Tạ Phong Tần
01/12/2010
Bài đã đăng Thời Báo (Canada)
Người bị nạn phải tự cứu mình bằng những cách rất “thô sơ” là: “một số hành khách còn sức khỏe quyết định đi bộ xuống đèo về hướng Khánh Vĩnh để tìm nơi tá túc”, “người dân sống cạnh đường 723 cách vị trí những chiếc xe mắc kẹt gần 20 km đã nấu cơm đưa tới cho hành khách, bán với giá 30.000 đồng một hộp cơm (mắc gấp 3 lần giá bình thường- chú thích của người viết) nên mọi người được cứu đói”, xẻ thịt những con lợn chết trên xe chế biến ăn cầm hơi chống đói, có người điện thoại gọi người nhà “dùng xe máy vượt gần 200 km từ Bảo Lộc đến đèo Hòn Giao để chở người thân về nhà”. Đội cứu hộ của địa phương thì “nhanh chóng cung cấp lương thực, nước cho toàn bộ người bị kẹt trên đèo” cũng bằng phương tiện… xe là chính trong khi đường thì lại… đang mắc kẹt. Không thấy bóng dáng chiếc trực thăng nào đến thả hàng cứu trợ.
Các báo trong nước đồng loạt đưa thông tin ngày 10/11/2010 Bộ Công an Việt Nam đã tổ chức “Diễn tập chống khủng bố trên sông Hồng” tại khu vực bến tàu du lịch sông Hồng, Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. “Tình huống giả định được đưa ra: Một nhóm khủng bố thuộc tổ chức khủng bố VT bị lực lượng cảnh sát giao thông truy đuổi đã điên cuồng bắn trả và tấn công tàu du lịch sông Hồng tại khu vực bến tàu du lịch sông Hồng, Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, khống chế lái tàu, hành khách, nhân viên làm con tin, buộc lực lượng chống khủng bố phải bao vây, thực hiện các phương án tấn công, giải cứu con tin”.
Người đọc đếm được lực lượng tham gia diễn tập “chống khủng bố” thật quy mô và hùng hậu, gồm có: “gần 900 cán bộ chiến sĩ công an, quân đội và TP Hà Nội” thuộc các đơn vị cơ động, đặc nhiệm, đánh bắt, bắn tỉa, tác chiến điện tử, cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn. Phương tiện thì có: 1 tàu du lịch biển số HN - 0504, 17 ca nô cao tốc, 2 máy bay trực thăng, 6 xe lội nước, các tàu chữa cháy… chưa tính đến các công cụ khác cũng làm hao phí khối tiền như: khói màu, đạn giả, mìn giả, xăng dầu…
Người dân không biết “tổ chức khủng bố VT” mà Bộ Công an đưa ra là “cái đám” nào, không dám “diễn giải” hai chữ VT ra sợ có thể bị quy cho tội “xiên tạc”, “bôi nhọ”, nhưng cũng có thể thấy rằng thực tế ở Việt Nam thời gian qua không có “tổ chức khủng bố” nào (theo nghĩa từ “khủng bố” của quốc tế) bằng vũ lực đến mức phải dùng vũ lực để áp đảo lại chúng, mà chỉ thấy có những kẻ “tay không” bị bắt, bị bỏ tù vì bị nhà nước Việt Nam quy cho có hành vi “khủng bố” bằng giấy (truyền đơn) hay “khủng bố” bằng “mồm” (nói hay viết). Vì vậy, có thể nói, cuộc diễn tập “chống khủng bố” do Bộ Công an tổ chức, đạo diễn và “trình diễn” (chữ dùng của báo Tuổi Trẻ) đã “thành công tốt đẹp”.
Cũng các báo ngày ngày 11/11/2010 cho hay, ở khu vực đồng bằng Nam bộ, Sài Gòn bây giờ đã trở thành “rốn lũ”. Ông Trương Minh Giang (cha anh Nguyễn Minh Nhựt, ngụ ở Q.10, Sài Gòn) nói: “Trước giờ tui có nghe Sài Gòn ngập nước, nhưng nghĩ cũng không đến nỗi nào. Nay nhìn thấy cảnh tượng ngập ở thành phố mới biết có khác gì lũ ở miền Tây tụi tui đâu!”.
