Kiev
và Washington nhất trí về dự thảo thỏa thuận khai thác khoáng sản Ukraina
Anh
Vũ -
RFI
Đăng
ngày: 26/02/2025 - 11:55
Hãng
tin Pháp AFP, dựa trên các nguồn thạo tin hôm 25/02/2025, cho hay Hoa Kỳ và
Ukraina đã thống nhất với nhau về các điều khoản trong dự thảo thỏa thuận về
khai thác khoáng sản, một trong những đòi hỏi của Donald Trump, đồng thời là yếu
tố chủ chốt để Kiev có được sự hậu thuẫn tiếp theo của Washington.
HÌNH
:
Ảnh
minh họa : Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky (T) và ứng cử viên tổng thống
Cộng Hòa Donald Trump (P) tại New York, Hoa Kỳ, ngày 27/09/2024. AP - Julia
Demaree Nikhinson
Một
quan chức cao cấp Ukraina cho AFP biết, các đại diện Mỹ đã « rút bỏ
các điều khoản không phù hợp với chúng tôi, nhất là về 500 tỷ đô la »
mà Hoa Kỳ dự tính đòi được hưởng từ nguồn thu khai thác khoáng sản
Ukraina.
Theo
một quan chức Ukraina, được nhật báo Anh Financial Times trích dẫn, dù dự thảo
thỏa thuận không đưa ra cam kết an ninh cụ thể nào nhưng có điều khoản nói đến
việc Mỹ sẽ hướng đến một « nền hòa bình lâu dài và ủng hộ các nỗ lực bảo
đảm an ninh cho Ukraina ».
Vẫn
theo nguồn tin này, Washington và Kiev sẽ cùng khai thác tài nguyên khoáng sản
tại Ukraine và số tiền thu được sẽ được đưa vào một quỹ mới thành lập do
« Ukraina và Mỹ quản lý chung ».
Hôm
qua, ông Donald Trump đã thông báo với các nhà báo rằng tổng thống Volodymyr
Zelensky muốn tới Washington vào thứ Sáu này để ký « một thỏa thuận
rất lớn ».
Chính
tổng thống Mỹ đã yêu cầu Ukraina trao cho Hoa Kỳ quyền tiếp cận khai thác
các mỏ kim loại hiếm để hoàn lại hàng tỷ đô la mà chính quyền tiền nhiệm Joe
Biden đã rót cho Ukraina. Kiev muốn một thỏa thuận như vậy phải được đổi lại bằng
sự bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ. Đặc biệt trong bối cảnh tổng thống Trump đang nỗ
lực thúc đẩy cuộc thương lượng với Matxcơva để nhanh chóng đạt được một thỏa
thuận chấm dứt chiến tranh tại Ukraina.
Theo
Dữ liệu Khoáng sản Thế giới (WMD) 2024, Ukraina có nguồn tài nguyên khoáng sản
lớn, chiếm khoảng 5% trự lượng khoáng sản của thế giới, trong số đó có các loại
đất hiếm và các kim loại thiết yếu cho các ngành công nghiệp và công nghệ cao cấp
hiện nay titanium, lithium và uranium.
-----------------------------
Các
nội dung liên quan
UKRAINA
- MỸ - THỎA THUẬN KHOÁNG SẢN
Mỹ
và Ukraina chuẩn bị ký thỏa thuận về khoáng sản
MỸ
- UKRAINA - KHOÁNG SẢN
TT
Zelensky bác bỏ dự thảo với Mỹ về khoáng sản vì chưa đủ bảo đảm an ninh,
chủ quyền cho Ukraina
MỸ
- UKRAINA - ĐẤT HIẾM
Chính
quyền Trump đề xuất Kiev cấp cho Hoa Kỳ quyền sở hữu 50% tài nguyên đất hiếm của
Ukraina
============================================
Chi Phương - RFI
Đăng
ngày: 25/02/2025 - 12:39 - Sửa đổi ngày: 25/02/2025 - 12:42
Hôm
qua, 24/02/2025, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gặp tổng thống Hoa Kỳ
Donald Trump tại Nhà Trắng, cố gắng tác động lập trường của Mỹ hướng tới đàm
phán một nền hoa bình lâu dài cho Ukraina. Ông Macron cũng mong muốn có bảo đảm
an ninh từ phía Mỹ, trong trường hợp Ukraina-Nga đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
HÌNH :
Tổng
thống Pháp Emmanuel Macron gặp đồng nhiệm Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng,
Washington ngày 24/02/2025. © Brian Snyder / REUTERS
Từ
Washington, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình về cuộc gặp này :
Hai
nguyên thủ đã dành phần lớn thời gian trong ngày, cùng nhau trong phòng Bầu Dục.
