Vài
ý kiến về vụ án Nhà báo Huy Đức
Thông
tin mới đây được biết vụ án nhà báo Huy Đức sẽ được đưa ra xét xử vào ngày
27/2, trong đầu nghĩ đến một ngày nào đó điều luật 331 về “Lợi dụng quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân” sẽ được Quốc hội bãi bỏ.
Đây
là điều luật bất hợp lý, quyền tự do dân chủ, ví như quyền tự do ngôn luận, là
để công dân thực hiện, thật là phi lý khi lại quy cho là lợi dụng.
Tất
nhiên quyền tự do dân chủ không phải là muốn làm gì thì làm, người thực hiện
quyền gây ra hậu quả xấu cho người khác có thể sẽ bị chế tài thông qua cơ chế về
khởi kiện yêu cầu xin lỗi công khai và bồi thường.
Mấy
năm trước mình bào chữa cho một trường hợp về tội danh lợi dụng quyền tự do dân
chủ, bị cáo mình bào chữa chỉ chịu hình phạt sáu tháng tù, đó là mức án khá thuận
lợi nhẹ nhàng khi so với nhiều vụ án khác. Điều đáng nói là một số cá nhân lãnh
đạo địa phương mà bị cáo được cho là đã nói xấu thì sau đó vài năm lại bị khởi
tố hình sự liên quan đến một dự án ở tỉnh Thanh Hóa.
Qua
kinh nghiệm đó cho mình thấy sự mâu thuẫn của điều luật 331 với những điều luật
về quyền giám sát, quyền làm chủ của công dân. Khi thực hiện các quyền giám sát
và quyền làm chủ, công dân không khỏi tránh việc đưa ra những lời nhận xét đánh
giá có tính tiêu cực về cán bộ – công bộc, nhưng đó là hành vi phạm tội hay là
quyền?
Việc
xử lý hình sự vấn đề ngôn luận như vậy gây trở ngại cho quyền giám sát và ảnh
hưởng tới chất lượng hiệu quả của quản trị địa phương hoặc quốc gia ra sao. Dẫu
rằng một quốc gia đang phát triển thì hệ thống pháp luật cũng còn đang trên đà
phát triển, không tránh khỏi là trong tiến trình đó vẫn còn tồn tại đâu đó những
quy định pháp lý cần được chỉnh sửa.
Cho
tới nay đất nước sau nhiều chục năm đổi mới hội nhập đã đạt được những bước
phát triển tích cực về kinh tế và dân trí, internet phát triển, báo chí điện tử
và mạng xã hội hàng ngày cung cấp biết bao thông tin sự kiện quốc tế mà theo đó
người dân trong nước chứng kiến công dân các nước thực hiện các quyền tự do dân
chủ.
Cử
tri các nước được phép nói những gì, làm những gì trong mối tương quan với lãnh
đạo nước họ, hẳn mọi người đã nhiều lần chứng kiến qua truyền thông báo chí những
hình ảnh về biểu tình, hình nộm, băng rôn, khẩu hiệu.
Trong
bối cảnh thông tin như vậy, thật khó mà người dân trong nước miễn nhiễm trước
những câu chuyện từ nước ngoài, có một sự tất yếu nhất định trong những việc thực
hành làm theo các quyền tự do dân chủ, song nếu cứ lấy nhận thức cũ mà xử lý
hình sự thì sẽ gây tổn hại cho xã hội và đi ngược lại xu hướng phát triển.
Nhìn
lại thì thấy, sự thay đổi quan niệm nhận thức là một phần của đời sống xã hội
cũng như đời sống pháp lý, mới đây các cơ quan đã thay đổi quan điểm khi đưa ra
quyết định là không kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba, hoặc như vừa qua nhiều
văn bản pháp luật cũng được điều chỉnh sửa đổi cùng với những thay đổi quan điểm
về tổ chức bộ máy nhà nước, tinh giản sáp nhập bộ ban ngành.
Lấy
những thay đổi đó làm nền móng soi chiếu, có thể tin rằng xã hội sẽ đạt được những
bước tiến bộ mới về chuyện ngôn luận và điều luật 331 sẽ sớm được bãi bỏ.
Luật sư
Ngô Ngọc Trai
.
No comments:
Post a Comment