Phóng viên Thanh Niên nhận xét, ở khu vực phường 16 quận 8 (gần Kênh Đôi – Kênh Tẻ) “cả một vùng trắng xóa toàn nước, cô lập những người dân nơi đây với thế giới bên ngoài. Những cú điện thoại gọi nhắc nhau í ới: “Về chưa?”, “Tới đâu rồi?”, “Nước đang lên”… Mối quan tâm của người dân ở đây là nước sẽ lên đến đâu và bao giờ rút chứ không hề nghe họ nhắc đến giá hàng hóa, giá vàng, giá đô bữa nay leo đến đâu”,” chúng tôi có cảm giác như vừa thoát khỏi vùng lũ dữ và âu lo cho số phận của người dân ở rốn lũ bến Phú Định”. Bà Trần Thị Hai, một người dân có nhà ở vùng “rốn lũ Sài Gòn” nói với phóng viên: “Dân ở đây đã kêu cứu từ nhiều năm nay mà chẳng thấy ai ngó ngàng gì tới”.
Cũng trong mục Chào buổi sáng cùng ngày, Thanh Niên đăng tin người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị cô lập trên đảo, bị thiếu ăn, thiếu quần áo ấm. Vì vậy, người dân và chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã tự cứu mình bằng cách cho tàu Vĩnh Hải chở 70 tấn hàng và 100 người ra đảo. Tác giả bài báo viết: “70 tấn hàng hóa và trên 100 hành khách xuất bến tại cảng Sa Kỳ giữa thanh thiên bạch nhật chứ không phải “bí mật” gì, nhưng các cơ quan kiểm soát tại cảng vẫn làm ngơ cho đi. Dân Lý Sơn cũng thừa biết “thể trạng” của tàu Vĩnh Hải như thế nào sau cả chục năm đi lại, song họ không có sự chọn lựa nào khác nên đành trao thân cho sóng dữ”. Có thể nói, mấy chữ “đành trao thân cho sóng dữ” nghe thì nhẹ nhàng, nhưng nghĩ kỹ mới thấy thật nặng nề, đằng sau nó ít nhất 100 gia đình có nguy cơ sẽ chít khăn tang. Tuy nhiên, ông Trời không quá nhẫn tâm với người dân vô tội. “Có thể xem đây là lần cứu nạn kỳ diệu nhất trong lịch sử hàng trăm năm khai phá Lý Sơn của người Việt. Máy bơm nước của tàu hỏng, nước đã tràn vào khoang, tàu trôi tự do trên biển, thế nhưng lực lượng cứu hộ của Lý Sơn đã kịp cứu trên 100 hành khách bằng những phương tiện hết sức thô sơ trong suốt 3 giờ liền trong sóng to gió lớn trên biển trước khi con tàu cùng 70 tấn hàng chìm xuống biển sâu!”. Lực lượng cứu hộ của Lý Sơn đã vật lộn suốt 3 giờ liền trong sóng dữ để cứu người “bằng những phương tiện hết sức thô sơ”, không trực thăng, không ca nô cao tốc, không xe lội nước, không tàu chữa cháy và… không chuyên nghiệp. Tôi không biết có bao nhiêu người dân Lý Sơn tham gia cứu người trên tàu Vĩnh Hải, nhưng chắc chắn ít hơn rất nhiều con số 900 người đã đề cập ở phần trên.
Cái bi hài kịch của người dân Việt Nam là ở cùng một thời điểm, khi dân thủ đô Hà Nội được xem miễn phí lực lượng ta “trình diễn” các phương tiện hiện đại, quy mô để chống một “kẻ thù” không có thật, “kẻ thù” chưa từng gây tổn thất gì cho người dân Việt Nam; thì ở miền Trung, miền Nam, người dân nghèo phải tự mình chống trả với “kẻ thù truyền kiếp” có thật là lũ lụt, bão tố và phải hứng chịu những đau thương, mất mát hết sức là thật, nhưng lại bị bỏ lơ “chẳng thấy ai ngó ngàng gì tới”, hoặc nếu có thì đó cũng là sự hỗ trợ lấy lệ, chủ yếu là các địa phương phải tự thân vận động.