Sau vài ngày căng thẳng, nhất là việc cáo buộc ông Zelensky là kẻ độc tài không
tổ chức bầu cử, là kẻ khơi mào chiến tranh, Donald Trump thông báo sẽ sớm gặp
lãnh đạo Ukraina và đề cập đến thỏa thuận sắp tới, cho phép Hoa Kỳ tiếp cận các
nguồn tài nguyên khoáng sản của Ukraina. Điều này cho phép tạo ra mối liên
kết kinh tế, bảo đảm lợi ích của Mỹ trong việc duy trì hòa bình ở
Ukraina.
Theo
lãnh đạo Pháp, « những gì mà tổng thống Trump vừa nói rất quan trọng, tức
là ông sẽ sớm gặp tổng thống Zelensky để ký thỏa thuận về các khoáng sản chiến
lược và đất hiếm. Đây là cách thể hiện sự can dự mạnh mẽ và lâu dài thông qua
thỏa thuận này, đó là một điều tích cực.
Trong
những điều kiện này, một số nước châu Âu sẵn sàng gửi lính đến
Ukraina để tham gia vào việc gìn giữ hòa bình. Tuy nhiên, Donald Trump vẫn chưa
thể hiện rõ ràng về việc có ủng hộ sáng kiến này không. Ông nói :
« Các nước châu Âu sẽ tham gia. Nhưng tôi cho rằng không cần điều quá nhiều
lính và sẽ không có vấn đề gì. Một khi thỏa thuận được ký, Nga sẽ quan tâm đến
vấn đề của họ và Ukraina và châu Âu cũng quay lại chú tâm vào việc của họ. Tôi
nghĩ là không có vấn đề gì ».
Hiện
vẫn còn nhiều cuộc thảo luận khác, nhưng phía Pháp cho rằng đã truyền tải thông
điệp của mình rõ ràng. »
Trong
cuộc gặp này, tổng thống Pháp Macron cũng nhấn mạnh rằng thỏa thuận hòa bình
không có nghĩa là Kiev « đầu hàng ». Trả lời kênh truyền
hình Fox News sau cuộc gặp với ông Trump, ông Macron đề cập đến thỏa thuận ngừng
bắn có thể đạt được trong những tuần tới, liên quan đến việc ngừng bắn vào các
cơ sở hạ tầng vận tải, hàng không và hàng hải.
Tổng
thống Pháp cũng hy vọng đã thuyết phục được Donald Trump về việc Hoa Kỳ miễn
thuế hải quan cho Liên Âu Hiệp Châu Âu, bày tỏ mong muốn cạnh tranh « công
bằng, bình đẳng ». Tuy nhiên, tổng thống Trump khẳng định sẽ vẫn áp dụng mức
thuế hải quan với Lục địa già theo đúng thời gian đã định.
---------------
Các
nội dung liên quan
PHÁP
- HOA KỲ - UKRAINA
Tổng
thống Pháp gặp Donald Trump để trình bày các đề xuất hòa bình cho Ukraina
PHÂN
TÍCH
Donald
Trump « xoay trục » sang Nga làm lung lay liên minh xuyên Đại Tây Dương
================================================
Hội
Đồng Bảo An LHQ thông qua nghị quyết của Mỹ không nhắc đến toàn vẹn lãnh thổ của
Ukraina
Trọng Thành - RFI
Đăng
ngày: 25/02/2025 - 12:16 - Sửa đổi ngày: 25/02/2025 - 17:12
Hôm
qua, 24/02/2025, trong dịp tròn 3 năm Nga xâm lược Ukraina, tại Liên Hiệp Quốc
đã có ba nghị quyết được thông qua. Điều đáng chú ý là lập trường của Mỹ, không
coi Nga là kẻ xâm lược.
