp. Và xã hội XHCN là một xã hội mà nó có thể đáp ứng được cái lòng mong mỏi của loài người tiến bộ so với những hình thái xã hội mà họ đã qua và họ đang sống với nó. Thì cái đó nếu coi là XHCN thì chúng ta giữ và định hướng là định hướng cái đó, định hướng dân giàu nước mạnh nhưng phải dân chủ văn minh, định hướng cái bảo toàn độc lập thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, mà làm được như vậy là chúng ta sẽ có một cái xã hội tốt đẹp. Nếu coi đó, cái tốt đẹp đó là XHCN thì tôi thấy cũng có thể chấp nhận được.
Nhưng xin thưa, nhiều nước trên thế giới họ không tự xưng XHCN nhưng họ làm điều đó tốt hơn ta hiện nay. Thì thôi, mặc dầu có những cái chuyện như vậy nhưng mà tôi cho rằng cũng có thể coi cái XHCN, định hướng XHCN ở cái phía mục tiêu đó là trúng. Còn CNXH và xã hội XHCN với tư cách là một mô thức tổ chức xã hội mà nó gắn liền với 3 cái đặc trưng rất cơ bản.
Đặc trưng thứ nhứt là Đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện tuyệt đối và cái quyền lãnh đạo đó trên thực tế nó đã biến thành cái siêu quyền lực, đảng trị, sùng bái cá nhân và nó diễn ra khá là rõ nét ở Liên Xô thời Stalin và ở Trung Quốc thời Mao Trạch Đông. Và xin thưa Việt Nam có, nó không đến cái mức đó nhưng cũng có cái cách hành xử theo kiểu đảng trị và sùng bái cá nhân, có khi không phải sùng bái một người mà một ít, một nhóm người.
Đặc trưng thứ hai là tổ chức xã hội theo kiểu giai cấp đấu tranh giai cấp, phân chia xã hội ra thành như vậy, thực hiện chuyên chính vô sản, lấy vô sản.. (không nghe rõ) dân tộc phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc thì, và hiện nay ngay cả nước như ở Trung Quốc nhiều học giả người ta nói rằng không cần không còn nói đến giai cấp và đấu tranh giai cấp nữa. Thế tổ chức xã hội theo cái kiểu đó XHCN phải có giai cấp, đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản. Ai mà đụng đến vấn đề này thì coi mất lập trường giai cấp.
Và cái đặc trưng thứ ba là đem cái mô hình kinh tế tổng quát nhà nước hóa, công hữu hóa, kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp thay cho kinh tế thị trường, dân chủ và phát triển. Thì cái mô thức tổ chức xã hội đó, XHCN đó, tôi cho rằng đã đến lúc phải đoạn tuyệt. Và thay vào đó là cái mô thức tổ chức xã hội hiện đại, kinh tế thị trường hiện đại, dân chủ và pháp quyền. Đó là vấn đề thứ hai. Và như vậy tôi không bài bác CNXH, (…) tuyệt đối hóa, cứ khư khư hiểu XHCN theo cái kiểu đó mà cuộc sống là loại bỏ rồi mà chúng ta giữ khư khư mãi và chính chúng ta quay lưng lại với cuộc sống. Đó là vấn đề cái đặc trưng thứ hai và cũng là cái vấn đề lớn thứ hai, CNXH và định hướng XHCN. Cái vấn đề thứ ba xung quanh vấn đề nhân quyền, pháp quyền và quyền lãnh đạo của đảng. Trong xã hội hiện đại thì không quyền nào hơn là dân quyền và pháp quyền. Và dân quyền được nổi lên ở chỗ cái quyền của người dân và sự tự do cho người dân thực thi cái quyền đó và cái quyền của từng người dân không phá vỡ cái định hướng chiến lược chung, cái mục tiêu tối thượng chung mà cái mục tiêu định hướng đó đã được thể chế hóa bằng luật pháp tức là dân chủ và thượng tôn pháp luật.
Nhưng trên thực tế các nước XHCN trong thời gian qua và kể cả những nước láng giềng có chế độ sụp đổ rồi và những nước còn đang như chúng ta Trung Quốc v.v… thì cái hiện hữu siêu quyền lực đó đang làm phá vỡ dân quyền, phá vỡ dân chủ xã hội mà ngay cả dân chủ trong đảng nữa. Cho nên tôi nói nếu còn … Đảng còn nắm vai trò lãnh đạo đó thì không phải lãnh đạo bằng cái quyền lực đó mà phải trở về bằng cái quyền lực này, quyền lực này rất là thuyết phục được ai, ai thuyết phục bởi cái đó thì người ta theo. Đảng là phải bỏ cái hiện chủ quyền lực đặc trưng dân quyền và pháp quyền đi để khôi phục lại cái dân chủ xã hội. Có thể lấy cái thực tiễn của Liên Xô và Trung Quốc nói về việc này thì có nhiều vấn đề thuyết phục lắm, các đồng chí khi nào có thời gian xin phép các đồng chí lúc đó tôi gởi bài ra thì tôi nghĩ rằng cái bài phát biểu đó có gì thì in phát chứ hôm nay tôi không thấy.
Điều đặc biệt đó xung quanh 3 vấn đề lớn của cương lĩnh, tôi cho 3 vấn đề chưa ổn mà nếu nói cho nó nhẹ nhàng chút còn băn khoăn. Còn về chiến lược tôi có bốn ý kiến: đồng ý phát triển nhanh và bền vững nhưng cái bền vững phải nói cho rõ hơn. Cái đó là ý thứ nhứt. Cái thứ hai cũng đồng ý đặt vấn đề con người là chủ thể và chiến lược phải là chiến lược do người và vì con người. Nhưng để làm được việc đó có ba vấn đề đụng đến vấn đề con người, con người phải gắn liền với khối đại đoàn kết dân tộc chứ không phải con người trong cái việc là đố kị chia rẽ, đố kị với nhau thì cái ảnh hưởng của giai cấp, đấu tranh giai cấp và cái thứ hai tôi cho rằng con người đã đến cái mức phải đặt vấn đề giải phóng con người và ở khía cạnh con người phải tự giải phóng. Giải phóng ra khỏi nghèo, đói, thất học, bệnh tật. Giải phóng ra khỏi cái sự áp bức nô lệ của những cái giáo điều, những cái thiên văn địa nghĩa gì đó. Không biết nói về cái khía cạnh này có bao giờ mà con người Việt Nam của chúng ta cần phải giải phóng ra khỏi sự tột cùng này hơn bao giờ không?
Và vấn đề thứ ba đối với con người tôi cho rằng chính sách, đường lối chính sách nhiều năm chúng ta chưa thực hiện khoan sức dân. Ba mươi năm chiến tranh đã vắt kiệt sức dân ta, sau 75′ tưởng đâu chúng ta tiến hành cái khôi phục và phát triển kinh tế theo tinh thần khoan sức dân nhưng điều đó không diễn ra vì chúng ta chọn lựa những giải pháp không đúng và trong cái đổi mới chúng ta có tiến một cái bước xa hơn tưởng chừng rằng nó gần lại với khoan sức dân nhưng vì chúng ta chọn cái giải pháp thắt lưng buộc bụng để tăng trưởng cho nên hiện hữu thiếu cái khoan sức dân trong cách hành xử của Đảng và Nhà nước ta. Mặc dầu nói trên giấy tờ thì nói không còn từ ngữ nào hay hơn để nói về việc này nhưng trên thực tế thì nó bị chối bỏ bởi những qui định này, qui định kia và đặc biệt trên thực thi trên cái cuộc sống thực tế. Cho nên, cái chiến lược 2010, 2011 và 2020 phải khác hơn những chiến lược khác ở chỗ là chiến lược trên tinh`thần khoan sức dân.
Ý thứ tư trong chiến lược phát triển là TPHCM thì nói có sáu cái đột phá còn cái chiến lược của chúng ta hiện nay nó có ba cái đột phá mà tôi theo dõi một số cái Đại hội địa phương, họ nói bây giờ họ đột phá dữ lắm. Thấy Trung ương nói, dưới nói, chỗ này nói, chỗ kia nói đột phá đột phá nhưng xin thưa tách bạch ra mà nói thì nó chỉ là những cái chương trình mục tiêu mà phải tính toán kỹ 5 năm thì mục tiêu cho cái hướng đó ra sao. Năm năm tới cái chương trình mục tiêu ra sao, còn để thực thi những cái chương trình mục tiêu đó phải có giải pháp, đặc biệt là những giải pháp tạo ra sự đột phá. Theo tôi, có một giải pháp đột phá mà chúng ta mới nói mé có chút thôi, tức là hoàn thiện cái cơ chế thị trường còn cái đuôi XHCN thì ai đồng ý XHCN thì ghi … không đồng ý thì bỏ. Mới chỉ me mé cái thôi nhưng thể chế không dừng lại là chỉ thể chế kinh tế thị trường, cái điều đó cần đúng nhưng không phải chỉ có nó mà còn thể chế dân chủ và pháp quyền nữa chứ và nói chung lại là thể chế là sự cải cách chính trị. Chúng ta đổi mới tiếp tục cái chiến lược này phải thể hiện tinh thần đổi mới tiếp tục, không phải chỉ đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị và thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nói cái điều này. Fidel Castro Cuba gần đây đã nói cái điều mà chúng tôi mong muốn hết sức mà Việt Nam chưa có những cái kiểu nói đó. Ôn Gia Bảo kêu gọi cải cách chính trị và không biết rồi đây Trung Quốc sẽ chính thức hóa cái ý kiến này ở chỗ nào và mức độ nào về cái việc này. Còn Fidel Castro có nói rằng cái mô hình kinh tế mà Cu Ba theo đã lỗi thời rồi. Dạ xin thưa tôi có mấy ý kiến vừa nói ngắn gọn, không biết có dài không? Xin cám ơn các đồng chí!

GS Trần Phương: Cám ơn ý kiến rất ngắn gọn nhưng mà đúng là cái bài anh viết thì tôi đọc rồi. Ông mà đọc cái bài đó thì một tiếng đồng hồ mà nó gọn là tốt. Xin mời anh khác, à mời anh Việt Phương.

Việt Phương (cựu Thư ký Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cựu thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Viện Nghiên cứu phát triển IDS):
Thưa các anh chị, thật là đỡ khổ cho các anh chị mà cũng may cho tôi là tôi không còn sức để nói dài nữa (tiếng cười vui), tôi xin nói ngắn là như thế chỉ nói những nhận xét, không phân tích, không kể.
Nhận xét như thế này, từ đầu năm nay khi Đảng ta kỷ niệm thành lập Đảng, dân ta đặc biệt là anh em trí thức những người nghiên cứu đã góp ý kiến vào Đại hội XI. Từ ngày 15 tháng 9, Đảng ta công bố các văn kiện cho đến cuối tháng này thì là kết thúc sự góp ý kiến của toàn dân, ý kiến càng nhiều lắm. Trong những ý kiến ấy mà tôi được theo dõi thì như thế này:
Chủ yếu người ta không nói về văn kiện nữa và người ta nhận định rất đúng rằng Đại hội nào của Đảng việc chính là nhân sự và người ta có ý kiến rất nhiều về nhân sự. Còn về văn kiện thì phương pháp góp ý kiến lần này rất đặc biệt, người ta không góp ý kiến về viết văn kiện, về chương này mục khác kết cấu ra làm sao, về tư tưởng này, ý kiến kia, câu này, chữ nọ mà người ta đối chiếu văn kiện với thực tế làm, những người cầm quyền làm gì, dân tộc Việt Nam ta đang làm gì từ đó quay lại người ta nói về văn kiện.
Qua tất cả những sự đóng góp về nhân sự và văn kiện như thế, ý kiến chung ở rất nhiều nơi mà tôi được biết là: mong sao anh chị em cầm quyền hiện nay tiếp thu, có tiếp và có thu chứ không phải chỉ có tiếp không mà không thu. Tiếp thu một tí-tì-ti thôi. Nguyên văn lời của người ta, tiếp thu một tí tì ti thôi thì là quí rồi. Từ đó, thôi tự hạn không nói về nhân sự vì hôm nay không có nói nhân sự, nói dự thảo văn kiện thì tôi xin nói sáu ý nhận xét về các cái văn kiện ấy. Gồm có bốn văn kiện, cương lĩnh bổ sung và phát triển chiến lược đến năm 2020.