Cách đây khoảng một tuần, VnExpress (03/11/2010) cho hay “mưa lớn liên tục khiến tuyến đường 723 nối Nha Trang – Đà Lạt bị sạt lở nhiều điểm. Hàng chục ôtô chở khách kẹt giữa đèo Hòn Giao, “nhiều người đói lả sau 2 ngày kẹt giữa đèo do mưa lũ”. “Ông Vũ Duy Hải, tài xế xe khách chạy tuyến thành phố Bảo Lộc – Quảng Ninh gọi điện nhờ các cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng giúp thông đường để quay đầu xe trở lại Đà Lạt. Ông Hải cho biết có 15 ôtô đang bị mắc kẹt giữa đèo. Trong đó có 2 xe khách (chở gần 100 người) đi Đà Nẵng và Quảng Ninh, 2 chiếc xe tải chở 300 con lợn, 3 xe đông lạnh chở rau hoa, trái cây và một số xế hộp. Khu vực các xe mắc kẹt là ở giữa đèo, rất xa khu dân cư. Do đó nhiều hành khách bị đói lả và kiệt sức”.
Ông Nguyễn Công Định (Giám đốc Sở Giao thông vận tải Khánh Hòa) cho biết “đường 732 Nha Trang – Đà Lạt qua địa bàn tỉnh sạt lở nghiêm trọng, có đoạn dài tới 60 mét với hàng nghìn khối đất đá. Tuy nhận được kêu cứu của những hành khách kẹt trên đèo Hòn Giao, nhưng Khánh Hòa chưa thể tiếp cận được. Lý do, tỉnh lộ 2 từ quốc lộ 1 lên Khánh Vĩnh, Khánh Lê đang trong thời gian thi công nhưng bị lũ cuốn chia cắt, các phương tiện cứu hộ rất khó qua lại”.
Người bị nạn phải tự cứu mình bằng những cách rất “thô sơ” là: “một số hành khách còn sức khỏe quyết định đi bộ xuống đèo về hướng Khánh Vĩnh để tìm nơi tá túc”, “người dân sống cạnh đường 723 cách vị trí những chiếc xe mắc kẹt gần 20 km đã nấu cơm đưa tới cho hành khách, bán với giá 30.000 đồng một hộp cơm (mắc gấp 3 lần giá bình thường- chú thích của người viết) nên mọi người được cứu đói”, xẻ thịt những con lợn chết trên xe chế biến ăn cầm hơi chống đói, có người điện thoại gọi người nhà “dùng xe máy vượt gần 200 km từ Bảo Lộc đến đèo Hòn Giao để chở người thân về nhà”. Đội cứu hộ của địa phương thì “nhanh chóng cung cấp lương thực, nước cho toàn bộ người bị kẹt trên đèo” cũng bằng phương tiện… xe là chính trong khi đường thì lại… đang mắc kẹt. Không thấy bóng dáng chiếc trực thăng nào đến thả hàng cứu trợ.
Nhà nước Việt Nam không tổ chức trưng cầu ý dân để biết người dân có cần những buổi “trình diễn” (chắc chắn rất là hao tốn tiền ngân sách, tức là tiền của dân) của Bộ Công an hay không. Tuy nhiên, không nói thì ai cũng biết là người dân đang rất cần những chiếc trực thăng, những chiếc ca nô cao tốc cứu thương, xe lội nước,… và rất cần cả cái lực lượng 900 cán bộ chiến sĩ nhanh chóng khai mở con đường bị đất đá vùi lấp để đem người bị nạn đến chổ an toàn. Tiếc thay!
Tạ Phong Tần
.
.
.
No comments:
Post a Comment