HÌNH
:
Thứ
trưởng Ngoại Giao Ukraina, bà Mariana Betsa phát biểu bên ngoài Hội Đồng Bảo An
Liên Hiệp Quốc, New York, ngày 24/02/2025. AP - Richard Drew
Đại
Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua hai nghị quyết lên án Nga xâm lược, ủng hộ
toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, một nghị quyết do châu Âu đề xuất và một nghị
quyết của Mỹ, nhưng phải bổ sung nhiều nội dung theo kiến nghị của các nước
châu Âu, trái với chủ trương của Washington. Nước Mỹ bỏ phiếu chống nghị quyết
thứ nhất và vắng mặt với nghị quyết thứ hai.
Sau
đó, Hội Đồng Bảo An đã thông qua một dự thảo nghị quyết do Mỹ đưa ra kêu gọi
nhanh chóng chấm dứt chiến tranh, thiết lập « nền hòa bình bền vững »,
nhưng không nói đến chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, và không gọi Nga
là kẻ xâm lược. Anh và Pháp, hai thành viên thường trực, có quyền phủ quyết, đã
không tham gia bỏ phiếu.
Từ Miami,
thông tín viên David Thomson ghi nhận việc chính quyền Donald Trump thay đổi
hoàn toàn chính sách với Ukraina với nghị quyết được chính Washington đánh giá
là « có ý nghĩa lịch sử » này:
« Mỹ
và Nga đã cùng nhau bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc chống lại các nước châu Âu và
Ukraina. Đây là điều chưa từng có. Hành động này diễn ra đúng vào ngày
tròn ba năm khởi đầu cuộc chiến Nga xâm lược Ukraina. Tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp
Quốc, Hoa Kỳ trước hết bỏ phiếu chống lại một dự thảo nghị quyết do các nước
châu Âu đề xuất, kêu gọi rút ngay lập tức các lực lượng Nga khỏi lãnh thổ
Ukraina. Sau đó, tại Hội Đồng Bảo An, Mỹ đã bỏ phiếu cùng với Nga về một nghị
quyết khác. Văn bản này bỏ qua việc gọi Nga là bên xâm lược cũng như không thừa
nhận toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.
Quyền
đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Dorothe Shea bảo đảm là « nghị quyết này hướng
chúng ta đi đến hòa bình ». Nghị quyết được thông qua với 10 phiếu thuận.
5 nước vắng mặt, trong đó Pháp.
Đại
sứ Pháp tại Liên Hiệp Quốc Nicolas Rivière cảnh báo : « Sẽ không có
hòa bình và an ninh ở bất cứ đâu, nếu những hành động xâm lăng được tưởng thưởng
và nếu luật rừng ở thế thượng phong ». Thứ trưởng Ngoại Giao Ukraina
nhận định : « đây là thời khắc của sự thật, một thời điểm lịch sử »
.
Sau khi
tuyên bố một cách sai trái rằng Ukraina gây chiến và gọi tổng thống Ukraina
Volodymyr Zelensky là « kẻ độc tài », Donald Trump đã khẳng định sự
chuyển hướng triệt để trong chính sách đối ngoại Mỹ kể khi ông trở lại Nhà Trắng. »
----------------------------
Các
nội dung liên quan
CHIẾN
TRANH UKRAINA
Hội
Đồng Bảo An họp đánh giá tình hình nhân 1000 ngày chiến tranh Ukraina
CHIẾN
TRANH UKRAINA
Tổng
thống Zelensky hối thúc Hội Đồng Bảo An buộc Nga chấm dứt chiến tranh tại
Ukraina
LIÊN
HIỆP QUỐC - NGA - UKRAINA
Tổng
thư ký Liên Hiệp Quốc : “ Nga xâm lăng Ukraina là vi phạm luật pháp quốc tế”
===================================================
Phải
chăng Donald Trump có "quyền sinh quyền sát" với Ukraina?
Trọng Thành - RFI
Đăng
ngày: 25/02/2025 - 14:42 - Sửa đổi ngày: 25/02/2025 - 16:34
Cuộc
hội kiến giữa nguyên thủ Mỹ Donald Trump và tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại
Nhà Trắng ngày 24/02/2025, đúng vào dịp 3 năm ngày Nga bắt đầu xâm lược
Ukraina, thoạt nhìn cho thấy lãnh đạo hai nước đã đạt được một số đồng thuận,
cho phép hướng đến nhanh chóng chấm dứt xung đột, kết cục được cộng đồng quốc tế
trông đợi.