Báo cáo chính trị rất dài 61 trang bảo rằng thì là để cho 5 năm đến năm 2015 nhưng mà túa hết cả và báo cáo về xây dựng Đảng rồi đưa ra dài Điều lệ đảng mới sửa chữa như thế nào? Tổng cộng lại bỏ cái phần điều lệ Đảng kể lể chi tiết từ đầu đến cuối còn lại bốn văn kiện đấy là hơn 150 trang. Sáu nhận xét của cơ chế này, ý kiến thứ nhất là quá quá dài, 150 trang thì định là Đại hội sẽ thông qua thành nghị quyết hết cả và không những là quá quá dài mà cực kỳ trùng lắp nhắc đi nhắc lại một số ý kiến ở chỗ nào cũng gặp cả. Thí dụ như là kiểm điểm lại vừa qua đạt được thành tựu gì to lớn, quan trọng, ý nghĩa lịch sử ra làm sao, có những yếu kém tồn tại gì, bài học kinh nghiệm như thế nào, bối cảnh quốc tế hiện nay ra sao. Cả bốn văn kiện đều là nói đi nói lại hết cả, về những đường lối chủ trương, ngoài cái phần có riêng của từng văn kiện một, cái về Đảng thì nói Đảng thôi, cái về cương lĩnh thì nó xa hơn một ít, cái về chiến lược thì nói mười năm, phần đấy có riêng. Còn lại tất cả các định hướng, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối nội, đối ngoại, tổ chức thực hiện giống y như nhau hết cả. Nó quá chừng trùng lắp đi. Nhận xét một.
Nhận xét hai. Đã có một số chủ trương đúng và mới, cực kỳ gian khổ mới đạt được trong những quyết định của Đảng và thực hiện chưa ra làm sao đâu. Hay nói gần là qua hai Đại hội của thế kỷ 21 này là Đại hội IX và Đại hội X. Phải ít nhất là không tước bỏ những chủ trương đúng và mới đã đi, cái nào văn kiện đã tước bỏ đi rất nhiều. Cái phần mới và đúng ở trong các văn kiện chuẩn bị của Đại hội XI kém rất xa cái phần mới phần đúng trong những văn kiện đã có trước đây. Bởi vì nó bị bỏ đi. Tôi đã kể ra chi tiết bỏ đi những cái gì rất quan trọng. Nhưng ở đây tôi giữ đúng, tôi không kể. Đấy là cái thứ hai. Ít nhất là phải đưa trở lại những cái đã có ấy và đúng ra là phải thêm rất nhiều cái mới nữa mà tình hình từ độ năm, bảy năm nay nó làm xuất hiện ra.
Nhận xét thứ ba. Những cái cũ kỹ lỗi thời, lạc hậu, sai lầm, ý thức hệ nhảm nhí, quay trở lại nhiều lắm, quay trở lại nhiều lắm, nặng nề lắm, đặc biệt là trong cái báo cáo chính trị và cái cương lĩnh ý. Đấy là cái nhận xét hai. Cái nhận xét ba, mâu thuẫn không dung hợp được với nhau giữa nhiều điều của các văn kiện. Không dung hợp được với nhau, mà nếu đã nói cái này thì không phải cái kia, mà đã nói cái kia thì không phải cái này, mà nó đã phó mặc tất cả những cái mâu thuẫn đấy nhiều lắm chứ không ít đâu. Phải thống nhất lại và làm thế nào, bàn bạc ra làm sao, trình ra Đại hội, một cái Trung ương mà trình bày những ý kiến trái ngược nhau như thế làm sao được. Đấy là ý kiến thứ ba.
