Wednesday, December 15, 2010

CAM BỐT ĐÓNG CỬA TRẠI TỊ NẠN VIỆT NAM (AP/BBC)


15-12-2010

Cam Bốt đóng cửa trại tị nạn, tương lai 62 người tị nạn Việt Nam bất định

Phom Penh, Cambodia – Chính phủ Cam Bốt thông báo với cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc là họ sẽ đóng cửa một cơ sở hiện đang là nơi cư trú cho 62 người tị nạn Việt Nam vào ngày đầu năm tới, và chính phủ Cam Bốt sẽ trả những người tị nạn này về lại Việt Nam, nơi họ có thể bị đàn áp.

Cao ủy tị nạn LHQ là nơi đã cấp quy chế tị nạn cho những người này, hôm nay thứ Ba đã lên tiếng yêu cầu cho họ có thêm thời gian để quyết định tái định cư cho nhóm này như thế nào đây.

Những người tị nạn này là những người cuối cùng trong nhóm 1.812 người Việt miền thượng du Việt Nam đã được Cao Ủy Tị nạn LHQ nhận kể từ năm 2006, theo người đại diện cao ủy ông Jean-Noel Wetterwarld. Phủ cao ủy đã giúp tái định cư 999 người trong số này, đa số ở Hoa Kỳ, và gởi 751 người khác về lại nguyên quán.

Cam Bốt muốn đóng cửa trại tị nạn ở Phnom Penh để làm nản lòng những người thiểu số đến từ vùng Cao nguyên Trung phần của Việt Nam, được biết đến như người Montagnards, mà đa số họ đã từng đứng cùng phe với Hoa Kỳ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, họ tham dự lễ ở những nhà thờ Tin Lành không được nhà nước Việt Nam công nhận và thường thì không được nhà nước cộng sản tin cậy.

“Nếu chúng tôi không nói họ đóng cửa cơ sở này, thì việc của Cao ủy Tị nạn LHQ sẽ kéo dài vô tận,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Koy Kuong nói. “Chúng tôi không muốn trại tị nạn này mở cửa vô thời hạn.”

Bộ Ngoại giao Cam Bốt nói với Phủ Cao ủy Tị nạn LHQ trong một lá thư mà hãng thông tấn AP có được hôm thứ Ba là “Cam Bốt đã quyết định đóng cửa trại vào ngày 1 tháng Một tới đây. Chính phủ Cam Bốt sẽ gởi những người tị nạn này về lại nước Việt Nam cộng sản “trong một ngày sẽ được thông báo đúng lúc,” lá thư nói, được ký ngày 29 tháng Mười Một.

Cao ủy Tị nạn LHQ nói là họ hiểu chính phủ Cam Bốt không muốn người tị nạn sống vô thời hạn ở Cam Bốt, nhưng họ hy vọng họ sẽ có thêm chút thời gian để chuyện tái định cư cho những người tị nạn này có thể được thu xếp.

“Chúng tôi đã yêu cầu chính phủ Cam Bốt cho chúng tôi được triển hạn để chúng tôi cố gắng tìm một giải pháp,” ông Wetterwald nói qua cuộc phỏng vấn qua điện thoại ở Băng Cốc, Thái Lan.

Ông nói sự đóng cửa này sẽ không ảnh hưởng đến văn phòng của Cao ủy ở Cam Bốt, được mở cửa hoạt động năm 1983.

Hằng ngàn người Montagnards đã chạy qua Cam Bốt năm 2001, khi nhà nước cộng sản Việt Nam ra tay trấn áp những cuộc biểu tình chống sự cướp đất của người dân ở địa phương và cấm đoán tự do tôn giáo của họ.

35 năm sau ngày hoà bình, Việt Nam vẫn còn người tị nạn chính trị.

© DCVOnline

Nguồn:(1) Cambodia to shut UN refugee site, leaving fate of 62 Vietnamese refugees uncertain. The Associated Press, by Sopheng Cheang, and Jocelyn Gecker in Bangkok contributed to this report.
(2)
Cambodia to shut Vietnamese refugee centre. BBC News.
.
.
.
BBC
Cập nhật: 10:53 GMT - thứ ba, 14 tháng 12, 2010