HÌNH
:
Tổng
thống Donald Trump phát biểu khi tiếp nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron tại Nhà
Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 24/02/2025. AP - Ludovic Marin
Trên
thực tế, theo nhiều nhà quan sát, đằng sau thái độ bề ngoài niềm nở, thân thiết
với lãnh đạo Pháp, tổng thống Mỹ đang ngả về phía Nga hơn là Ukraina. Có một hố
sâu ngày càng rộng hơn giữa lập trường của tổng thống Trump và nguyên thủ Pháp
cũng như Liên Hiệp Châu Âu về việc tìm giải pháp chấm dứt chiến tranh tại
Ukraina.
Ba
nghị quyết về xung đột Nga – Ukraina được bỏ phiếu cùng ngày tại Liên Hiệp Quốc
cho thấy rõ điều này. Mỹ không ủng hộ cả hai nghị quyết tại Đại Hội Đồng Liên
Hiệp Quốc nói đến cuộc chiến xâm lược của Nga, và kêu gọi bảo vệ chủ quyền toàn
vẹn lãnh thổ của Ukraina. Ngược lại, nghị quyết của Washington được Hội Đồng Bảo
An thông qua chỉ kêu gọi chấm dứt chiến tranh, mà không hề nhắc đến toàn vẹn
lãnh thổ của Ukraina.
Lập
trường của Trump nghiêng về Nga
Với
hai nghị quyết nói trên, nước Mỹ của Donald Trump đã đứng về phía Nga, Belarus,
Bắc Triều Tiên, hay Hungary. Nghị quyết của Mỹ về Ukraina tại Hội Đồng Bảo An
được Washington được coi như một diễn biến « có ý nghĩa lịch sử », đảo
ngược hoàn toàn chính sách của chính quyền tiền nhiệm, vốn dành cho Ukraina sự ủng
hộ sắt đá.
Theo
giáo sư sử học Max Paul Friedman, chuyên về quan hệ quốc tại Đại học Mỹ -
American University (AU) ở Washington, được nhật báo La Croix trích dẫn, trong
giới thân cận của Donald Trump, rất nhiều người tỏ rõ quan điểm hâm mộ Putin,
điển hình « như tỉ phú Elon Musk hay phó tổng thống J.D. Vance ». Điều
khiến Trump và các cộng sự đồng cảm với Putin là tinh thần dân tộc chủ nghĩa của
người da trắng theo đạo Thiên Chúa, thù địch với giới đồng tính chuyển giới
(LGBT) và dân nhập cư đến từ « các nước phương Nam ». Tổng thống
Trump đã từ chối gọi lãnh đạo Nga Vladimir Putin là « kẻ độc tài »,
trong khi không ngần ngại gọi tổng thống dân cử Ukraina Zelensky như vậy.
Trump
không chịu áp lực từ châu Âu cũng như trong nội bộ
Việc
tân tổng thống Donald Trump đảo chiều chính sách về Ukraina diễn ra trong bối cảnh
chính quyền Washington không phải chịu áp lực nào từ phía châu Âu trong hồ sơ
này. Theo nhận định của giáo sư sử học Max Paul Friedman, « trái ngược với
cuộc chiến tranh thương mại, đang bắt đầu, các nước châu Âu có thể đáp trả Mỹ bằng
các biện pháp tăng thuế hải quan bổ sung đối với một số mặt hàng chiến lược của
Mỹ, như xe máy phân khối lớn Harley Davidson hay rượu whisky, thì trong hồ sơ
Ukraina, châu Âu không hề có biện pháp nào để trả đũa Donald Trump ».
Chuyên gia Max Paul Friedman nhấn mạnh : « Trump có thể làm điều mà
ông ta muốn ».
Theo
giới quan sát, trong hiện tại tổng thống Mỹ cũng không bị đặt trước áp lực
chính trị nội bộ nào để đạt được một thỏa thuận hòa bình bền vững cho Ukraina.
Đối với giới cử tri ủng hộ Trump, Ukraina không phải là một vấn đề có ý đặc biệt
quan trọng đối với các hoạt động tranh cử tại Mỹ. Tại Quốc Hội Mỹ, những người
thuộc phe Cộng Hòa có lập trường ủng hộ chính quyền Kiev cũng đang ngày càng trở
nên kín tiếng hơn.
Một
số người am hiểu ghi nhận có hai áp lực với ông Trump trong hồ sơ Ukraina. Áp lực
thứ nhất đến từ chính tham vọng của chính tổng thống Mỹ. Donald Trump muốn khẳng
định mình là « người kiến tạo hòa bình », với hy vọng đoạt giải
Nobel, và xung đột Nga – Ukraina có thể sớm chấm dứt, nếu được ngay trong vòng
100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống thứ 47 của nước Mỹ.