Cái điều thứ tư là rất nhiều điều nó chỉ có thể là dự báo khoa học thôi bởi vì nó nói về một cái thời gian độ từ 40 đến 50 năm sắp tới. Và trong cái tình hình thế giới phát triển rất bất định hiện nay và ở trong tiến trình của dân tộc ta cũng khó lường trước. Làm sao mà những các cái chuyện 40, 50 năm nữa lại đưa ra thành như là chủ trương khẳng định của Đảng để mà lãnh đạo cả cái dân tộc này. Mang dự báo trở thành chủ trương. Đấy là một cái điều không đúng. Nhiều điều đề ra nó rất mù mờ rằng đến giữa thế kỷ thứ 21, nước ta phải thành thế này thế kia. Chả có tiêu chí gì cả. Mà chả ai biết được đến lúc ấy cái mà đề ra nước ta thành một nhà nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN, đến năm 2050 một cái nước như thế nó là cái gì? Ai đã nghiên cứu (có tiếng xen vào: “ nói thế người ta mới thích”). Đấy, có lẽ như thế chỉ nói để thích miệng thôi à? Đấy là cái thứ tư (có tiếng nói xen vào, nghe không rõ). Rồi (có tiếng cười). Nếu nói thế thì Nguyễn Bạt nói rất giỏi (tiếng cười lớn). Làm thế nào để nhanh lên được đến thiên đường.
Nhận xét thứ năm, là giữa những cái văn kiện ấy không có một cái dòng chảy thống nhất nào mà rất là phân tán, cái chỗ là có mâu thuẫn, đối nghịch, trái ngược không dung hòa được với nhau là một chuyện. Còn đây phân tán tản mạn, rải rác không thành ra một cái tư tưởng rõ rệt của một Đảng để mà phát huy cái vai trò của mình đối với đất nước. Thôi hãy nói năm cái điều ấy thôi.
Vì thế cho nên tôi đánh giá thế này, các văn kiện ấy hô vào cái thực tế đang làm thì kém nhất và là cái bước tụt lùi xa đi so với lại cái mức đạt không có tốt đẹp gì, không có sáng sủa gì của những cái văn kiện ở Đại hội IX và Đại hội X. Bây giờ có thể mong mỏi rằng được tiếp thu một chút tí ti hay không? Một chút tí ti thôi. Tôi có một ý nghĩ này, cuối cùng là tôi nói nếu có thể sửa chữa những chỗ nó quá chừng đi là không thể nào chấp nhận được. Tiếp thu một tí tì ti thôi thì có những các văn kiện nó có mặt mũi hơn một tí trình ra Đại hội XI thì quí. Còn có một cách nữa mà Đảng ta đã từng dùng tức là như thế này. Đại hội XI sẽ có một nghị quyết và thành quả của cái Đại hội XI là cái nghị quyết ấy chứ Đại hội XI không thông qua bốn cái văn kiện cộng lại 150 trang ấy bảo rằng tất cả cái đó là nghị quyết của Đại hội, mà Đại hội thông qua một cái nghị quyết. Thường thường thì vẫn có một cái báo cáo của Tổng bí thư tóm tắt lại gọn gàng trình bày tất cả các văn kiện. Lần này không phải làm một bảng tóm tắt, mà nếu mà giỏi thì lọc ra cái tinh túy, cái gì đúng đáng thì nói rồi thảo luận ra một cái nghị quyết thì ý của tôi là thế này: cái nghị quyết của Đại hội XI của Đảng đấy, dài là 15 trang mà nếu 10 trang được thì tốt, tức là từ hơn 150 trang của bốn cái văn kiện hiện nay bỏ đi mười lần còn lại 15 trang mà nếu giỏi nữa thì còn lại 10 trang. Ở trong ấy tất cả những cái tinh túy là có mà chủ trương rõ được, rành mạch được nếu một số ý kiến của Đào Công Tiến mà hay thì tiếp nhận thì đưa vào trong cái tinh túy ấy, chỉ cần 10 đến 15 trang, hoàn toàn không cần 150 trang. Tôi hết đấy ạ! (vỗ tay).
(còn tiếp)

-----------------------

Tài liệu tham khảo:
.
.
.

No comments: