Tháng 12 năm 2010
Người Tỵ Nạn 1982
Người Tỵ Nạn 1982
Thật chẳng uổng công chúng tôi chút nào đã lặn lội đường xa, lái xe thâu đêm để đi nghe nhạc sĩ Phan Văn Hưng hát ở Melbourne ngày thứ Bảy 11 tháng 12 vừa rồi.
Trong hội trường ấm cúng ở trường Đại Học Melbourne, sau nghi thức chào cờ, ông Nguyễn Thế Phong - Chủ Tịch CĐNVTD LB Úc Châu và cũng là đại diện cho ban tổ chức ban tổ chức gây quỹ cho Đền Thờ Quốc Tổ giới thiệu nhạc sĩ Phan Văn Hưng và mục đích của Buổi ca nhạc đặc biệt nầy. Nhạc sĩ Phan Văn Hưng bước ra sân khấu, anh cúi người chào khán giả và cầm đàn lên hát. Từng lời ca, từng tiếng nhạc trong bản nhạc anh hát như lời giới thiệu cho buổi ca nhạc hôm đó. Hát xong bản nhạc đầu anh mới nói những lời tâm tình với khán giả. Rất thân mật, đơn giản mà sâu sắc. Một giọng hát trầm ấm, với phong cách điềm đạm, nhã nhặn và giản dị của anh càng làm cho tôi mến mộ anh hơn.
Những bài hát kế tiếp đều được anh ân cần giới thiệu nguồn gốc của mỗi bài. Bài nào hầu như cũng từ những hoàn cảnh, những câu chuyện thương tâm làm anh xúc động [cảm kích] mà đệt thành lời ca như: Thằng bé tát dầu, Em bé và viên sỏi, Bài ca cho bé Thảo, v.v.. Ngoài những bài hay rất cảm động đó, còn những bài ca bất khuất, oai hùng như Việt Nam Vinh danh, Trả lại tôi, Đừng sợ nữa, .. Anh không viết những bài tình ca lãng mạn mà chỉ có những ca khúc phơi bầy những bất công, những khao khát tự do, những mơ ước rất đơn giản của người Việt chúng ta mà anh đã góp nhặt lại để diễn tả qua lời nhạc. Khán giả đã thích thú thưởng thức từng lời ca của anh với những tràng pháo tay vang dội cả hội trường.
Đến lúc nầy tôi nhận thấy anh không phải là người ít nói như tôi đã nghe và như tôi tưởng. Có lẽ anh ít nói những gì cho về anh nhưng anh chỉ nói thay và chỉ nói nhiều cho những người dân bất hạnh sống một cuộc sống lầm than trong một đất nước không có Tự Do và bất công. Anh viết lên và cất cao tiếng nói của anh qua những bản nhạc và giọng hát mong có một ngày người dân có được ấm no hạnh phúc.
Anh ngồi đàn hát bốn năm bản rồi anh đổi qua đứng đàn để hát, được vài bản rồi lại đổi qua ngồi hát. Anh thay đổi vị trí vài lần vậy anh đành thú thật với khán giả không phải anh điệu bộ gì mà là vì già rồi nên đứng lâu bị mỏi nên xin phép khán giả để đổi qua ngồi. Trông thật tội nghiệp cho một người có tấm lòng son sắt với đồng bào và quê hương.
Trước khi nghỉ giải lao, ông Nguyễn Thế Phong cho hay là những dĩa nhạc của anh không có bán ở các tiệm nhạc mà chỉ có bán trong buổi trình diễn này và đặc biệt số tiền bán được là để đóng góp cho Đền Thờ Quốc Tổ ở Melbourne. Liền sau đó những dĩa bán gần hết trong giờ nghỉ giải lao.
Trở lại chương trình phần hai, có phần đóng góp của hai em Nhân Mỹ và Nhân ái, và anh Anh Tuấn. Ai Trở Về Xứ Việt được cất lên, thật là xúc động và tôi nghĩ là không riêng gì tôi mà cả hội trường đều cùng say đắm theo lời nhạc và giọng hát của anh. Dường như giọng của anh khàn và yếu đi hơn, tuy nhiên tôi cảm thấy nỗi xúc động của tôi lại càng cao hơn với tiếng đàn và tiếng hát của chính tác giả trước mắt tôi.
Cho đến giờ phải trả hall mà anh vẫn muốn hát, hát mãi. Bản cuối nầy rồi đến bản cuối khác. Theo lời yêu cầu của khán giả đã mời chị Nam Dao để được diện kiến và chia sẻ niềm vui, chị là một người bạn cùng chí hướng, người bạn đời, người tình chẳng may mắn được anh tỏ một lời tình qua những bản nhạc của anh vì như anh nói lúc bấy giờ anh đã dành hết lời nhạc của anh cho vận mệnh đất nước. Anh tiếp tục chia sẻ, tâm tình của anh về hiện tình của đất nước và ước nguyện một ngày Vinh Danh cho Việt Nam, một ngày không còn Cộng sản và đây cũng bản nhạc cuối cùng là và mọi người cùng đứng lên hát.
Trong hội trường ấm cúng ở trường Đại Học Melbourne, sau nghi thức chào cờ, ông Nguyễn Thế Phong - Chủ Tịch CĐNVTD LB Úc Châu và cũng là đại diện cho ban tổ chức ban tổ chức gây quỹ cho Đền Thờ Quốc Tổ giới thiệu nhạc sĩ Phan Văn Hưng và mục đích của Buổi ca nhạc đặc biệt nầy. Nhạc sĩ Phan Văn Hưng bước ra sân khấu, anh cúi người chào khán giả và cầm đàn lên hát. Từng lời ca, từng tiếng nhạc trong bản nhạc anh hát như lời giới thiệu cho buổi ca nhạc hôm đó. Hát xong bản nhạc đầu anh mới nói những lời tâm tình với khán giả. Rất thân mật, đơn giản mà sâu sắc. Một giọng hát trầm ấm, với phong cách điềm đạm, nhã nhặn và giản dị của anh càng làm cho tôi mến mộ anh hơn.
Những bài hát kế tiếp đều được anh ân cần giới thiệu nguồn gốc của mỗi bài. Bài nào hầu như cũng từ những hoàn cảnh, những câu chuyện thương tâm làm anh xúc động [cảm kích] mà đệt thành lời ca như: Thằng bé tát dầu, Em bé và viên sỏi, Bài ca cho bé Thảo, v.v.. Ngoài những bài hay rất cảm động đó, còn những bài ca bất khuất, oai hùng như Việt Nam Vinh danh, Trả lại tôi, Đừng sợ nữa, .. Anh không viết những bài tình ca lãng mạn mà chỉ có những ca khúc phơi bầy những bất công, những khao khát tự do, những mơ ước rất đơn giản của người Việt chúng ta mà anh đã góp nhặt lại để diễn tả qua lời nhạc. Khán giả đã thích thú thưởng thức từng lời ca của anh với những tràng pháo tay vang dội cả hội trường.
Đến lúc nầy tôi nhận thấy anh không phải là người ít nói như tôi đã nghe và như tôi tưởng. Có lẽ anh ít nói những gì cho về anh nhưng anh chỉ nói thay và chỉ nói nhiều cho những người dân bất hạnh sống một cuộc sống lầm than trong một đất nước không có Tự Do và bất công. Anh viết lên và cất cao tiếng nói của anh qua những bản nhạc và giọng hát mong có một ngày người dân có được ấm no hạnh phúc.
Anh ngồi đàn hát bốn năm bản rồi anh đổi qua đứng đàn để hát, được vài bản rồi lại đổi qua ngồi hát. Anh thay đổi vị trí vài lần vậy anh đành thú thật với khán giả không phải anh điệu bộ gì mà là vì già rồi nên đứng lâu bị mỏi nên xin phép khán giả để đổi qua ngồi. Trông thật tội nghiệp cho một người có tấm lòng son sắt với đồng bào và quê hương.
Trước khi nghỉ giải lao, ông Nguyễn Thế Phong cho hay là những dĩa nhạc của anh không có bán ở các tiệm nhạc mà chỉ có bán trong buổi trình diễn này và đặc biệt số tiền bán được là để đóng góp cho Đền Thờ Quốc Tổ ở Melbourne. Liền sau đó những dĩa bán gần hết trong giờ nghỉ giải lao.
Trở lại chương trình phần hai, có phần đóng góp của hai em Nhân Mỹ và Nhân ái, và anh Anh Tuấn. Ai Trở Về Xứ Việt được cất lên, thật là xúc động và tôi nghĩ là không riêng gì tôi mà cả hội trường đều cùng say đắm theo lời nhạc và giọng hát của anh. Dường như giọng của anh khàn và yếu đi hơn, tuy nhiên tôi cảm thấy nỗi xúc động của tôi lại càng cao hơn với tiếng đàn và tiếng hát của chính tác giả trước mắt tôi.
Cho đến giờ phải trả hall mà anh vẫn muốn hát, hát mãi. Bản cuối nầy rồi đến bản cuối khác. Theo lời yêu cầu của khán giả đã mời chị Nam Dao để được diện kiến và chia sẻ niềm vui, chị là một người bạn cùng chí hướng, người bạn đời, người tình chẳng may mắn được anh tỏ một lời tình qua những bản nhạc của anh vì như anh nói lúc bấy giờ anh đã dành hết lời nhạc của anh cho vận mệnh đất nước. Anh tiếp tục chia sẻ, tâm tình của anh về hiện tình của đất nước và ước nguyện một ngày Vinh Danh cho Việt Nam, một ngày không còn Cộng sản và đây cũng bản nhạc cuối cùng là và mọi người cùng đứng lên hát.
Trong buổi ca nhạc, thỉnh thoảng tôi lén nhìn hai đứa con của tôi để xem nó có vẻ gì chán không. Tôi biết rằng chúng không thưởng thức như tôi, nhưng âm thanh của tiếng đàn guitar và tiếng hát trầm ấm và hùng hồn của anh, với những tràng vỗ tay sau mỗi bản nhạc ít nhiều cũng thu hút và làm chúng vui theo. Trên đường về tôi hỏi con tôi xem nó có thích không thì chúng đều trả lời Yes và thêm lời giải thích thêm của chúng tôi, con tôi biết đuợc ít nhiều về cái khổ, cái đau của dân Việt, nhất là những ngày sau 30 tháng 4 năm ấy.
Úc Châu, Tháng 12 năm 2010
Người Tỵ Nạn 1982
---
Những Ca khúc cho Tự Do
Người Tỵ Nạn 1982
---
Những Ca khúc cho Tự Do
.
.
.
No comments:
Post a Comment