Chính
sách xoay trục sang châu Á có nguy cơ thất bại
Nhưng
cũng có thể có một áp lực quan trọng thứ hai khác với Donald Trump. Theo
Michael Forman, chủ tịch viện tư vấn Council on Foreign Relations, đó là nếu
như « thỏa thuận » chấm dứt chiến tranh được xác lập một cách
« vụng về », thỏa thuận quá có lợi cho Nga, gây thiệt hại nặng nề cho
các đồng minh, « sẽ làm rạn vỡ liên minh Bắc Đại Tây Dương, khiến việc
xoay trục của Mỹ sang châu Á trở nên khó khăn hơn nhiều, và nếu điều này xảy
ra, đây là một thất bại rõ ràng của nền ngoại giao Mỹ ».
Chủ
tịch viện tư vấn Council on Foreign Relations cảnh báo Hoa Kỳ có thể để cho
Ukraina trở thành một « Afghanistan » mới, khi để cả nước
Ukraina biến thành bãi chiến trường, với kết cục được dự đoán có tầm mức tương
tự như cuộc tháo chạy thê thảm năm 2017 của quân đội Mỹ khỏi Afghanistan, những
tháng đầu của nhiệm kỳ tổng thống Joe Biden. Thảm bại Afghanistan thường được gắn
với trách nhiệm cá nhân tổng thống Biden, nhưng trên thực tế, chính Donald
Trump trong những tháng cuối của nhiệm kỳ trước đã tiến hành các đàm phán với
phe Taliban, trực tiếp chuẩn bị cho việc quân Mỹ rút chạy khỏi quốc gia Nam Á
này.
-----------------------------
Các
nội dung liên quan
PHÁP
- HOA KỲ - UKRAINA
LIÊN
HIỆP QUỐC - CHIẾN TRANH UKRAINA
Hội
Đồng Bảo An LHQ thông qua nghị quyết của Mỹ không nhắc đến toàn vẹn lãnh thổ của
Ukraina
PHÁP
- HOA KỲ - UKRAINA
Tổng
thống Pháp gặp Donald Trump để trình bày các đề xuất hòa bình cho Ukraina
========================================================
Donald
Trump « xoay trục » sang Nga làm lung lay liên minh xuyên Đại Tây Dương
Anh
Vũ -
RFI
Đăng
ngày: 24/02/2025 - 15:01
Lập
trường quay ngoắt của tổng thống Mỹ Donald Trump về Ukraina đã làm lung
lay đến tận nền móng của liên minh xuyên Đại Tây Dương. Trong lúc tình hình
đang trở nên nghiêm trọng, lãnh đạo các nước châu Âu đang hối hả đến Washington
với hy vọng tìm cách cứu vãn liên minh.
HÌNH
:
Tổng
thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại tư dinh Mar-a-Lago ở Palm Beach, bang
Florida, Hoa Kỳ, ngày 09/01/2025. AP - Evan Vucci
Hôm
nay, 24/02, tổng thống Pháp Emmauel Macron, giữa tuần này, thủ tướng Anh Keir
Starmer lần lượt gặp riêng ông Trump tại Nhà Trắng để cố gắng thuyết phục ông
tiếp tục ủng hộ Kiev, nhìn lại lập trường về hậu thuẫn an ninh cho châu Âu. Những
chuyến công du liên tiếp như vậy cho thấy châu Âu đang thực sự lo ngại cho cái
kết của cuộc chiến tranh tại Ukraina cũng như tương lai cho an ninh của lục địa
già.
Nỗi
lo sợ ngày càng tăng tại các thủ đô châu Âu rằng mối quan hệ đồng minh được xây
dựng từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai đang đứng trước nguy cơ tan vỡ khi ông
Trump tiếp tục theo đuổi ý định đàm phán trực tiếp với tổng thống Nga Vladimir
Putin.
Max
Bergmann, giám đốc chương trình châu Âu, Nga và Á Âu tại Trung tâm Nghiên cứu
Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Washington, nói với AFP : « Các
nước châu Âu đang tá hỏa chạy khắp các hướng ».
Hoàn
toàn có thể lý giải được sự hoảng loạn của các nước châu Âu khi biết rằng trong
suốt 80 năm qua, lục địa này vẫn dựa hòan toàn vào sự bảo đảm an ninh của Mỹ.
Về
phần mình, ông Trump khẳng định làm như vậy chỉ là để tìm kiếm hòa bình cho
Ukraina. Nhưng những tuyên bố mới đây của tổng thống Mỹ theo luận điệu của
Kremlin quy trách nhiệm cho Ukraina đã gây ra cuộc chiến tranh xâm lược của Nga
năm 2022 mới thực sự gây lo lắng cho châu Âu.
Điều
này càng củng cố nghi ngờ rằng Trump đang rút Mỹ ra khỏi hàng thập kỷ hậu thuẫn
châu Âu. Giới chức châu Âu lo ngại rằng với cái nhìn của Trump, Mỹ, Nga và
Trung Quốc từ giờ có thể chia nhau các khu vực ảnh hưởng gần với mình.
Ukraina
hay châu Âu ở cách nước Mỹ một Đại Tây Dương, không có ảnh hưởng gì nhiều đối với
Mỹ, theo như một tuyên bố của tổng thống Mỹ hôm thứ Sáu vừa rồi. Đáng lo ngại
hơn là để đi đến sự phân chia lại trật tự thế giới thì buộc phải có các cuộc mặc
cả, đổi chác, phương pháp mà vị tổng thống vốn xuất thân từ doanh nhân Donald
Trump rất ưa dùng.
Ngay
trong nhiệm kỳ đầu tiên, Donald Trump cũng đã đe dọa rút khỏi liên minh quân sự
NATO và đặt câu hỏi tại sao Mỹ lại phải chi tiêu số tiền khổng lồ để duy trì
quân đội ở châu Âu. Giới quan sát dự báo, các cuộc gặp của Trump với Macron vào
thứ Hai và với Starmer vào thứ Năm có thể sẽ rất căng thẳng khi đề cập đến vấn
đề bảo đảm an ninh cho châu Âu. Donald Trump vẫn tố cáo cả hai nhà lãnh đạo
đã « không làm gì » để chấm dứt chiến tranh Ukraina
trong suốt ba năm qua.
Đến
lúc này, rất nhiều nước đã nhận ra rằng mối liên minh xuyên Đại Tây Dương sắp sửa
tan vỡ. Theo Nigel Gould-Davies, chuyên gia về Nga và Á-Âu tại Viện
Nghiên cứu Chiến lược, ở Luân Đôn thì đây là « cuộc khủng hoảng
xuyên Đại Tây Dương chưa từng có ». Ông nhận định : «
Qua việc thương lượng với Nga trên đầu các nước châu Âu, can thiệp vào chính trị
châu Âu, Hoa Kỳ không chỉ hài lòng rũ trách nhiệm với châu Âu mà còn quyết định
thay châu Âu và làm mất ổn định lục địa này ».
Ý
đồ của Donald Trump khi muốn xích lại gần Nga, sẵn sàng bỏ rơi đồng minh có thể
xuất phát từ nhiều tính toán, bao gồm lợi ích chiến lược, chính trị và cả cá
nhân của ông.
Có
thể Donald Trump tin rằng xích lại gần Nga giải quyết cuộc xung đột Ukraina sẽ
mang lại lợi ích cho Mỹ, giúp giảm chi phí quân sự, tập trung vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, điều này có thể làm suy yếu NATO, gây lo ngại cho các đồng minh châu
Âu và khiến Ukraina rơi vào thế bất lợi trong cuộc chiến với Nga.
Tuy
nhiên theo nhà phân tích Bergmann được trích dẫn ở trên, cuộc khủng hoảng này
có thể lại là một liệu pháp sốc cho châu Âu. Ông nhận định : « Điều
mà giờ đây người ta đòi hỏi châu Âu, không đơn giản là nỗ lực thêm một chút mà
là phải có những quyết định giúp châu Âu nổi lên như một siêu cường. »
-------------------------------
Các
nội dung liên quan
ĐIỂM
BÁO
Choáng
váng sau loạt cáo buộc phi lý của Trump, Ukraina và EU tìm cách đối phó
PHÂN
TÍCH
Liên
Hiệp Châu Âu có đủ tiềm lực để "gìn giữ hòa bình" tại Ukraina không ?
PHÂN
TÍCH
Khi
Donald Trump đảo ngược chính sách của Mỹ với Nga
No comments:
Post a Comment