Chính phủ Campuchia vừa thông báo với cơ quan cứu trợ người tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc
rằng trại giữ 62 người tỵ nạn từ Việt Nam sẽ bị đóng cửa vào ngày đầu tiên của năm mới 2011.
Theo các hãng thông tấn, những người này, thuộc sắc tộc thiểu số Cao nguyên miền Trung Việt Nam, sẽ bị buộc phải hồi hương.
Nhưng điều còn được bàn thảo là Cao ủy Tỵ nạn LHQ (UNHCR), đã công nhận quy chế tỵ nạn cho những người này và nay đang đề nghị có thêm thời gian cho một giải pháp lâu dài.
Trả lời BBC Tiếng Việt qua điện thoại, bà Kitty McKinsey, người phát ngôn cho UNHCR, đại diện cho Campuchia và Việt Nam nói:
"Chúng tôi đề nghị chính phủ Campuchia cho chúng tôi nhiều thời gian hơn, để tìm ra giải pháp lâu dài hơn cho 62 cá nhân hiện đang ở khu trại. Chúng tôi hy vọng chính phủ Campuchia sẽ đáp ứng những yêu cầu của chúng tôi."

Đóng trại
Đây là nhóm người xin tỵ nạn cuối cùng từ đợt 1812 người sắc tộc thiểu số trốn sang vùng biên giới của Campuchia và được UNHCR nhận hồi 2006.
Nay, phát ngôn viên cho Bộ Ngoại giao Campuchia, ông Koy Kuong nói:
"Nếu chúng tôi không bảo họ đóng khu trại, thì công việc của Cao ủy Tỵ nạn sẽ kéo dài vô tận".
Hãng tin AP cho hay họ xem được một lá thư của chính quyền Campuchia định ra ngày đóng khu trại hiện nằm gần Phnom Penh là 1/1/2011.
Kể từ 2001, hàng nghìn người Thượng từ Cao nguyên miền Trung Việt Nam đã trốn sang Campuchia.
Một số không nhỏ cáo buộc chính quyền "trấn áp, cướp đất và hạn chế tự do tôn giáo của họ".
Hồi 2006, một nhóm người Thượng được cho đi tái định cư tại Hoa Kỳ, một nhóm khác được đưa về Việt Nam.
Trước câu hỏi tương lai của những người này ra sao, vì chính phủ Campuchia đã có tiền lệ gửi người xin tỵ nạn [từ Tân Cương] về Trung Quốc, nên lần này với người Thượng từ Việt Nam thì sao, bà McKensey nói họ vẫn hy vọng:
"Vì họ chưa bị gửi trả về (Việt Nam) nên chưa nên nói trước điều gì. Chúng tôi mong đợi sẽ nhận được câu trả lời khả quan từ phía chính phủ Campuchia."
Khi được hỏi thủ tục thì cần chờ đợi bao lâu, bà McKinsey nói với BBC Tiếng Việt rằng bà không biết và "câu hỏi đó tốt hơn là gửi tới cho chính phủ Campuchia".

Trốn trại
Sau khi thỏa thuận tay ba Việt Nam – Campuchia – UNHCRđược ký kết vào tháng 5/2005, trên nguyên tắc những người Thượng đủ tiêu chuẩn tỵ nạn vì lý do tôn giáo, nhân quyền, hoặc chính trị sẽ được cho định cư ở quốc gia thứ ba. Đến nay khoảng 1 ngàn người Thượng may mắn đã được các nước tiếp nhận, phần lớn đến Hoa Kỳ.
Nhưng người tị nạn nghi ngờ cam kết của Việt Nam cho tái hội nhập mà không bị ngược đãi.
Từ đầu năm 2007 đến nay, người Thượng ở các trại ở Phnom Penh bị rớt phỏng vấn rất nhiều, hoặc chờ đợi cả năm mà kết quả chưa được công bố.
Những người bị từ chối trong quá trình phỏng vấn sẽ bị cưỡng bức hồi hương hoặc khuyến khích tự nguyện hồi hương.
Hà Nội cam kết không trừng phạt và giúp đỡ người trở về tái hội nhập với buôn làng của họ. Thế nhưng người tỵ nạn không tin vào lời nói của chính phủ Việt Nam, họ thà trốn trại tìm đường sống trong tuyệt vọng chứ không chịu trở về Việt Nam.
Từ cuối tháng 5/2008 đến nay ít nhất đã có gần 40 người đào thoát từ các trại của UNHCR ở Phnom Penh sang Thái Lan vì cho rằng UNHCR Bangkok có thẩm quyền cao hơn Phnom Penh.
Nhưng thực tế có thể hoàn toàn khác với những gì họ nghĩ trong bối cảnh Thái Lan gần đây đã cưỡng bức hồi hương toàn bộ vài ngàn người tị nạn H'mông về Lào.
.
.
.

No comments: